BỆNH NHÂN SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI GIAI ĐOẠN CUỐI NHƯ THẾ NÀO?

Ngày đăng: [Thursday, February 12, 2015]
Ở bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối cả môi, lưỡi, niêm mạc má và vòng họng lở lét không thể ăn uống hay có thể há được miệng vì quá đau do nhiễm trùng lở loét.

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải - Acquired Immune Deficiency Syndrome - có thể do nhiễm HIV, nhưng nó cũng có thể do hóa trị liệu ung thư, đặc biệt, ung thư bạch cầu - Leukemia - gây ra. Dù là bị AIDS do HIV hay do thuốc thì bệnh cảnh cũng giống nhau. 

Bệnh cảnh giai đoạn cuối của Suy giảm miễn dịch không phải là một bệnh lý, mà là một hội chứng. Hội chứng là một nhóm nhiều triệu chứng khác nhau của một bệnh hay nhiều bệnh có thể của một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nhân chuyện ông Nguyễn Bá Thanh sắp ra đi - thời gian sống của ông chỉ còn tính bằng giờ, theo như hiểu biết và kinh nghiệm làm nghề y của tôi. Tôi muốn mô tả hình ảnh một bệnh nhân bị AIDS - Acquired Immune Deficiency Syndrome: Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải - do thuốc hoặc do HIV của những bệnh nhân ở giai đoạn cuối do hóa trị liệu đánh sụp tủy, và do tủy suy kiệt không thể tăng sinh các dòng tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Hội chứng này có thể ngắn gọn như sau.

Hồng cầu chuyển oxy đến mô để tạo ra quá trình chuyển hóa các chất sinh ra năng lượng nuôi cơ thể trong quá trình chuyển hóa các chất. Khi hồng cầu giảm sụt thì mô thiếu oxy, các bạn hãy tưởng tượng một người chết đuối như thế nào thì người giảm hồng cầu đến cạn kiệt sẽ khổ như thế.

Bạch cầu mà giảm kiệt thì cơ thể không có sức đề kháng. Nhiễm trùng đa cơ quan từ mũi họng đến phổi, đến ống tiêu hóa, đến đường tiết niệu, etc đều nhiễm trùng. Áp xe cạnh hậu môn và rò hậu môn của ông Thanh là hậu quả này. Nhiễm trùng đường ruột tiêu chảy đến suy kiệt. Nhiễm trùng tiểu, tiểu toàn mủ, viêm họng và toàn bộ khoang miệng lở loét đầy mủ, không thể ăn uống được vì rất đau khi nuốt kể cả uống nước. Đi tiểu cũng đau vì mủ như người bị bệnh lậu. Đó là chưa kể có thể cả viêm phúc mạc - ổ bụng - do vi trùng thoát ra từ đường ruột vào khoang phúc mạc. Và kể cả viêm não màng não, etc... nhưng nếu dùng kháng sinh lâu dài sẽ dẫn đến kháng thuốc và loạn khuẩn đường tiêu hóa lại vào vòng luẩn quẩn.

Tiểu cầu cạn kiệt thì quá trình đông máu bị mất. Máu chảy trong huyết quản của chúng ta là một quá trình đầy tinh vì và khoa học của tạo hóa đã làm nên. Hai quá trình đông máu và chảy máu luôn cân bằng. Nếu đông máu tăng thì sẽ tắc mạch. Nếu quá trình tán huyết mà tăng cao thì sẽ chảy máu. Sốt xuất huyết là do giảm tiểu cầu gây xuất huyết các tạng mà tử vong, kể cả xuất huyết não. Bệnh nhân bị AIDS do thuốc và suy sụp tủy trong ung thư bạch cầu giai đoạn cuối cũng thế, nếu để tiểu cầu giảm mạnh sẽ chảy máu thất khứu như kiếm hiệp Kim Dung mô tả bị chưởng lực quá mạnh.

Nhưng đáng sợ nhất là, cái đau do nhiễm trùng ở bệnh nhân bị AIDS giai đoạn cuối. Tôi đã từng chứng kiến và nuôi những bệnh nhân này, thà chết nhanh còn hơn là để tồn tại thêm bất kỳ giờ phút nào.

Trong ngành y chúng tôi, ai chết đẹp là chết nhanh, chưa kịp biết mình chết, chứ không phải chết dần, chết mòn trong đau khổ cả phần xác lẫn phần hồn như những bệnh nhân bị AIDS giai đoạn cuối. Chết như AIDS giai đoạn cuối là cái chết đau khổ nhất của con người. Nó chỉ dành cho những kẻ bất nhân, thất đức.

Tư Gia, 21h34' ngày thứ Năm, 12/02/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét