MỘT BÁC SĨ VIỆT NAM ĐÃ CẢNH BÁO HIỆN TƯỢNG THỔI PHỒNG ĐẠI DỊCH

Ngày đăng: [Tuesday, January 12, 2010]
Tại Việt Nam, tháng 7-2009, trên blog cá nhân của mình, bác sĩ Hồ Hải đã có bài viết "Đại dịch cúm A/H1N1 hay sự thổi phồng". Chúng tôi xin trích dưới đây một số đoạn trong bài viết này:







Có bốn lý do làm tôi cảnh báo tại sao cúm khó lòng gây đại dịch ở Việt Nam là vì:
Nước Việt còn nghèo. Cần tỉnh táo khi quyết định có cần nhập thuốc và vaccine không, khi chúng ta còn nhiều việc phải làm cho y tế.
Sức đề kháng dân mình khỏe hơn người Tây phương, vì môi trường mình kém hơn là một cái rủi nhưng là cái để hệ miễn dịch dân mình có điều kiện tiếp xúc với cúm nhiều hơn và tạo ra miễn dịch thụ động rất tốt để chống cúm.
Dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Vì con cúm sống và lây lan ở nhiệt độ thấp hơn 22 độ C. Trong khi đó, WHO và các tổ chức la ùm trời khi vào mùa nóng, tiết trời hơn 35 độ C của VN.
Một đại dịch là phải gây tỉ lệ chết lớn và lan tràn nhanh. Giống như khi cấp cứu thảm họa là trong một phút đồng hồ, bệnh viện phải tiếp nhận từ >35 bệnh cấp cứu. Trong hai đợt dịch cúm gà 2005 và cúm heo 2009 vừa qua chưa gọi là đại dịch.
… Cúm A/H1N1 nguy hiểm tới đâu thì đã rõ, tuy nhiên sự thổi phồng để kích cầu kinh tế qua các hãng dược phẩm đã đem nhiều lợi nhuận cho Roche, Gilead, Glaxo và Biota… Năm 2006, Tamiflu bán lên đến 2,2 tỉ USD.
So sánh giữa cúm A/H1N1 (gây bệnh cúm gia súc: swine flu), A/H5N1 (gây bệnh cúm gia cầm: bird flu) với cúm thường vẫn gây bệnh cho người hằng năm vào mùa dịch là con Hemophillus Influenza (HI, còn gọi là cúm B) thì tôi thấy độ nguy hiểm của con HI > H5N1 > H1N1 nhiều hơn về mặt thống kê. Thế mà năm 2005 không ít nước nghèo đã tiêu tốn hàng chục đến hàng trăm triệu USD để nhập Tamiflu và vaccine rồi để đấy cho hết hạn. Ngoài ra, ở Việt Nam không biết bao nhiêu nông dân và doanh nghiệp nuôi gia cầm sạt nghiệp vì lệnh giết gia cầm kể cả chim muông chơi cảnh, chưa ai thống kê điều này. Mặc dù con cúm đã lây từ người sang người thì nó không sống được ở gia cầm.
Đây cũng là một bài học mà ngành y Việt Nam phải rút kinh nghiệm. Thời buổi bây giờ, vì lợi nhuận con người có thể làm những cú xì căng đan bạc tỉ một cách chính danh mà không ai có thể bắt bẻ được về mặt pháp lý.
Tư gia, 5h42 ngày 12/01/2009
BÌNH LUẬN CÁ NHÂN: Đây không phải là lần đầu tiên bài ở blog cá nhân của tôi được đưa lên báo. Và cũng chưa lần nào tôi ưng ý với nội dung của bài viết. Vì nhiều lý do, những lần trước ở các báo khác là do biên tập nội dung quá nhiều lỗi. Còn lần này thì nội dung chưa ưng ý lắm. Nếu có thời gian thì bài viết trên cần thêm một ý quan trọng nữa là: "Trong khi hầu hết vaccine được chế ra ở các hãng dược phẩm trên thế giới chỉ ở vào giai đoạn thử nghiệm, chưa biết kết quả tốt, xấu như thế nào? Nhưng dòng tiền vẫn chảy vào túi của các công ty dược, nhờ vào sự thổi phồng của các cơn dịch cúm A, gia cầm (bird flu: H5N1) và gia súc (swine flu: H1N1). Chỉ tính riêng nước Pháp, với 94 triệu liều vaccine cúm A H1N1 tồn đọng chờ ngày hết hạn dùng, với số tiền tiêu tốn hơn 1 tỷ USD, cho thấy rằng các vụ kiếm lợi nhuận trên kinh doanh sức khỏe con người nó độc ác chẳng kém thiên chức đạo đức mà loài người giao trọng trách cho ngành y. Làm y mà làm đúng, đó là 1 nhiệm vụ, nhưng làm sai, đó là một trọng tội". Ngòai ra còn 1 điểm sai về chuyên môn: con virus cúm influenza A, B và C chứ không phải con trực trùng Hemophillus Influenza. Nhưng cũng rất cảm ơn quí báo là đã cho một cái tựa rất kêu. Dù bản thân tôi chưa thấy mình xứng với cái tựa này.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét