TOÀN CỤC TÌNH HÌNH KHU VỰC THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngày đăng: [Thursday, July 23, 2015]

Bài đọc liên quan:

MỞ ĐẦU

Hôm qua, chính phủ Nhật tổng kết trên sách Trắng tình hình biển Nhật Bản - còn gọi là biển Hoa Đông - hiện nay có đến 12 giàn khoan dầu của Trung cộng đang hoạt động thăm dò dầu khí. Theo sách trắng, năm 2014 có 6 giàn khoan, thì năm 2015 số lượng tăng lên 100% với 12 giàn khoan.

Phillipines đang ra mặt bằng hành động chống lại sự xâm lược trên biển Đông ở các hòn đảo của Phillipines thuộc quần đảo Trường Sa.

Vài tháng nay, tình hình tranh chấp biên giới giữa Việt và Cambod được khuấy động lên do đảng đối lập với ông thủ tướng Hun Sen.

Tình hình ngoại giao Việt - Mỹ trở nên nồng ấm hơn sau chuyến đi của ông tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam vào ngày 05/7/2015 vừa qua. Trong khi đó, nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam đang có những thay đổi nhân sự đáng kể để chuẩn bị cho đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 vào đầu năm 2016.

Thủ tướng Việt đi những chuyến con thoi từ Tây sang Đông để kiếm tìm những khoản vay, và đối tác kinh tế trong suốt 6 tháng đầu năm nhằm vực nền kinh tế chỉ huy đang lao xuống vực, thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế và chuẩn bị cho xoay trục quan hệ ngoại giao, gia nhập TPP để cứu đảng cầm quyền.

Ông Tập Cận Bình xin được ông Obama đón tiếp tại Nhà Trắng vào tháng 9/2015. Đây là cuộc gặp mà ông Tập xin phép được gặp Obama lần thứ hai, sau cuộc gặp cách đây 2 năm để viết lại lịch sử quan hệ Nixon Mao năm 1972.

Kinh tế Trung cộng và Việt đang cho thấy nền kinh tế chỉ huy đang đến hồi sụp đổ như Liên Xô những năm cuối thập niên 1980. Nội tình dân oan và chính đảng cầm quyền của 2 quốc gia cộng sản này cũng đang có những bất đồng do nền chính trị đơn nguyên tập quyền gây ra cho kinh tế chỉ huy sai quy luật.

Tất cả những bức tranh đa màu sắc của một trật tự thế giới mới đang diễn ra trong khu vực, trong nước Việt cần phải nhìn rõ, để tìm ra một hướng đi mới cho bất kỳ ai còn sống và làm việc ở Việt Nam.

TẤT YẾU

Theo như thông tin từ VOA, ông Đoàn Viết Hoạt cho biết, tháng 6/2015, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã gặp 3 tổ chức xã hội dân sự lâu nay còn hoạt động bí mật ở Việt Nam để chuẩn bị cho một Việt Nam hậu cộng sản. Đây là một thông tin khá quan trọng cho tình hình chính trị Việt Nam.

Nền kinh tế chỉ huy là nền kinh tế phi khoa học, nên nó sụp đổ và kéo theo nền chính trị sẽ sụp đổ theo là tính tất yếu khách quan của triết học thực hành - còn gọi là quy luật của kinh tế chính trị học, vì kinh tế là chính trị.

Việc nhà cầm quyền Việt Nam buộc phải chuyển trục quan hệ ngoại giao và sẽ phải thay đổi thể chế chính trị trong tương lai gần, nếu còn muốn giữ vị trí thống trị ở xã hội Việt Nam, là một tính tất yếu của quy luật kinh tế chính trị học khách quan.

Từ sau chiến tranh thế giới II, thế giới chia làm 3 khu vực luôn bất ổn về kinh tế chính trị: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương-Địa Trung Hải và Hồng Hải. 

Ở 3 khu vực đó, trật tự thế giới cũng có thay ngôi đổi chủ. Vị trí các siêu cường cựu lục địa châu Âu chuyển từ Tây Âu sang Đông Âu đứng đầu là Nga. 

Khu vực Thái Bình Dương là nơi tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung cộng. 

Hoa Kỳ và Tây Âu cùng nhau tranh chấp với Liên Xô cũ nay là Nga ở Đại Tây Dương-Địa Trung Hải.

Hoa Kỳ đại diện đồng minh cai quản toàn cầu và nắm yết hầu các đại dương cũng như những túi năng lượng thiên nhiên nhiên ở quanh Hồng Hải - là Trung Đông. Nhưng sau khi vắt đá thành dầu Hoa Kỳ muốn xoay trục Trung Đông sang Thái Bình Dương sau 40 năm rời bỏ để kiềm con hổ giấy Trunhg cộng.

Thế giới trở thành tam quốc phân tranh: Hoa Kỳ - Nga và Trung cộng, nhưng tất cả là một ván bài của những cuộc họp đằng sau lưng các quốc gia còn lại của 3 cường quốc này và khối cựu siêu cường châu Âu là EU, đồng minh của Hoa Kỳ trong khối NATO.

Từ đó, mọi động tịnh khu vực Thái Bình Dương là do sự xếp đặt của Hoa Kỳ và Trung cộng là điều tất yếu và hiển nhiên đã được minh chứng qua những cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Cambodia sau 1975, cũng là tất yếu, nhưng cũng có phần can dự của Nga liên quan đến Thái Bình Dương về địa chính trị.

Nên chuyến đi gặp Obama vào tháng 9/2015 tới đây là một cuộc bàn thảo ăn chia khu vực Thái Bình Dương là một sự tất yếu không ngoài cái gì khác, như Nixon và Mao đã gặp nhau vào năm 1972 ở Thượng Hải.

Khi người Pháp đến Đông Dương, họ đã xem 3 quốc gia Việt Miên Lào là một quốc gia Đông Dương, để họ cai quản, với thủ phủ đặt tại 2 đầu đất nước Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.

Bản đồ Đông Dương do Pháp vẽ năm 1905

Lịch sử xâm lược Champa và Miên của Việt Nam diễn ra từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh của thế kỷ XVI - khi mà Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Nguyễn Hoàng: "Hoành sơn nhất đái/Vạn đại dung thân" - kéo dài đến thời nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX, khi mà Đế chế Khmer điêu tàn, đã để lại một sự căm thù dân tộc giữa Miên và Việt không thể xóa sạch.

Lịch sử ngàn năm bị đô hộ Tàu của dân Việt còn khốc liệt hơn đã ăn vào máu người Việt về lòng căm thù các triều đại Trung Hoa.

Từ đó, một tính tất yếu khác diễn ra là, xuất khẩu nội loạn là chiêu bài chính trị của Trung cộng, Việt Nam ở biên giới Cambodia cũng không ngoài dự tính của 2 nhà cầm quyền này, khi mà nội tình của họ đã quá rối ren trên bờ vực thẳm. Hội nghị Thành Đô vẫn còn in dấu 16 vàng và 4 tốt, 2 đảng cầm quyền đang là đồng minh chiến lược, một mô hình kinh tế chính trị học, thì không thể xâu xé nhau khi cả 2 đều bất ổn.

Nhưng bất ổn biên giới Cambod và Việt Nam còn có 1 lý do khác nữa là đảng đối lập của ông Hun Sen kiếm phiếu ở một nền chính trị đa nguyên tản quyền theo thể chế Quân chủ Lập hiến như họ đang theo, như cái cách họ sống ôn nhu với Việt Nam và Trung Hoa như Phần Lan đã sống với Nga.

Cũng không loại trừ Trung cộng dùng Cambod để xuất khẩu nội loạn cho mình và nắn gân Việt Nam, nhưng trong hiện tại, không ai nắm yết hầu Cambod hơn Việt Nam sau khi tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot, và 10 năm đóng quân ở Cambod. Tình hình Đông Dương vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của Việt Nam dễ dàng, ngoại trừ Trung cộng tấn công Việt Nam khi Obama cho phép Tập như Carter đã từng gật đầu với Đặng năm 1979!

Theo VOA, Chính quyền Hà Nội hôm 23/7 lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh ‘dừng ngay’ cuộc tập trận trên biển Đông kéo dài từ ngày 22 tới 31/7. Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố rằng cuộc thao diễn quân sự của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ hai nước, đe doạ an ninh an toàn hàng hải trong khu vực”. Ông Bình nói thêm: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thực hiện những hành động có trách nhiệm và dừng ngay những hành động làm căng thẳng trong khu vực”

TƯƠNG LAI

Tương lai của 2 quốc gia cộng sản Việt Trung sẽ là chuyển đổi mô hình kinh tế lẫn chính trị để tồn tại là điều chắc chắn. 

Song, sau chuyển đổi thì những người cộng sản vẫn là người nắm quyền cai trị đất nước cũng là chắc chắn, vì họ đang nắm giữ cả súng đạn, luật pháp, nhà tù, trường học, tiền bạc, etc, một câu nói đã được khẳng định ở Việt Nam và thế giới là, Việt cộng giàu hơn Việt kiều, nhưng Việt kiều phải gửi tiền về nuôi Việt cộng, mà ai cũng thấy rõ.

Nhưng tương lai đáng ngại nhất là, làm sao Việt Nam chuyển đổi hình thái kinh tế chính trị mà không có cuộc tắm máu như quá khứ và như các quốc gia Trung Đông Bắc Phi năm 2011. Làm sao có sự chuyển đổi giống với Miến Điện êm ái, đó là cần một giải pháp thật khoa học.

GIẢI PHÁP

Một giải pháp cho yên thắm của nước Việt chuyển đổi hình thái kinh tế chính trị từ đơn nguyên tập quyền tập thể như hiện nay sang đa nguyên tập quyền là phải thông qua đơn nguyên tập quyền cá nhân. Tình hình nội bộ đảng cầm quyền hiện nay đang chuyển thành đơn nguyên tập quyền cá nhân sau đại hội đảng cộng sản lần thứ XII vào đầu năm 2016 là thấy rõ.

Nhưng để từ đơn nguyên tập quyền cá nhân chuyển sang đa nguyên thì cần những lộ trình mà các tổ chức dân sự trong nước Việt và đảng cầm quyền cần phải ngồi lại với nhau, để nói chuyện phải quấy trên tâm thế và tư thế vì một tổ quốc và dân tộc tự lực, tự cường cùng chống kẻ thù tham nhũng, tha hóa, bảo thủ, duy ý chí trong đảng cầm quyền, và giặc ngoài ngàn năm Trung cộng.

Các tổ chức dân sự ngoài đảng mà đã ngồi nhau với Hoa Kỳ như ông Đoàn Viết Hoạt đã nói nên ngồi lại với nhau thành một khối đoàn kết, có cương lĩnh, ban bệ hàn lâm, biết ngoại giao cả với đảng cầm quyền và cả Hoa Kỳ, Trung cộng cùng tất cả các quốc gia trên toàn cầu, để xứng tầm là một lực lượng đối lập, mà không đối kháng với đảng cầm quyền, cùng nhau thúc đẩy phát triển vì quốc gia dân tộc.

Đảng cầm quyền cần phải cầu thị, phải hiểu vai trò lịch sử của mình nay đã không còn nữa, mà giờ này là lúc phải ngồi lại với nhau để lo cho đất nước và dân tộc, chứ không tham quyền cố vị để ăn chia, vì tài nguyên đã cạn, uy tín không còn, thiên địa nhân đã không còn gì để mất. Đây mới chính là hòa hợp hòa giải dân tộc, chứ không phải cứ khư khư ôm quyền hành cho ta là lãnh đạo mât hết thiên địa nhân kêu gào hòa hợp hòa giải dân tộc giả hiệu như lâu nay.

Cả 2 khối đối lập đảng cầm quyền và tổ chức dân sự phải hiểu rằng, cần phải có đường lối đối ngoại và đối nội khéo léo với trong nước, Truing cộng và Hoa Kỳ, Nga, và đồng thời hiểu rằng chỉ có một thể chế dân chủ đa nguyên tản quyền mới đủ sức chống lại họa xâm lăng của Trung cộng, như Phần Lan đã thoát nanh vuốt của Nga.

KẾT

Nếu giải pháp trên được thực thi thì thời gian rút ngắn cho tổ quốc và dân tộc Việt bước ra khỏi tăm tối chỉ còn 30 năm, nhược bằng không, máu chảy đầu rơi, lịch sử sẽ lập lại và tổ quốc và dân tộc này sẽ ngụp lăn tiếp tục không biết bao thế kỷ nữa bỡi một lời nguyền nô vong văn hóa Khổng Khâu!

CẬP NHẬT

Nhạc thiều ở 3'20" clip này là Nhạc phẩm "Ca ngợi Tổ quốc- 歌唱祖國" của "nước bạn" - Nhạc phẩm được sáng tác vào tháng Chín năm 1950, tác giả Vương Tân - 王莘 - ở Trung Hoa là một nhạc phẩm hay đến xuất thần cả về nhạc lý và ca từ.
Không phải ngẫu nhiên mà VTV1 lại dùng nhạc phẩm "Ca ngợi Tổ quốc- 歌唱祖國" của "nước bạn" để làm nhạc thiều cho đêm kỷ niệm ngày thương binh tử sĩ 27/7/2015. Đây là một sự cố ý có chủ đích, mà không thể chối cãi được.

Clip gốc của Nhạc phẩm "Ca ngợi Tổ quốc- 歌唱祖國" của "nước bạn" - Nhạc phẩm được sáng tác vào tháng Chín năm 1950, tác giả Vương Tân - 王莘 - ở Trung Hoa

Asia Clinic, 16h32' ngày thứ Năm, 23/7/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét