Ngày đăng: [Thursday, June 23, 2011]
Hôm qua đọc báo có tin Bộ tài chính trình thường trực ban bí thư phương án 9 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Không biết rằng trong văn bản pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ thuở khai sinh lập địa đến nay, có qui định nào là, bộ tài chính không cần thông qua quốc hội và chính phủ mà chỉ cần đi "một cửa, một dấu" thẳng tới đảng để đảng cộng sản Việt Nam giải quyết vấn đề thuế má đối với dân hay không?
Nếu chưa có luật và văn bản thì đề nghị kỳ họp quốc hội lần đầu tiên của khóa 13, trong tháng 7/2011 này nên ưu tiên bàn luận và đưa ra luật xóa chính phủ và quốc hội để đảng trực tiếp lãnh đạo đất nước như câu khẩu hiệu: "đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" mà lâu nay vẫn hiện hành.
Điều này có nhiều cái lợi. Cái lợi thứ nhất là bộ máy không còn cồng kềnh thêm chính phủ và quốc hội rườm rà. Thứ hai là, giảm bớt quỹ lương, tiết kiệm được tiền để lo chuyện quốc kế dân sinh. Lợi thứ ba là, thủ tục hành chánh giảm nhẹ bớt cồng kềnh, một cửa một dấu vậy mà nhanh. Lợi cuối cùng là dù gì quốc hội và chính phủ cũng là của đảng, ở một xã hội đơn nguyên như Việt Nam hiện nay thì, đảng trực tiếp lãnh đạo vẫn hay hơn là cũng những con người của đảng đặt tên ban bệ như lâu nay, lại mang tiếng với dân tình và thế giới là đảng độc quyền. Thôi thì đã lỡ mang tiếng rồi thì cho mang tiếng luôn để không phải mang tiếng mỵ dân.
Ngược với những phục tùng sự lãnh đạo của đảng ở bộ tài chính, thì bên khối giáo dục mấy hôm nay lại đòi quyền tự quản cho những việc tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển vào đại học. Dẫu biết rằng chuyện tự quản này cũng do những con chiên của đảng nắm quyền. Nhưng như thế thì lại xé lẻ ra câu chuyện ôm đồm quản lý của đảng so với câu chuyện bộ tài chính đi tắt đón đầu ở trên.
Trong bài viết Năng lực khoa học và năng lực lãnh đạo của tôi hồi năm 2009. Câu chuyện tư duy trong lãnh đạo và trong khoa học ở ngành giáo dục nói riêng và của các ngành khác là phải biết phát huy cái riêng đến tận cùng để đạt hiệu quả cao rồi quay lại phục vụ cái chung. Đó là triết lý duy vật luận cần phải nắm trong điều hành chính sách nhà nước.
Trong bài viết Năng lực khoa học và năng lực lãnh đạo của tôi hồi năm 2009. Câu chuyện tư duy trong lãnh đạo và trong khoa học ở ngành giáo dục nói riêng và của các ngành khác là phải biết phát huy cái riêng đến tận cùng để đạt hiệu quả cao rồi quay lại phục vụ cái chung. Đó là triết lý duy vật luận cần phải nắm trong điều hành chính sách nhà nước.
Giáo dục của chúng ta cứ cải cách hết năm này sang năm nọ. Tính ra cải cách đó đã qua đúng một vòng 12 năm của giáo dục phổ thông. Nhưng vẫn còn muốn làm dự thảo nháp để chi phí tiền của dân.
Cách học, cách dạy và cách tuyển sinh thì thế giới đã làm từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa ra đời. Ngay cả thời đất nước chưa thống nhất thì giáo dục ở miền Nam Việt Nam cũng đã rất hoàn hảo để tạo ra những thế hệ người Việt vang danh khắp năm châu bốn bể. Chuyện thi cử tú tài của chế độ VNCH cũng đã được ông Nguyễn Văn Lục viết rất đầy đủ trên một trang mạng nổi tiếng người Việt ở nước ngoài. Và nó đã được đem về đây. Không cứ gì phải nghĩ ra "sáng kiến" với "tối kiến" để tăng nợ công làm ra lạm phát kịch trần như hiện nay.
Qua sự tréo ngoe của hai cấp lãnh đạo mà tôi đã đưa ra ở trên. Một ở trung ương thì muốn ngồi chồm hổm trên pháp luật và hiến pháp để tinh gọn chỉ đạo, xem thường phép nước luật nhà, để quyết định thuế thu nhập đối với dân, vì trước đó quốc hội đã bác dự thảo này. Một là của cán bộ cơ sở muốn cải cách nước nhà đi ngược với quan điểm và tư tưởng của đảng, thì hoạt động giáo dục mới tốt hơn. Tôi thấy rằng, cả 2 cách đề đạt đều đứng trên quan điểm chủ quan, mà không thấy hết triết lý của quản lý và giáo dục nước nhà.
Tư duy và hành động quản lý phải đi từ triết lý của sự việc: thúc đẩy cái riêng phát triển đến tối ưu để phục vụ cái chung. Đó là triết lý cần có cho nước nhà hiện nay. Để cái riêng phát triển tột bậc, thì quan điểm sở hữu toàn dân hay quốc gia của đảng cần xem lại. Vì không ai bỏ hết công sức của mình để làm lợi cho cái chung, mà mình không có xơ múi gì. Câu chuyện khoáng 10 và phải cỡi trói hồi thập kỷ 1980s ở miền Nam đã chứng minh điều này rất rõ. Nhưng không hiểu tại sao đến giờ này đảng vẫn đánh tráo khái niệm từ sở hữu toàn dân thành sở hữu quốc gia?
Không sợ vì cái riêng làm tha hóa, rồi đổ thừa cho mặt trái của kinh tế thị trường một cách ngụy biện. Mà chỉ sợ pháp luật không nghiêm minh biến cái chung thành của riêng để đẩy tham vọng của giai cấp cầm quyền thành tha hóa của con người.
Vấn đề sở hữu tư nhân phải cần đặt lên hàng đầu trong đường lối và sách lược nước nhà trong kỳ họp quốc hội lần thứ nhất khóa 13, khi có sửa đổi hiến pháp và luật pháp. Nếu không việc nước, việc nhà mãi mãi tréo ngoe.
Asia Clinic, 15h56', ngày thứ Năm, 23/6/2011
Tư duy và hành động quản lý phải đi từ triết lý của sự việc: thúc đẩy cái riêng phát triển đến tối ưu để phục vụ cái chung. Đó là triết lý cần có cho nước nhà hiện nay. Để cái riêng phát triển tột bậc, thì quan điểm sở hữu toàn dân hay quốc gia của đảng cần xem lại. Vì không ai bỏ hết công sức của mình để làm lợi cho cái chung, mà mình không có xơ múi gì. Câu chuyện khoáng 10 và phải cỡi trói hồi thập kỷ 1980s ở miền Nam đã chứng minh điều này rất rõ. Nhưng không hiểu tại sao đến giờ này đảng vẫn đánh tráo khái niệm từ sở hữu toàn dân thành sở hữu quốc gia?
Không sợ vì cái riêng làm tha hóa, rồi đổ thừa cho mặt trái của kinh tế thị trường một cách ngụy biện. Mà chỉ sợ pháp luật không nghiêm minh biến cái chung thành của riêng để đẩy tham vọng của giai cấp cầm quyền thành tha hóa của con người.
Vấn đề sở hữu tư nhân phải cần đặt lên hàng đầu trong đường lối và sách lược nước nhà trong kỳ họp quốc hội lần thứ nhất khóa 13, khi có sửa đổi hiến pháp và luật pháp. Nếu không việc nước, việc nhà mãi mãi tréo ngoe.
Asia Clinic, 15h56', ngày thứ Năm, 23/6/2011
0 Nhận xét