CHUYỆN VĂN HÓA ĐỐI XỬ CỦA CỘNG ĐỒNG ẢO VÀ THỰC VIỆT NAM

Ngày đăng: [Thursday, February 18, 2016]
Trong đoạn giới thiệu về tấm ảnh đăng trên mạng Facebook, Báo Du Học hôm 15/2 viết: “Nguyễn Ngọc Mỹ Anh là con gái cả của Bầu Thụy (Nguyễn Đức Thụy Ninh Bình) là du học sinh ở Mỹ, vừa có cơ hội đi ăn tối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại California, đây là niềm vinh hạnh lớn để một du học sinh Việt Nam tại Mỹ học tốt hơn!”. Nhưng sau đó, thì rút hình này xuống vì bị ném đá.

Mấy hôm nay, đọc báo thấy cộng đồng mạng Việt Nam có tư duy tiêu cực về bức ảnh của cô du học sinh Nguyễn Ngọc Mỹ Anh chụp hình với thủ tướng ở tư thế quỳ.

Tôi không bênh vực cô Nguyễn Ngọc Mỹ Anh là con gái cả của Bầu Thụy (Nguyễn Đức Thụy, Ninh Bình) là du học sinh ở Mỹ, chụp hình với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại California.

Dù muốn, dù không trong sâu thẳm của ai là dân thường cũng muốn một lần diện kiến lãnh đạo, dù họ là hôn quân hay minh quân, nhưng tất cả họ đều tự dối mình khi tỏ ra chê bai lãnh đạo. Đó là tâm lý học về hành vi của con người.

Nhưng có mấy việc mà cộng đồng facebooker Vietnam mấy hôm nay đả kích cô gái kia cần nên sửa:

1. Trong tư thế ông thủ tướng ngồi ghế, con bé phải quỳ bên cạnh một cách vội vàng không chuẩn bị để được chụp hình, nhằm đầu của cháu thấp hơn đầu của thủ tướng là việc làm của một cô gái có giáo dục.

2. Trong khi thủ tướng đang thất thế mà cháu này dám chụp hình với thủ tướng là chứng tỏ cháu sống không tồi như những con trạch, con lươn ngày nay chỉ biết chạy theo kẻ mạnh để kiếm ăn.

3. Khi người ta chỉ lo việc xóa đói giảm nghèo cả vật chất lẫn tinh thần, thì người ta chỉ biết đi sản sinh ra những tư duy tiêu cực, đả kích cá nhân khác để kiếm số má cho mình hơn là đi làm những tư duy tích cực cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

4. Chuyện của cô gái ấy có liên quan gì đến ta, hơn nữa cô ấy cũng không làm ta phải nghèo hơn, xấu hơn hay tệ hại hơn thì tại sao ta lại đả kích cô ấy. Nó thể hiện một tâm lý ích kỷ, ghen tỵ thấp hèn của văn hóa làng xã trong vô thức mà người dân Việt cần phải bỏ, mới mong xã hội tốt đẹp hơn. 

5. Mỗi công dân đều sinh ra và được tạo hóa ban cho một tiềm năng vô hạn để thực hiện quyền lực của mình. Quyền lực ấy do mình, của mình và vì mình mà sử dụng. Tự do là tự do của bạn không được xâm phạm quyền tự do của tôi, và ngược lại. Dân chủ cũng thế. Tôn trọng sự khác biệt, mà khác biệt ấy không làm hại đến quyền con người của nhau là văn minh.

Tôi không bao giờ lên tiếng khi các bạn chê bai, đả kích một công dân hay một quan triều đình làm bậy, phát biểu sai gây hại cộng đồng. Nhưng tôi cực lực phản đối ai có hành vi sai quấy vì tâm lý bần nông như cách cư xử xấu với cô gái trẻ này.

Cái văn hóa bần nông này đã được cộng sản nâng lên tầm chiến lược trong cải cách ruộng đất và Văn nhân Giai phẩm. Giờ nó thấm vào máu dân Việt chả ra làm sao cả.

Nói ra điều này thì sẽ có người ném đá, nhưng không nói thì cứ anh ách trong lòng vì cái văn hóa làng xã chỉ đi đả kích người khác mà bản thân mình chắc gì đã tốt, phải không?

Một người bạn Mỹ đã nói với tôi rằng, ở nước mày làm điều xấu thì dễ hơn làm điều tốt gấp vạn lần, vì cái văn hóa tiêu cực đã nhiễm vào tận máu của cả dân tộc mày rồi. Nghĩ mà xót xa.

Có điều đáng buồn hơn là, việc đả kích cô gái này lại bắt đầu từ các du học sinh của báo Du học thế hệ 199x đời cuối. Chúng ta hy vọng gì với thế hệ này khi đã bị nhồi sọ kiểu tư duy tiêu cực của cộng sản?

Một trăm năm nữa nước Việt vẫn cần phải được khai sáng bằng một triết lý giáo dục văn minh, vì hiện nay đảng cộng sản đang áp dụng triết lý giáo dục thui chột.

Không biết nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có dạy trẻ câu chăm ngôn: "Ngậm máu phun người chỉ làm mồm mình bẩn" hay không?

Sài Gòn, 11h11 ngày thứ Năm, 18/02/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét