HỌC VỊ VÀ SỰ HỮU DỤNG

Ngày đăng: [Wednesday, February 24, 2010]
Sáng nay tôi có khám và chứng nhận sức khỏe cho một thí sinh cần nộp hồ sơ thi vào cao học xã hội học. Qua trao đổi câu chuyện về tấm bằng cử nhân của cô ấy, tôi mới vỡ lẽ ra rằng lâu nay ở đại học khoa học xã hội và nhân văn có đào tạo một chuyên ngành xã hội học. Nhưng khi hỏi ra thì mới biết thêm là chuyên ngành này là một chuyên ngành tổng tổng, quát quát mà không cụ thể hóa chuyên ngành này mục tiêu đào tạo ra làm cái gì? để phục vụ nghiên cứu và giảng dạy hay phục vụ cho làm việc?

Nhưng cô ta bảo là cứ ra trường rồi ai kiếm được việc dạy thì đi dạy. Ai kiếm được việc đi làm thì đi làm. Còn đi dạy hay đi làm nếu còn thiếu kiến thức thì học tiếp ở tại công sở mình làm việc hoặc đăng ký học lên cao học về chuyên ngành mà mình đang làm. Trong đại học khoa học xã hội nhân văn của cô ấy học chưa chia ra khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản. Và cô ấy cũng công nhận với tôi rằng về mặt thiết kế giáo dục Việt Nam ở bậc đại học hiện nay chưa hoàn chỉnh. Dù cô ấy đang là giảng viên của một trường Đảng tại TPHCM.

Qua câu chuyện trên, tôi thấy rằng ngành giáo dục và đào tạo Việt nam hiện nay chưa có thiết kế rõ ràng cho từng học vị. Đó là lý do tại sao sinh viên ra trường chưa có đủ chất lượng để đáp ứng cho thực tế cuộc sống. Như trong bài Kiến thức căn bản về giáo dục bậc đại học, tôi đã nói: trong thực tế đào tạo đại học ở các nước tiên tiến họ chia ra làm 2 hệ: hệ nghiên cứu giảng dạy ở viện, trường thì ra tấm bằng cử nhân cho việc nghiên cứu và giảng dạy. Còn nếu theo hệ khoa học ứng dụng thì ra tấm bằng cử nhân cho việc đi làm. 

Hệ cử nhân khoa học căn bản, dù là khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên dùng để đi dạy và nghiên cứu thì đi tiếp cao học và PhD để đi dạy và nghiên cứu. Không ai dùng loại bằng này để đi làm. 

Hệ cử nhân dùng cho khoa học ứng dụng, thì dù là khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên dùng để đi làm. Và cũng không ai dùng loại cử nhân này để đi dạy.

Với các sinh viên xuất sắc, khả năng lĩnh hội và làm việc trong lúc còn trong bậc đại học, họ có thể học cả 2 hệ khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Khi ra trường họ nhận cả 2 cử nhân dùng cho nghiên cứu giảng dạy và đi làm (BA và BS). Nhưng những tiêu chuẩn nào trong thiết kế giáo dục để biết là BA hay BS nào là để đi làm và loại nào là để đi theo nghiên cứu và giảng dạy?

Cũng có không hiếm những người sau khi đi theo hệ giảng dạy và nghiên cứu thấy mình không thích gò bó trong 4 bức tường phòng lab. Họ tiếp tục đi theo hệ ứng dụng để đi làm. Ngược lại có người đi làm vì đã theo hệ ứng dụng, nhưng chán cảnh phải làm việc hùng hục lại muốn quay vào 4 bức tường phòng lab. Họ phải trỡ lại theo học hệ nghiên cứu và giảng dạy.

Có một vấn đề lớn mà các chính khách lãnh đạo và các nhà giáo dục đào tạo Việt Nam đang rất nhầm lẫn khi cho rằng người có bằng tiến sĩ (PhD) sẽ làm việc tốt hơn người chỉ có bằng bachelor, nhờ vào tư duy đột phá của người có bằng tiến sĩ! Thú thật khi đọc tin này cuối năm ngoái tôi đã khóc ròng cho ngành giáo dục Việt thời định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nếu tôi không quên thì lúc tôi đi làm cho SOS International. Lúc đó tôi có nhiệm vụ xây dựng hệ thống phòng khám trong cả nước, để lấy các hợp đồng bảo hiểm y tế về cho SOS International từ các tập đoàn lớn vào làm ăn với Việt Nam. Khoảng thời gian vào cuối năm 2001, tôi được SOS International cử đi theo và bảo vệ sức khỏe cho một kỹ sư hóa địa chất của Mỹ từ Texas sang - tôi không tiện nói tên ra ở đây - ông kỹ sư với bằng bachelor này được tập đoàn BP của Anh thuê sang Việt Nam để đánh giá trữ lượng khí gas và dầu ở khu vực mỏ, thuộc thềm lục địa phía Nam tổ quốc ta, để trước khi BP quyết định ký kết hợp đồng khai thác với Việt Nam.

Qua câu chuyện trao đổi, tôi biết được lương của kỹ sư này được trả tính bằng ngày. Hầu hết các chuyên gia BP thuê đều trả lương tính bằng ngày. Có người đơn vị là nghìn usd/ngày, có người là đơn vị 10.000usd/ngày(năm con số). Có người là đơn vị 6 con số usd/ngày. Có người là 7 con số usd/ngày. Kỹ sư mà tôi đề cập là 7 con số usd/ngày tức đơn vị là triệu usd/ngày. Cụ thể là bao nhiêu thì không rõ. Nhưng BP chỉ có thể thuê ông kỹ sư hóa địa chất có bằng bachelor này có 3 ngày. Nói chuyện với anh ta thì anh ta bảo: anh ta luôn thất nghiệp. Nhưng anh ta chỉ làm 1 ngày thì có thể sống cả đời! Hỏi anh ta sao không học nữa? Anh ta bảo: cái anh ta cần bây giờ là chất lượng cuộc sống của anh ta và gia đình anh ta hơn là chuyện khác!!!

Qua 2 câu chuyện thực tế cuộc sống trên. Tôi có đề nghị rằng: Ngành giáo dục bậc đại học Việt nam cần thiết kế lại chương trình giáo dục cho đúng. Bằng cho nghiên cứu giảng dạy thì ra nghiên cứu và giảng dạy. Bằng cho ứng dụng thì ra ứng dụng. 

Các nhà tuyển dụng người làm công cũng cần ý thức vấn đề này. Không nên đổ thừa người học mà cần có ý thức đóng góp cho ngành giáo dục Việt thực tiễn hơn. Bằng cách đặt hàng các trường đại học đào tạo ra những ứng cử viên sử dụng được ngay từ những lứa sinh viên vào năm thứ nhất đại học, để chất lượng đảm bảo hơn trong đào tạo.

Trong khi làm chính trị là thiên bẩm của mỗi con người. Nếu tôi nhớ không nhầm thì Tổng thống Abraham Lincohn chỉ có tự học để trỡ thành luật sư, trước khi làm vị Tổng thống lừng lẫy khắp năm châu, của nước Mỹ? Khác với làm chính trị, đào tạo nhà khoa học cần cụ thể và tiêu chuẩn rõ ràng. Không thể chung chung để rồi cho ra những sản phẩm không có chất lượng.

Các bạn nào có cao kiến về nội dung bài viết thì cho ý kiến về thiết kế tấm bằng bậc đại học cho giáo dục nước nhà thì xin cho ý kiến. Tôi xin ví dụ: Bachelor cần bao nhiêu tín chỉ? Bachelor of art thì cấu trúc gồm tín chỉ gì? bachelor of science thì cấu trúc gồm những tín chỉ gì? Trong BA các tín chỉ gì bắt buộc phải có? BS thì những tín chỉ gì bắt buộc phải có etc... Đó là thiết kế giáo dục Việt đang rất cần chứ giáo dục đại học Việt không cần xây thêm trường đại học mới như ông phó TTg kiêm bộ trưởng giáo dục đào tạo đang làm.

Asia Clinic, 11h49' ngày 24/02/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét