CUỘC TRƯỜNG CHINH TỪ THÔNG CÁO THƯỢNG HẢI

Ngày đăng: [Friday, February 17, 2012]
Bài đọc cùng tác giả: 

Bài đọc liên quan:

Bài viết gốc: The Long March from Shanghai

Bài viết của Christopher R. Hill. Ông là cựu Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á, là Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan, đặc phái viên của Mỹ cho Kosovo, một nhà đàm phán của Hiệp định hòa bình Dayton, và trưởng đoàn đàm phán của Mỹ với Bắc Triều Tiên từ 2005-2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Korbel School of International Studies, thuộc University of Denver, Colorado – Hoa Kỳ.

THƯỢNG HẢI - Bốn mươi năm trước, vào tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon đã công du đến Trung Hoa. Vào cái ngày thứ bảy của “cái tuần thay đổi thế giới", theo cách nói của Nixon là, ông và Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai đã ký kết "Thông cáo Thượng Hải, bắt đầu bình thường hóa quan hệ song phương và ràng buộc Hoa Kỳ - một nước đồng minh ủng hộ chính của Đài Loan - vào học thuyết "Một nước Trung Hoa" của nền Cộng hòa nhân dân.

Báo cáo phấn khởi của Nixon là điển hình của tâm trạng của ông lúc ấy. Trong khi ông không yêu cầu phải có thay đổi hệ thống nội bộ của Trung Hoa, trên thực tế ông đã tập trung vào vấn đề mũi nhọn là sắp xếp lại cơ bản sự cân bằng siêu cường của thời đại, và gia tăng vững chắc sự ghẻ lạnh giữa Liên Xô và Trung Hoa đã được tiến hành trong nhiều năm. Trong một nghĩa nào đó, chuyến công du của Nixon là bắt đầu cho sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Bốn mươi năm sau, mối quan hệ Mỹ-Trung đã phát triển theo cấp số nhân để trở thành mối quan hệ song phương quan trọng và phức tạp nhất trên thế giới. Đặc biệt, những ràng buộc kinh tế của 2 nước, đã phát triển theo những cách không bao giờ ai có thể tưởng tượng như hiện thời. Trung Hoa đã nổi lên như nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và tốc độ thay đổi của xã hội và chính trị đã được cân bằng một cách ngoạn mục.

Tuy nhiên, khi Nga Trung liên kết quyền phủ quyết đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 05 tháng 02 năm 2012 đã nói lên rằng, các mối quan hệ Mỹ-Trung vẫn còn là một việc làm trong một tiến trình dài. Nó đòi hỏi phải giải quyết cẩn thận và khéo léo, điều này có thể đã thiếu trong ngày hôm đó.

Nga đã có một mối quan hệ lâu đời với chế độ Assad của Syria, và họ quyết định phủ quyết nghị quyết dường như bắt nguồn từ trong chính sách Trung Đông của Nga. Ngược lại, quyết định của Trung Hoa, dường như được dựa trên sự nghi ngờ về chính sách đối ngoại của Mỹ - thực vậy, một khái niệm nghe rất nhiều ở Trung Hoa trong những ngày này: sự thiếu tin cậy chiến lược.

Như câu nói của một nhà hàn lâm nổi tiếng nói với tôi ở Thượng Hải: "Như con chim trúng tên, nó sợ cành cong"(1). Có nghĩa là, năm ngoái, Trung Hoa đã hỗ trợ nghị quyết Hội đồng Bảo an để bảo vệ dân thường Libya từ Đại tá Muammar el-Qaddafi, và NATO đã sử dụng nghị quyết đó để quyết định can thiệp hỗ trợ làm thay đổi chế độ mà, việc đó đã làm tổn thương Trung Hoa quá mức, cho nên Trung Hoa sẽ không hợp tác ở một trường hợp khác.

Kết quả là, Trung Hoa đã chọn quyền phủ quyết một nghị quyết được sự hỗ trợ rộng rãi trong cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Liên đoàn Ả Rập, và Trung Hoa đang chịu một đòn đánh rất xứng đáng(well-deserved blow) vào uy tín quốc tế của mình trong tiến trình này. Thật vậy, không giống như người Nga, họ đã cử Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến Damascus(2) ngay ngày hôm sau, Trung Hoa dường như không có sự thay đổi tư duy ngoại giao, do đó Trung Hoa ra mặt cản trở nghị quyết như một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không sẵn sàng để hoạt động như một bên liên quan có tiếng nói quyết định(stack-holder) trong một hệ thống quốc tế, mà Trung Hoa từ chối sự quan tâm đến những cuộc tấn công nã pháo vào thường dân ở Syria, vì họ xem nó chỉ là những vấn đề nội bộ của nước này.

Với tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Trung, không nên coi những khó khăn trong ngoại giao với Trung Hoa là tin tốt. Những sai lầm của Trung Hoa là không được lập lại.

Thất bại của nghị quyết Hội đồng Bảo An không chỉ bộc lộ sự thiếu quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc đối đầu với chế độ Assad (thực vậy, nhiều nhà bình luận tin rằng phủ quyết nghị quyết đã làm tai hại nhiều hơn lợi); nhưng nó cũng tăng cường sự hợp tác Nga-Trung – một cách chính xác là cái mà các nhà ngoại giao Mỹ năm 1972 đã tìm kiếm để làm suy yếu Liên Xô. Ý thức sự cấp bách phản ánh trong những nỗ lực để giải quyết tình hình xấu đi nhanh chóng Syria nên được áp dụng cho các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ Mỹ-Trung.

