Ngày đăng: [Wednesday, May 12, 2010]
Gần đây có nhiều người muốn so sánh giữa một học vị cao nhất về lý thuyết (PhD: Philosophy Doctor: tiến sĩ khoa học) và những học vị thực hành (Vì dụ: MD: Medical Doctor: bác sĩ y khoa, hay Pharm-D: Pharmacy Doctor: Dược sĩ, cũng như DD: Dental Doctor: Nha sĩ, etc...) tạm gọi chung là thế, chứ nếu vào sâu thì y, dược , nha sĩ còn nhiều loại cần bàn. Mọi sự so sánh đều khập khiểng vì một bên tìm ra lý thuyết mới, nhưng lý thuyết đó chưa chắc có giá trị thực tế cuộc sống. Trong khi đó nhóm còn lại là thực hành làm ra sản phẩm thiết thực cho cuộc sống. Tôi thử so sánh bằng hình ảnh bằng sách để luyện thi đầu vào của các loại học vị này ở Mỹ để thấy mức độ khó của mỗi loại học vị. So sánh này chưa nói lên hết tất cả, có tính khập khiểng. Nhưng nó đủ để nhìn các khó khăn cho thí sinh muốn lấy các học vị này. Ai biết thêm rõ ràng hơn những gì tôi đưa ra đây thì góp ý cho các bạn trẻ chưa hiểu thì hiểu hơn và chuẩn bị tốt khi họ có ước mơ.
Thông thường ở Mỹ muốn vào PhD của các chuyên ngành khoa học tự nhiên ngoài Proposal (đề cương nghiên cứu) và các tiêu chuẩn khác. Thí sinh cần chuẩn bị một kỳ thi GRE(Graduate Record Examination) và có lẽ đây là cuộc thi dễ nhất đối với các thí sinh Việt nam. Cuộc thi này cần ôn luyện 1 loại sách như hình ảnh sau:
Sách luyện thi PhD cho ngành khoa học tự nhiên của nhà xuất bản Princeton Review
Còn đối với các PhD cho ngành khoa học xã hội thì cần một kỳ thi GMAT(Graduate Management Admission Test). Và sách ôn luyện sẽ là:
Sách luyện thi PhD cho ngành khoa học xã hội của nhà xuất bản McGraw Hill's
Đó là tính chất chung, nhưng mỗi trường có cách yêu cầu riêng. Có trường theo nguyên tắc trên, nhưng cũng có trường chấp nhận cả hai loại cuộc thi trên, dù là vào PhD tự nhiên hay xã hội.
Còn để vào trường Nha thì cần thi cuộc thi DAT (Dental Admission Test). Nó cần phải ôn luyện theo loại sách sau:
Sách luyện thi DAT để vào trường Nha của nhà xuất bản Kaplan
Đối với trường Dược thí sinh cần tham gia cuộc thi PCAT, và sách luyện thi của nó như sau:
Sách luyện thi vào trường Dược của nhà xuất bản Barron
Thi DAT và PCAT không chỉ đơn giản như thi GRE và GMAT mà nặng hơn nhiều. Vì các thí sinh phải thi nhiều môn hơn gồm: Toán xác suất và thống kê (Probability and Statistics), toán calculus và precalculus, sinh học (Biology), vi sinh (microbiology), hóa học (chemistry), sinh lý học (Phisiology) và giải phẫu học (Anatomy). Đặc biệt, dược sĩ loại công nghệ bào chế thuốc thì hầu như rất ít tuyển sinh sinh viên ngoại quốc, mà chỉ tuyển sinh dân bản xứ. Các trường hàng đầu thuộc loại nghiên cứu chỉ để 1 câu trong tuyển sinh loại này là chỉ thông báo khi cần tuyển, mà hầu như không có lịch tuyển hằng năm như các loại công nghiệp dược khác.
Nhưng vào trường Y thì có lẽ nặng nhất. Các thí sinh phải trải qua một cuộc thi gọi là MCAT (Medical College Admission Test). Đặc biệt, nếu thí sinh nộp hồ sơ vào double majors: PhD/MD thì chỉ cần nộp kết quả của cuộc thi MCAT mà không cần phải thi GRE hay GMAT. Điều này chứng tỏ cuộc thi MCAT là trùm luôn cả GRE hay GMAT về độ khó và độ chuyên cho cả nghiên cứu khoa học. Và sách thì nó nhiều như sau:
Sách luyện thi MCAT của nhà xuất bản Kaplan
Đã thế nhưng có một trường thuộc loại sau đại học mà ít người có thể thành công ở Mỹ là trường Luật. Để vào trường Luật phải thi cuộc thi LSAT (Law School Admission Test). Cuộc thi này còn khó hung dữ hơn vì nó đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn ngoài khoa học tự nhiên hơn là văn hóa, lịch sử và văn học etc... của nước sở tại. Có biết bao người Việt học xong Luật ở Mỹ rồi chỉ có đủ khả năng đi làm MC ca nhạc hoặc diễn viên kiếm sống. Vì nhiều lý do: khả năng ngôn ngữ, khả năng hiểu văn hóa nền nước sở tại và nạn kỳ thị chủng tộc etc... Đây là hình của một loại sách LSAT:
Sách luyện thi vào trường Luật do nhà xuất bản Research & Education Association(REH)
Ở Việt Nam nhà xuất bản First News đã mua bản quyền ấn phẩm các loại sách từ Toeic đến Toefl đến SAT đến GRE và GMAT. Nhưng chưa thấy họ mua bản quyền của DAT, PCAT và MCAT., LSAT. Tớ có liên hệ họ hỏi thì họ bảo là không có khách hàng mua, vì dân Việt chỉ đủ khả năng lấy PhD chứ chưa đủ khả năng lấy được các trường Luật, Nha, Y và Dược. Tớ hỏi tại sao? Họ bảo:"Có nhiều lý do, trong đó lý do đầu tiên là tiếng Anh. Để vào các trường Luật, Nha, Dược và Y tiếng Anh không chỉ Toefl iBT chỉ có 120 điểm mà phải là 1.000 điểm, và Toefl on paper không chỉ có 670 điểm mà phải 6.000 điểm. Hờ hờ". Bó tay chấm cơm!
Hôm nay bận quá, định viết một bài chuyên sâu về giáo dục để tiếp tục bàn luận. Nhưng làm bài này để mọi người bàn chơi. Vì bạn bè tớ sang Mẽo lấy lại MD đều bị die ở khoảng thi CS(Clinical Skill), mặc dù các phần thi khác đều đạt điểm 4.0. Không phải vì thiếu kỹ năng lâm sàng mà vì tụi Mẽo nó chỉ muốn đào tạo MD từ phổ thông lên. Còn loại tương đương thì nó không cần nữa, vì nhu cầu loại này của những ngày đầu di dân Việt thì cần. Bây giờ thì đã đủ. Nên hầu hết tụi bạn tớ nó nhảy sang lấy 1 cái PhD ở các lĩnh vực Biology hoặc Biochemistry để kiếm tiền nghe nói cũng khá lắm. Nhưng đứa khôn nhất là lấy bằng Surgical Nurse, lương cao ngất ngưỡng, ngay cả mấy tay MD cũng phải nhỏ nước dải thèm muốn, nhưng vì sĩ diện không thể vào. Hehehe, Mỹ là thế, hiệu quả và hữu dụng là trên hết. Không xính học vị học hàm như mình khổ thân lắm, mà chỉ có tạo ra đạo này, đạo nọ mà thôi. Huhuhu.
Ai biết rõ thì bàn thêm những đau khổ của người Việt di dân và các trường chuyên ngành của Mỹ.
Asia Clinic, 10h20' ngày 12/5/2010
0 Nhận xét