NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI GÌ? PHẦN IV: BẢO HIỂM Y TẾ

Ngày đăng: [Monday, November 23, 2009]
 Bài liên quan:
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quan niệm 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Mục tiêu 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Quản lý dược
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Đào tạo 
+ Ngành y Việt Nam cần thay đổi gì: Phân bổ và đãi ngộ

Sau khi hoàn thiện về mặt quản lý y tế, thì thành trì cuối cùng để chống tham nhũng trong ngành y là hệ thống bảo hiểm y tế. Trong các loạt bài trước tôi đề cập đến cải cách ngành y Việt Nam qua 3 vấn đề: quan niệm, mục tiêukhoa học quản lý. Tuy bảo hiểm y tế là một lĩnh vực trong hệ thống quản lý ngành y. Nhưng về mặt vĩ mô, nó là một vấn đề lớn mà cả thế giới đang đau đầu nhức óc vì nó. Ngay cả Mỹ, dù có một mạng lưới y học tốt về chuyên môn và quản lý, nhưng hễ cứ mỗi lần phe dân chủ lên nắm quyền là một lần phải có chương trình cải cách y tế. Mọi sự cải cách đều xoay quanh vấn nạn tham nhũng và thâm hụt vì bảo hiểm y tế mà thương viện Mỹ mới vừa thông dự luật cho nó qua ngay ngày cuối tuần rồi. Nước Mỹ đi đầu trong việc cho người làm công chỉ làm việc 5 ngày trong tuần, bây giờ họ lại tiếp tục cho người làm việc hành chánh làm việc 4 ngày mỗi tuần để giảm thiểu tiêu tốn năng lượng vì đi lại. Nhưng, một điều đáng học hỏi ở họ là Quốc hội, Thượng, hạ viện luôn làm việc suốt tuần hoặc suốt ngày đêm đến khi nào xong việc cấp bách cho quốc gia dân tộc. Và một trong những hành động đó được minh chứng qua việc thượng viện Mỹ phải họp suốt cả ngày nghỉ tuần qua để có sự đồng thuận mà ông Obama đề ra việc cải cách ngành y tế, đặc biệt là hệ thống bảo hiểm y tế đả ngốn hằng năm đến 17% GDP của họ. Theo thống kê của năm 2008, GDP của Mỹ là 14.440 tỷ USD. Tỷ lệ này góp phần không nhỏ đến sự thâm hụt ngân sách Mỹ trong suốt 60 năm qua. Các bạn cứ nghĩ mà xem, chỉ cần con số lẻ chi tiêu y tế của Mỹ cũng đã bằng GDP của 86 triệu dân Việt Nam mình làm ra trong năm 2008, trong đó có cả tiền kiều hối gửi về cho thân nhân, đầu tư nước ngòai vào Việt Nam, vay nợ ODA và tiền bán tài nguyên thiên nhiên ban tặng!!!

Nhìn chung, chỉ có 4 loại mô hình bảo hiểm y tế đang sử dụng trên toàn thế giới dưới hình thức phi lợi nhuận như sau:
1. Loại mô hình của cố thủ tướng Đức Otto von Bismarck: tư nhân lo toàn bộ và phi lợi nhuận, nhà nước chỉ lo cho người nghèo và người về hưu.
2. Loại mô hình do vương công William Beveridge lập ra từ năm 1942: nhà nước lo hoàn toàn thông qua British National Health Services(BNHS). Bệnh viện tư và BS tư vẫn hoạt động, nhưng vẫn thông qua BNHS để người dân sử dụng bảo hiểm y tế của mình.
3. Mô hình bảo hiểm y tế quốc gia của Tommy Douglas lập ra năm 1944 cho Canada: dành cho xã hội có dịch vụ y tế là do tư nhân cung cấp, nhưng mọi loại hình và phí bảo hiểm y tế do chính phủ thành lập và kiểm soát oàn toàn phi lợi nhuận. Nó giống như nhà nước và nhân dân cùng làm.
4. Mô hình ăn bánh tự trả tiền: Tức người dân có bệnh thì khi khám chữa bệnh ở bất kỳ nơi nào cung cấp công hoặc tư và tự móc ví để trả tiền mà không cần thông qua các tổ chức bảo hiểm y tế.

Thông qua đó, mỗi nước đều có cách để áp dụng cho riêng mình, tùy theo hoàn cảnh mỗi nước mà kết hợp các mô hình với nhau hoặc đơn thuần một mô hình. Nhưng có 1 điều quan trọng là bảo hiểm y tế được tạo ra trên quan niệm PHI LỢI NHUẬN.

Phải nói rằng thế kỷ XIX là thế kỷ của nhiều tư tưởng của nhân loại góp phần vào cả hai mặt cả tốt lẫn xấu cho sự thịnh vượng, phát triễn và kể cả làm khổ loài người. Trong đó, người Đức luôn là người tiên phong cho ra những ý tưởng này. Bên hệ thống Triết học có một loạt các ông: Feuerbach, Hegel, Engels rồi Marx, ... Còn bên quản lý y tế có cố thủ tướng Otto von Bismarck đưa ra  mô hình bảo hiểm y tế năm 1883, để cố gắng đưa các nước Phổ nhập vào Đức như ngày nay. Ông không chỉ có công thống nhất các quốc gia riêng lẻ thành nước Đức ngày nay, mà ông còn là cha đẻ của ngành bảo hiểm y tế thế giới khi ông đưa ra luật bảo hiểm y tế cho toàn dân nước Đức cho đến ngày nay. Dù ngày nay, hệ thống y tế của Pháp được xem là hệ thống tối ưu nhất, nhưng người Pháp cũng phải thừa nhận là đã copy và paste về lĩnh vực bảo hiểm y tế của Đức, có sửa chữa để tối ưu nhất. Nhưng dù có tối ưu thì bất kỳ mô hình nào cũng có kẻ hở để những con người tha hóa tìm ra để bòn rút tiền bạc. Còn tôi thì tôi vẫn thích mô hình của Canada do Tommy Douglas lập ra.

Thế thì tham nhũng xảy ra ở đâu khi có sự hoàn thiện từ quản lý đến cung cấp dịch vụ? Tham nhũng sẽ xảy ra như dạng này ở bất kỳ đâu. Theo hiểu biết của tôi là loại tham nhũng này là loại cò con, mới xuất hiện sau khi người Việt di dân đi khắp thế giới. Còn trước đây, loại tham nhũng về bảo hiểm y tế là loại có kết hợp giữa các công ty dược với các tập thể người làm ngành y kê đơn khống đề lãnh thuốc ra bán ở chợ thị trường tự do, hoặc dùng kê toa để lãnh tiền bảo hiểm khi cần đi du lịch, v.v... Còn đối với những mô hình của Tommy Douglas dùng cho Canada thì tham nhũng sẽ xảy ra với sự kết hợp của cán bộ quản lý và kiểm soát bảo hiểm y tế và các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ. Họ chia nhau % lợi nhuận của dịch vụ y tế và nâng giá dịch vụ lên phù hợp với mức chia, dù tất cả đều ứng trên quan niệm nhân đạo và phi lợi nhuận.

Tóm lại, mặc dù các nhà xã hội học đã cố gắng đưa ra nhiều mô hình bảo hiểm y tế để tìm được sự hoàn hảo. Nhưng vì con người là một bài toán vô vàn nghiệm ẩn trong đầu, nên việc kiểm soát bằng luật lệ chặt chẽ là điều phải cần làm. Bài viết này chỉ có tính tổng quát và cho cái nhìn quản lý tham nhũng trong các mô hình bảo hiểm y tế trên toàn thế giới. Không có tham vọng đi sâu từng mô hình của bảo hiểm y tế, ngoài việc đưa ra điều gì cao xa hơn những cảnh báo về tham nhũng trong bảo hiểm y tế.

Một tuần mới sức khỏe và hạnh phúc,

Đăng nhận xét

0 Nhận xét