Quyền phủ quyết của Trung Hoa không phải không có trọng lượng. Quyết định gần đây của Mỹ để bắt đầu từ bỏ cuộc chiến tranh ở Nam Á và Trung Đông và tái tập trung vào Đông Á (như nó được gọi là "cái trục") đã bắt đầu được xem giống như một nỗ lực để đối đầu với Trung Hoa, nơi mà họ đã đưa ra lời khẳng định đinh tai nhức óc về chủ quyền Biển Đông(3). Mặc dù hàng ngàn năm đối phó với các nước nhỏ láng giềng phía nam, gần đây, một Trung Hoa ngày càng quyền lực hơn đã không có chính sách ngoại giao tốt với các láng giềng đó của mình.

Bốn mươi năm trước, người Trung Hoa lo lắng về một âm mưu của Liên Xô bao vây đất nước của họ. Ngày nay, có một mối quan tâm mới nó được bày tỏ bỡi các bloggers của Trung Hoa và bỡi một thế hệ trẻ ngày càng quyết đoán – rằng chính phủ Trung Hoa đang cho phép Mỹ làm điều tương tự như Liên Xô cách đây 40 năm. Với quan điểm đó Trung Hoa thì, Hoa Kỳ đang tìm thấy ở Trung Hoa là một đối tác ngày càng miễn cưỡng về các vấn đề liên quan đến lợi ích chung của đôi bên.

Trung Hoa không sẵn sàng để giải quyết vấn đề một Bắc Triều Tiên tráo trở - đó là, làm sao để đi xa hơn các cuộc đàm phán mơ hồ và yếu ớt -một thí dụ điển hình(a case in point). Lẽ ra Mỹ và Trung Hoa nên giả mạo một chiến lược chung để ngăn chặn Bắc Triều Tiên xây dựng vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, lại hoàn thành những việc nhỏ nhặt, là vì gia tăng sự thiếu tin cậy của Trung Hoa.

Nhưng không có quốc gia nào đang cố gắng ngăn chặn, hay ít nhiều bao vây Trung Hoa cả. Trung Hoa cần phải nhìn vào bên trong nước mình và hiểu rằng các vấn đề trong nước của nó không còn có thể giải quyết được một khi chủ nghĩa dân tộc bùng lên từ những sự khinh suất thực hay tưởng tượng từ hải ngoại. Một "Thế kỷ ô nhục"(4) của Trung Hoa còn xảy đến.

Ngay sau khi Thông cáo Thượng Hải, Trung Hoa đã bắt tay vào một cuộc hành trình lịch sử mà ở đó Vạn Lý Trường Chinh huyền thoại của Mao Trạch Đông có vẻ như chỉ đi dạo trong công viên. Trung Hoa (một cách khôn ngoan) đã chọn con đường tham gia với thế giới. Một phần của cuộc hành trình Trung Hoa đã được hiểu rõ hơn làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích và thái độ của Trung Hoa với nhiều quốc gia trên cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, Mỹ cũng cần phải hiểu rằng mối quan hệ với Trung Hoa, như một quan chức Trung Hoa nhận xét, "quá lớn để sụp đổ"(5), và cần phải giải quyết theo từng mục đích. Để tập trung vào nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của Mỹ về Trung Hoa, như một số chuyên gia Mỹ cho thấy, đề nghị rằng nỗi lo sợ này là một yếu tố nguy hiểm trên thế giới, là sự mạo hiểm đang tạo ra một lời tiên tri cho sự hoàn thành ước nguyện của chính mình.

Dân số của Syria là rất nhỏ so với Trung Hoa, nó không có nghĩa là để nói rằng Syria, hoặc sự đau khổ của người dân Syria, là không quan trọng. Nhưng nó cho thấy sự cần thiết phải xem xét các mối quan hệ của Mỹ với Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc và các nơi khác, và để làm một công việc tốt hơn ngăn chặn nhiều sự cố giống như ở New York vào ngày 05 tháng 2.(6)

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.

Ghi chú người dịch:
(*) The Long March: Xem lại ghi chú ở bài: Vạn lý trường chinhvới Trung Hoa.

1. “Once bitten by a snake, a man fears a length of rope”: Dịch thoát ý cho phù hợp với văn hóa Việt Nam ở câu này của tác giả. Nguyên văn nó nếu dịch chân phương phải là "Sau khi bị cắn bởi một con rắn, người ta sợ hình ảnh dài của sợi dây thừng".

2. Damacus: Thủ đô của Syria.

3. The South China Sea: Biển Nam Trung Hoa theo nguyên văn bài viết của tác giả.

4. China’s “century of shame”: Cách chơi chữ của tác giả ý nói giai đoạn cuối nhà Thanh đến khi Mao thống nhất Trung Hoa, đất nước Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy và làng sóng di dân ra toàn câu do phương Tây xâm lược.

5. Too big to fail: Một cách chơi chữ mượn cái tên cuốn sách “Too big to fail” của Andrew Ross Sorkin - một nhà báo phụ trách cột tài chính của tờ New York Times - viết năm 2009 đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Sách nói về những phát triển nhanh chóng của kinh tế toàn cầu như những chiếc rễ tiền tệ và giao thương thế giới tư bản quá lớn vượt ra ngoài sự quản lý của hệ thống chính trị không còn đảm đương được nữa nên phải sụp đổ. Quan điểm này lại trái ngược với GS Joseph E. Stiglitz, khôi nguyên giải Nobel kinh tế 2001 là “Too big tolive”.

6. New York on February 5: Ý tác giả ám chỉ sự cố Trung Quốc liên kết với Nga để phủ quyết nghị quyết của Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại New York với 2/15 phiếu chống Nga và Trung Quốc và 13/15 phiếu thuận của 15 Ủy viên thường trực nhiệm kỳ 2011-2012. Đây phải được xem là một sự kiện quan trọng trong thất bại ngoại giao của Hoa Kỳ.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 16h'49' ngày thứ Sáu, 17/02/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét