LÁ THƠ LITTLE SAIGON VỀ HỌC Y Ở MỸ

Ngày đăng: [Thursday, April 15, 2010]
Một bài viết chuẩn về học y khoa ở Mỹ, mặc dù chủ yếu viết thông tin của bang California và có vài thông tin đã cũ, vì viết năm 2008. Nhưng chuẩn và hay nên tôi mang về làm tư liệu. Các con số về tiền học phí chỉ dành cho dân có quốc tịch Mỹ. Còn đối với dân du học thì tốn gấp đôi. Ngoài ra bảng xếp hạng năm 2008 của tác giả chỉ dành cho loại trường nghiên cứu. Đối vối ngành y ở Mỹ rất nhiều bảng xếp hạng, có thể tham khảo ở đây.
 
 
Người Việt vào Y khoa tại Huê Kỳ
cao nhất so với các sắc dân thiểu số
                                                                     
 Nam Sơn Trần Văn Chi
 
     Hiện nay ở Huê Kỳ có 4,236 Viện và Trường đại học. Các trường công được chánh phủ bảo trợ rộng rãi. Các trường tư đa số thuộc tổ chức Thiên chúa giáo hay những người giàu có của Mỹ hiến tặng. Nhu cầu giáo dục đại học ngày càng tăng trong khi phần lớn giáo sư đang gần đến tuổi về hưu. Người ta dự đoán trong thập niên tới, nước Mỹ sẽ thiếu giáo sư nghiêm trọng, đặc biệt là giáo sư các ngành toán và khoa học.

Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là “linh động và đa dạng”. Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi chương trình học phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình.  
 
California có nhiều trường đại học hấp dẫn nhất Huê Kỳ và thế giới. Nơi nầy có thị trường lao động lớn nhất nước Mỹ, tạo cơ hội để sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm. California còn là “quê” của nhiều trường đại học danh tiếng, Cali cũng là nơi sinh viên có nhiều cơ hội được hưởng học phí thấp, do tiểu bang nầy có những chính sách ưu đãi đặc biệt. California có 75 trường đại học “phi lợi nhuận”, với tổng cộng khoảng 28,000 giảng viên; có hệ thống các trường cao đẳng cộng đồng (California community colleges) đào tạo cấp 2 năm, tương đối hoàn chỉnh.

Đại học ở California có hai hệ thống: là hệ thống California State University/CSU (gọi là Đại học địa phương) và hệ thống University of California/UC (gọi là Đại học Quốc Gia) đào tạo trình độ Cử Nhân, Cao Học và Tiến sĩ nhiều ngành.
 
Bằng Cử Nhân, thường mất 4 năm.
Một trong những điểm hấp dẫn nhất của chương trình đào tạo Cử nhân là tính linh động xây dựng cho mình một chương trình học riêng không giống với chương trình của các bạn cùng khóa; miễn sao hoàn tất đủ số lượng tín chỉ yêu cầu, khoảng 130 đến 180 tín chỉ. Sinh viên năm thứ nhất gọi là freshman, năm thứ hai là sophomore, năm thứ ba là junior và sinh viên năm cuối là senior. Năm học có thể hơi khác nhau giữa các trường, song thông thường là từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 5. Năm học có thể được chia ra làm hai kỳ, mỗi kỳ 18 tuần được gọi là “học kỳ”; chia làm 4 kỳ hoặc 3 kỳ, mỗi kỳ dài 12 tuần.
Sau Cử Nhân có Cao học và Tiến sĩ, gọi là Hậu đại học.

Cao học/Master (Việt Nam gọi là Thạc sĩ).
Học vị Cao học mang tánh chuyên ngành: thiên về ứng dụng kiến thức hơn là nghiên cứu thuần túy. Các chương trình thường đòi hỏi phải hoàn tất từ 36 đến 48 tín chỉ, hoặc 2 năm học tập trung. một số chuyên ngành Cao học quen thuộc như: quản trị doanh nghiệp (M.B.A.), công tác xã hội (M.S.W.), giáo dục (M.Ed.), mỹ thuật (M.F.A.), luật (L.L.M.), báo chí (Master of Journalism), quan hệ quốc tế (MA in International Relations) và kiến trúc (Master of Architecture) ,.v.v…

 Tiến Sĩ (Ph.D.) nhằm đào tạo học giả nghiên cứu hoặc giảng viên đại học tương lai.
Ph.D./tiến sĩ thông thường nhất (và dễ lấy) là thuộc các ngành học thuật.
Học vị tiến sĩ chuyên ngành khoa học (rất khó), được cấp cho sinh viên đã hoàn tất một công trình nghiên cứu độc đáo có ý nghĩa, viết luận án thể hiện công trình đó và bảo vệ thành công luận án trước hội đồng giáo sư về chuyên ngành của mình.Quy trình này có thể mất từ 2 đến 3 năm. Do đó, để đạt được học vị tiến sĩ phải mất khoảng từ 5 đến 8 năm sau khi có học vị cử nhân. 
 
Nay nói về nghề bác sĩ ở Huê Kỳ
Đây là nghề được xã hội trọng vọng nhất không chỉ riêng ở Huê Kỳ. Nhiều người Việt Nam muốn bước vào nghề nầy. Mặc dầu ai cũng biết đây là nghề mà mức độ đầu tư về tiền bạc, thời gian, sức lực, trí tuệ … cao nhất. Nghề y là một nghề có cường độ làm việc căng thẳng, đòi hỏi trách nhiệm cao, thời gian đào tạo dài và chi phí đào tạo rất cao. Hầu hết bác sĩ làm việc 60 giờ hoặc nhiều hơn mỗi tuần. Nhưng đây cũng là một trong những nghề đem lại thâu nhập cao nhất và được xã hội trọng vọng xưa tới nay.

Thi vào trường y, sinh viên phải chấp nhận sự cạnh tranh cao và khóc liệt nhất hiện nay. Tỷ lệ thâu nhận rất thấp. Trường y, đặc biệt là trường công lập, được tài trợ chủ yếu từ nguồn thu thuế của tiểu bang, nên trường thường ưu tiên tuyển người trong tiểu bang trước. Một số trường chỉ xét tuyển công dân Hoa Kỳ.

Muốn nợp đơn vào trường y, sinh viên phải có bằng Cử Nhân thường là Cử Nhân Sinh Hoá (Cử Nhân tổng quát cũng vẫn được dự thi MCAT) và phải qua kỳ thi Tuyển sinh vào Trường Y (MCAT). 
 
Kỳ thi tuyển MCAT nầy tiêu chuẩn cao, được tổ chức khắp trên thế giới bằng máy vi tính. Nhiều sinh viên thi nhiều lần không đậu phải chuyển qua thi vào ngành Nha, Nhãn khoa, Dược khoa… tương đối dễ hơn.

Chi phí đào tạo bác sĩ cao, là một trở ngại đáng kể đối với cá nhân và gánh nặng đối với nhà trường. Mỗi sinh viên tốt nghiệp trường y hiện nay phải nợ từ $200,000 -$300,000. Sinh viên giỏi, top 5, có thể theo học ở các trường y qua một số chương trình học bổng gần như toàn phần; gồm cả học phí, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm sức khoẻ tối đa là trong 4 năm. Chương trình học bổng cạnh tranh rất quyết liệt. Hàng năm số đơn xin học bổng nhiều gấp 7 lần số học bổng được cấp!

Nợ đào tạo y khoa ở California xếp hạng như sau: 
Cao nhất: College of Osteopathic Medicine of the Pacific (Western University), Pomona ($164,315), Touro University College of Osteopathic Medicine, Vallejo ($145,200), và University of Southern California (Keck), Los Angeles ($142,961).

Thấp nhất có University of California - San Francisco/UCSF ($85,020), University of California-Los Angeles/UCLA ($86,564) và University of California-Irvine/UCI ($90,597).

Hệ thống trường công University of California là điểm đến hấp dẫn cho sinh viên ngành y. Các trường này luôn giữ điểm số cao trong các bảng xếp hạng trường y nhờ uy tín ổn định, trong khi chi phí đào tạo vẫn còn khá thấp so với nhiều trường khác. 
 
US NEWS xếp hạng các trường y khoa hàng đầu trên toàn nước Mỹ như sau:
1. Harvard University (MA)
2. Johns Hopkins University (MD)
3. University of Pennsylvania
4. Washington University in St. Louis
5. University of California–San Francisco
6. University of Washington
7. Stanford University (CA)
8. Yale University (CT)
9. Baylor College of Medicine (TX)
(2 trường có gạch dưới/underline, nằm trong tiểu bang California)
 
Năm học 2006-2007, theo Hội Các Trường Y Hoa Kỳ, có 3,639 sinh viên Mỹ gốc Á Châu được nhận vào trường y, chiếm 21.14% tổng số sinh viên được nhận. Trong số này có 232 sinh viên gốc Việt Nam. Đây là một tỉ lệ rất cao so với tỉ lệ dân số. 
 
Residency”.
Sau khi tốt nghiệp 4 năm lý thuyết, Sinh viên y phải nợp đơn xin hoàn tất chương trình thực tập, gọi là “residency”. Tùy theo hạng tốt nghiệp lý thuyết y khoa 4 năm, tùy khả năng chuyên môn, qua cuộc sát hạch, sinh viên được cho đi thực tập (chớ không phải tự chọn). Thời gian residency từ 3 đến 4 năm (bs Gia đình 3 năm).
Sau khi hoàn tất Residency, bác sĩ phải thi lấy bằng hành nghề/board. 
 
Thâu nhập trung bình (theo lý thuyết và không làm thêm) của bác sĩ ở California năm 2007, căn cứ vào số liệu của Bộ Lao Động Hoa Kỳ, như sau:


• Bác sĩ sản/phụ khoa, Obstetricians and Gynecologists: $183,935/năm
• Bác sĩ khoa thần kinh, Psychiatrists: $182,428/năm
• Bác sĩ giải phẫu Surgeons: $170,937/năm
• Bác sĩ nội khoa/Internists, General: $167,602/năm


• Bác sĩ nhi khoa tổng quát: 150,000/năm
• Bác sĩ gia đình: 120,000/năm
vân vân…

Thực tế bác sĩ ở Cali thâu nhập từ $150,000 đến $300,000, tuỳ theo ngành. California có khoảng 18,500 bác sĩ gốc Á châu, trong đó có khoảng 1,600 bác sĩ gốc Việt Nam. Có 440 bác sĩ gốc Việt làm việc ở Quận Cam, 360 ở Quận Los Angeles và gần 200 ở Quận Santa Clara.
Ngành Sản khoa/Obstetricians có thâu nhập cao nhứt hiện nay. Nước Mỹ có 21,340 bác sĩ Sản khoa, phân nửa có thâu nhập cao hơn $247,000/năm.

Như vậy sau khi tốt nghiệp Trung Học (12 năm), tốt nghiệp Cử Nhân (4 năm), và thi đậu vào Y khoa (MCAT) sinh viên phải mất thêm tối thiểu 8 năm nữa để trở thành bác sĩ: 
- 4 năm Y khoa (lý thuyết)
- 4 năm  nội trú “Residency” để trở thành bác sĩ như:
• Bác sĩ sản/phụ khoa, Obstetricians and Gynecologists
• Bác sĩ khoa thần kinh, Psychiatrists:  
• Bác sĩ giải phẫu Surgeons  
• Bác sĩ nội khoa/Internists, General:  
• Bác sĩ nhi khoa tổng quát
• Bác sĩ gia đình, 
vân vân…
- Nếu muốn trở thành Specialist phải thêm 3 năm nữa

Quản lý chuyên môn và giảng dạy trường y khoa
Tuy tỉ lệ sinh viên gốc Việt Nam vào trường y ngày càng tăng, nhưng có ít bác sĩ gốc Á Châu và Việt vào được các chức vụ cao về quản lý hoặc chuyên môn, hoặc giảng dạy ở trường y tại Huê Kỳ.

Năm 2004, chỉ có 12.6% số giảng viên trường y là gốc Á Châu. Tuy nhiên, đây vẫn là tỉ lệ cao nhất trong các tỉ lệ giảng viên người thiểu số.
 
Để đạt được chức vụ như trên, đòi hỏi bác sĩ ngoài kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, phải có học vị PhD. về chuyên ngành, hoặc hoàn tất chương trình huấn luyện bác sĩ Specialist 3 năm, hoặc có cả hai.
Rất ít đại học y khoa có chương trình huấn luyện bác sĩ Specialist. 
 
Thí dụ năm nay, trường Y khoa University of California–San Francisco chỉ nhận duy nhât một bác sĩ Specialist ngành Endocrinology and Infertlity/hiếm muộn. Người may mắn đó là bác sĩ người Việt tên: Trần Dương Việt Nam (*).
                                           Little Saigon, ngày 1 tháng 7 năm 2008
                                                       Nam Sơn Trần Văn Chi
(*) Nam Dương Việt Trần, MD, PhD
Nam Tran was born in Saigon, Vietnam and grew up in Southern California. He earned his undergraduate degree in Biological Sciences at UC Irvine and went on to earn his PhD in Molecular and Cellular Physiology and Pharmacology at the University of Nevada, Reno.
He attended the  University of Iowa College of Medecine where he earned the Edward Health Award for Outstanding Medical Student Research and was nominated  for de Arnold P. Gold Foundation for Humanism in Medecine Award.
Nam will continue his research in stem cell gene theraphy next year as a Reproductive Endocrinology and Infertlity Fellow here at UCSF.
(University of California–San Francisco, Department of Endocrinology, Gynecology & Reproductive Sciennces  June 21, 2008)


Asia Clinic, 17h32' ngày 15/4/2010 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét