HUYỀN THỌAI VÀ NIỀM TIN

Ngày đăng: [Tuesday, August 11, 2009]

Khuya hôm qua lại đọc được bài Đại địa mạch quốc gia của Kiến Trúc sư Trần Thanh Vân. Câu chuyện có tính huyền thọai và lịch sử. Không ai có thể kiểm chứng đúng sai. Chuyện mà khi làm cách mạng được cho là mê tín dị đoan. Nhưng ngay cả trong cuốn hồi ký của GS Nguyễn Đăng Mạnh cũng có đề cập vấn đề cụ Hồ rất giỏi tử vi, kinh dịch. Bây giờ, lại thấy KTS Vân nhắc đền tử vi, kinh dịch với ký ức về GS Trần Quốc Vượng.

Không biết có phải vì một thời người ta đã quá say men chém giết mà quên đi cái nhân bản phương Đông, hay là vì mục đích mà bỏ quên nó, hay vì quá tự mãn với những gì đã đạt được trong nồi da xáo thịt? Đến bây giờ, khi mọi sự yên bình, con người ta sực thấy mình bé nhỏ về khả năng, thiếu hụt về tri thức và chưa được học đủ đầy; Nên người ta bắt đầu đặt lòng tin vào những huyền thọai chăng?

Nếu đầu rồng là ở đất Tây Tạng và đuôi rồng ở khu vục đồng bằng sông Hồng; Thế thì đầu rồng đã thuộc về Trung đế quốc. Vậy đuôi rồng sẽ thuộc về ai? Huyền thọai vẫn là huyền thọai, thực tại khách quan vẫn là thực tại khách quan. Không thể đem chuyện huyền thọai để che lấp thực tại khách quan. Nhân nào thì quả ấy. Trồng cỏ không thể ra táo. Đúc khỉ không thể ra người. Có lẽ thế mà người ta lo sợ, nên người ta bắt đầu tin vào điều mộng mị.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét