GIẢI PHÁP NÀO CHO VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG?

Ngày đăng: [Wednesday, June 22, 2011]
Bài liên quan theo dòng thời gian:

Chuyến đi Nga và Trung Á của ông Hồ Cẩm Đào xem như thất bại. Ông Hồ Cẩm Đào chỉ có thể mang về một vài hợp đồng nho nhỏ ở các tiểu quốc ngày xưa một thời của Liên Xô cũ - Kazashtan và Ucraina - mà thất bại hoàn toàn trên bàn đám phán với Nga. Câu chuyện thất bại trong ký kết hợp đồng khí đốt và dầu khí với Nga không đơn thuần chỉ là giá cả. Mà đằng sau đó là những bất đồng về việc tranh chấp biên giới giữa 2 nước lâu nay chưa ổn thỏa. 

Câu chuyện 2 cường quốc Nga Trung giành những miếng đất màu mỡ của Mông Cổ thời chiến tranh thế giới thứ hai, mà bây giờ vẫn còn nhì nhằng. Nếu ai đã đọc cuốn: "Các đời chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc" sẽ thấy rõ điều này. 

Liên quan đến câu chuyện thất bại ở Trung Đông - Bắc Phi làm mất nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, mà tôi đã viết trong bài Thế cờ đã rõ. Trung Hoa quay về biển Đông kiếm tìm nguồn bù đắp. Vướng vào sự phản kháng của chính phủ và nhân dân Việt, và khu vực cũng như sự lên tiếng của Hoa Kỳ. Buộc lòng Trung Hoa phải quay lại đàm phán với Nga và một số chư hầu Trung Á mới theo thuyết Tây Á luận.

Song, với bấy nhiêu ở Trung Á chưa đủ để phục vụ cho một nước đang cần để phát triển. Chắc chắn Trung Hoa sẽ còn mộng bá quyền ở biển Đông. Khi mới đây, họ tuyên bố hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ sẽ được thử trong một vài tuần tới. Chiếm lấy biển Đông không chỉ mục tiêu năng lượng, mà mục tiêu đảm bảo lưu thông hàng hải cũng là mục tiêu không kém phần quan trọng cho Trung Hoa.

Rõ ràng câu chuyện biển Đông sẽ không thể là câu chuyện ngắn hạn, mà dài hơi và còn lắm chông gai trên tuyến ngoại giao hòa bình và đa phương.

Nhưng câu chuyện biển Đông không đơn giản chỉ là giữa khu vực với Trung Hoa, mà còn là lịch sử lâu dài của quan hệ Việt Trung trong quá khứ của cuộc nội chiến 1954-1975. Hơn nữa, gần đây hầu hết những dự án lớn nhỏ để 3 nước Đông Dương xây dựng cơ sở hạ tầng - thủy điện, cầu đường, ... - phục vụ phát triển đều do các doanh nghiệp Trung Hoa thực hiện. Điều này thể hiện qua những ứng xử của nước ta qua sự kiện tàu Bình Minh II và Vikin II vừa qua.

Nằm giữa một mớ bòng bong giữa thế và lực để gìn giữ chủ quyền và, quan hệ chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, v.v... mật thiết giữa 2 nước Việt Trung trong suốt hơn nửa thế kỷ qua là những nan đề rất khó giải quyết. Đã thế suốt gần 3 năm nay Trung Hoa đã làm cho khu vực tốn không ít tiền bạc để trang bị vũ trang.

Nếu Trung Hoa vừa gia tăng gây áp lực kinh tế như chuyện họ vừa siết nhập khẩu vải thiều của Việt Nam, vừa chạy đua vũ trang, để làm các nước láng giềng hút vào chiêu bài này, thì chẳng bao lâu các nước trong khu vực sẽ hụt hơi về kinh tế. Một bi kịch cay đắng trong đối đầu ai cũng rõ, khi hết tiền thì mọi sự đối đầu xem như vô nghĩa. Trong khi chạy đua vũ trang là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình!

Cách tốt nhất bây giờ của Việt Nam vẫn là lấy tịnh chống động, lấy nhu thắng cương, lấy giải pháp lâu dài bằng ngoại giao và chọn đồng minh chiến lược để giải quyết vấn đề. Việc này tốt hơn là bị kéo theo cuộc chạy đua vũ trang để rồi kiệt sức. Nhất là trong hoàn cảnh đang suy sụp kinh tế trong nước do lạm phát như hiện nay.

Asia Clinic, 17h13', ngày thứ Tư, 22/6/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét