VĂN HÓA QUẢNG CÁO VÀ THẦN TƯỢNG

Ngày đăng: [Saturday, January 09, 2010]
Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau sẽ chọn lựa một hình thái xã hội phù hợp cho mình? Điều này đúng hay sai? Có lẽ phải cần suy nghĩ. Song chỉ nhìn cách mà dân tộc ấy sử dụng quảng cáo thì có thể hiểu được hình thái xã hội ấy đang mang bóng dáng tích cực hoặc tiêu cực cho đời sống xã hội.

Năm 2008, nước Mỹ dồn sức cho cuộc chạy đua vào nhà Trắng của các ứng cử viên hai đảng con voi và con lừa lâu nay thống trị chính trường nước Mỹ. Trong khi nước Mỹ cũng đang tiến vào một thời kỳ suy sụp lớn nhất trong lịch sử hơn 200 năm lập quốc. Nợ nần lút đầu, thất nghiệp gia tăng, sụp đổ các tập đoàn tài chính tràn lan và các vụ lừa đảo tài chính kiểu Mỹ cũng lộ mặt sau một thời gian dài ẩn náu. Những sự kiện ấy không biết thật giả thế nào dưới cái nhìn của thuyết âm mưu.

Thế nhưng người Mỹ đã biết biến bi kịch đang hoành hành không chỉ cho nước Mỹ, mà còn cho cả thế giới còn lại. Họ biết lôi kéo đám đông vô thức biến bi kịch thành một ngày hội lớn cho cả dân tộc. Ở đó, Obama đã diễn thuyết và đã hun đúc tinh thần của những con người bỏ xứ sở gốc của mình để đi tìm miền đất Hứa. Nơi mà nhiều người cho là "thiên đàng hạ giới" - Nước Mỹ. Những giọt nước mắt của người da đen có nguồn gốc cha ông là nô lệ đã chảy giữa tuyết trời giá lạnh. Những mơ ước của Martin Luther King đã thành hiện thực. Nhưng ít ai hiểu biết rằng trong 44 đời tổng thống Mỹ, hầu hết các bài diễn văn nó na ná như nhau. Nếu ai đó chịu khó đọc và suy nghĩ thì bài diễn văn nhậm chức của Obama không khác gì bài diễn văn nhậm chức của Clinton trong nhiệm kỳ thứ nhất. Nó chỉ thay đổi hình thức, còn nội dung là một sự lập đi, lập lại một cách nhàm chán. Song người Mỹ đã biết biến sự nhàm chán đó thành một sự hiếu kỳ, kích thích, vực dậy bao tâm hồn đang rịu rã biết hướng tới tương lai. Dù họ chưa biết tương lai của mình sẽ đi về đâu? Và sẽ kết thúc tốt hay xấu? Đó là chuyện nước Mỹ, nơi mà còn rất nhiều điều khen-chê. Nhưng phải ghi nhận một điều là đối với nước Mỹ quảng cáo là một thuộc tính văn hóa rất độc đáo. Và quảng cáo góp phần không nhỏ trong mọi lĩnh vực để có nước Mỹ cường thịnh từ ngày lập quốc.

Cũng là quảng cáo chính trị, nhưng với đất nước Bắc Hàn ngày xưa và hôm nay lại khác Mỹ. Cách của Bắc Hàn là làm thần thánh hóa một con người, đi kèm với áp chế đám đông vô thức, dù đó là đứa trẻ miệng còn hôi sữa - Kim Jong Un. Một đất nước bí hiểm như Bắc Hàn, khi nhân loại đã trãi qua thiên niên kỷ thứ III sau thiên chúa giáng sinh, nhưng hình thái xã hội vẫn được xem là phong kiến với cha truyền con nối và sở hữu ruộng đất về tay kẻ cầm quyền, mặc dù họ tự cho mình là xã hội chủ nghĩa.

Hai hình thái xã hội khác nhau biểu hiện và hành động về quảng cáo chính trị khác nhau. Một tích cực, một tiêu cực. Người ta bảo rằng: Con người như cục đất. Nếu thương có thể biến 1 con người bình thường thành thần thánh để đặt lên bàn thờ mà thờ. Nhưng nếu ghét có thể nặn con người đó thành cái bồn cầu để xả chất thải.


Nghĩ chuyện này cũng thấy hay hay,

Asia Clinic, 11h10 AM ngày 09/01/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét