CHUYỆN THƯỜNG NIÊN

Ngày đăng: [Friday, September 18, 2009]

Hằng năm cứ vào khoảng tháng 8-9 là tôi luôn đặt vé máy bay để về tết. Nhưng năm nay, tôi đặt vé tử tháng 3 đến giờ, tôi vẫn không mua được vé. Chạy tông, chạy tột vẫn chưa có vé. Số là năm ngoái tôi mua vào tháng 9 không có, làm khổ thân chiều xế bóng phải ngồi xe đò hết cả 16 tiếng đồng hồ trên 1 chết xe cọc cạch từ thời còn bao cấp chạy chuyến chót về quê trong dịp cuối năm.

Số là quê tôi ở một tỉnh miền Trung, khu năm, thuộc loại cày lên sỏi đá. Nắng thì cháy đầu, mưa thì thối cả đất. Thời chiến tranh, quê tôi là một cảng quân sự của quân đội Mỹ. Tuy không là chiến lược như Cam Ranh hay Đà Nẳng, nhưng cảng Qui Nhơn, nơi mà tôi từng chứng kiến những tay anh chị làm móc câu quấn vào cột điện gắn với dây xích để quăng lên những chiếc xe container quân đội Mỹ mà cướp các container đem bán. Hên thì gặp những container quân tiếp vụ về lương thực. Xui thì gặp những container toàn vũ khí. Khi gặp container vũ khí thì dân anh chị chỉ có biết kéo ra cầu tàu mà đổ xuống cảng Qui Nhơn. Thời niên thiếu học sinh của tôi gắn với những kỷ niện bom đạn, chết chóc vì chiến tranh và xuống đường của phật tử và dân theo Việt cộng nằm vùng giật dây học sinh, sinh viên ở một phố biển có nhiều lính Mỹ.

Bình Định, một tỉnh nghèo, theo lời thầy tôi đây là vùng đất di dân của người Thanh Nghệ vào thời Trần mạt chuyển sang nhà Hồ rồi mất nước bỡi quân Minh. Nên cái tính tiết kiệm đến thành keo kiệt vẫn còn bám mãi trong gót chân của những thế hệ sau này. Khoảng hơn 5 năm trước Vietnam Airline có mỗi ngày 2 chuyến. Nhưng rồi nghe tin rằng số lượng người chịu bỏ tiền đi máy bay không đầy khách, nên rút xuống chỉ còn mỗi ngày 1 chuyến. Ngay cả năm hết tết đến cũng không được tăng chuyến bay. Nên việc mua vé ngày càng khó. Thậm chí tôi xin đi về mồng 1 tết và vào ngày mồng năm cũng không có vé! Vì quê tôi có câu tục ngữ: "Mồng năm, mười bốn, hăm ba. Cử ba ngày đó không nên ra đường". Quê tôi có ông vua Quang Trung, người đưa ra chiến lược tốc chiến, tốc thắng thần kỳ trong dịp tết Kỷ Dậu vào rạng sáng mồng năm tháng giêng 1789 tại gò Đống Đa. Nghe bảo rằng hôm ấy lính 2 bên chết nhiều. Nên ai cũng sợ oan hồn lính chết trận báo óan gây tai nạn, nên mồng năm tháng giêng không dám đi xa.

Năm nay, sau khi đau khổ vì chuyến hành hương của tết Kỷ Sửu. Tôi quyết định đăng ký vé cho 1 hãng du lịch ngay từ tháng 03/2009 tức tháng 02 âm lịch Kỷ Sữu cho cái tết Canh Dần 2010. Thế mà cũng không có vé. Khi có thông báo hết vé máy bay tết Thành pố Hồ Chí Minh - Qui Nhơn trên báo Người lao động vào ngày 10/9/2009 thì tôi mới giật mình điện thoại hỏi công ty du lịch mà tôi đã đăng ký từ tháng 3/2009, được họ trả lời là: "Em chú ý book vé cho anh liên tục. Nhưng không thấy cho đăng ký. Em cũng giống như anh. Khi biết hết vé tết TPHCM-QN thì mới biết là vé giải quyết theo 1 cách yên lặng".

Hỏi ra mới hay ở cái đất nghèo khó quê tôi cũng lắm những đại gia đình đám. Những đại gia đình đám nhờ vã đăng ký cho gia đình về tết mỗi người vài ba chục vé. Chỉ cần 3 đại gia thì cũng đủ để đầy 1 chuyến bay Airbus 180 chỗ. Đố ai biết Bình Định quê tôi có những đại gia nào đang đình đám ở Việt Nam?

Đăng nhận xét

0 Nhận xét