QUÁ TRỌNG (1)

Ngày đăng: [Wednesday, September 23, 2009]

Đất nước có quá nhiều chuyện để bàn. Chuyện nào cũng rất rất nóng. Nóng quá nên cũng chẳng biết viết gì? Lại có bạn bảo tôi là BS mà sao chỉ viết chuyện giáo dục, thời sự, chính trị ... chẳng thấy tôi quan tâm đến chuyện chuyên môn? Không hiểu tôi là lọai BS gì? Hôm nay cũng xin trả lời: Vì tôi quan niệm rất rõ ràng là blog là để viết nhật ký. Ở đây chỉ nên nói những suy tư, trăn trỡ của 1 người với cuộc sống sinh động. Không nên là nơi để tỏ rõ chuyên môn. Về chuyên môn, tôi đã có một nơi để tư vấn cho mọi người. Ai biết rồi thì vào. Ai chưa biết thì đợi bài sau tôi sẽ giới thiệu nhen. Thôi thì hôm nay phá lệ viết một chút dính dáng đến chuyên môn mà là chuyện thường ngày của con người trong thời buổi hiện đại. Chuyện quá trọng. Bài viết chỉ mang tính bình dân đại chúng. Không chú trọng đến chuyên môn, học thuật để dễ tiêu hóa cho mọi người.

Trong Y học có câu nói hay: “Cái dây lưng càng dài thì vòng đời càng ngắn lại”. Câu nói bình dân ngắn gọn nhưng, lại rất là khoa học. Thế thì để biết một người có trọng lượng vượt quá bình thường thì làm như thế nào? Có nhiều cách tính và sau đây là vài cách tính đơn giản mà ai cũng có thể tính được cho mình:

1. Cách đơn giản nhất là: lấy phép trừ của chiều cao tính bằng cm trừ đi cho 110 đối với nam và 115 đối với nữ thì sẽ cho thấy một người nào đó có trọng lượng đã vượt quá ngưỡng hay chưa? Ví dụ một bạn nam có chiều cao là 170cm thì trọng lượng cho phép của bạn ấy chỉ nên là 60kg = 170 – 110. Còn một bạn nữ có chiều cao 170cm thì trọng lượng cho phép chỉ nên là 55kg. Tại sao nam lại có số trừ ít hơn nữ là 5? Người ta thấy rằng: hormone sinh dục của nam làm chuyện phát triễn cơ bắp và hệ xương nhiều hơn nữ. Trong khi đó, hormone sinh dục của nữ lại thiên về phát triễn mỡ hơn. Tỷ trọng của mỡ thì thấp hơn tỷ trọng của cơ bắp và xương. Cho nên, với 1 chiều cao ấy thì trọng lượng của nữ sẽ thấp hơn của nam giới.

2. Cách thứ hai có tính chi ly và chuyên môn hơn, nhưng ai cũng có thể làm được cho mình là đo chỉ số khối của cơ thể (BMI: Body Mass Index).
Vậy chỉ số khối là gì? Nếu gọi W là trọng lượng của một người(tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó(tính bằng mét), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: BMI = W/(HxH)

Tức là lấy trọng lượng(đơn vị tính bằng kg) chia cho bình phương của chiều cao(đơn vị tính bằng mét) là chỉ số khối.
Mập bụng khi vòng bụng Nam > 102cm và nữ > 88cm.
Và kết quả của thương số này(chỉ số khối) sẽ cho ra kết quả. Kết quả đó sẽ được phân lọai như sau:

Người lớn hơn 20 tuổi:
Phân loại:
Nam:
• BMI < 19: người dưới cân • 20 <= BMI < 25: người bình thường • 25 <= BMI < 30: người quá cân • BMI > 30: người béo phì
Nữ:
• BMI < 18: người dưới cân • 18 <= BMI < 23: người bình thường • 23 <= BMI < 30: người quá cân • BMI > 30: người béo phì
Còn đối với người trẻ từ 2 tuổi đến 20 tuổi thì mọi người có thể tính theo một phương pháp đã được 1 BS chuyên khoa I về dinh dưỡng học đã lập trình ở đây.

Tại sao lại có tình trạng quá trọng như vậy và tại sao lại có sự khác nhau ở lứa tuổi? Chờ đợt viết sau. Tính tôi thích viết ngắn. Nên hôm nay nghỉ ở đây. Vì viết dài thì làm người đọc dễ chán mà người viết cũng không có thời gian. Cốt của vấn đề là làm sao đủ ý mà không lê thê. Vì người ta đã bảo: “Viết dài, viết dai là viết dở mà lại là viết dại”. Hehehe.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét