BỨC TRANH MỚI CHO TOÀN CẦU VÀ TÚI TIỀN CỦA DÂN VIỆT

Ngày đăng: [Saturday, June 22, 2013]
Bài đọc liên quan:

Hai tháng qua, HSBC công bố chỉ số PMI - Pusharsing Managers' Index: chỉ số quản lý mua hàng, nó là chỉ số sức đo cho một nền sản xuất của một quốc gia - của Trung Hoa đang xuống dốc dưới 50, và ngày càng giảm, chỉ quanh quẩn ở con số 48. Đây là mối lo ngại hàng đầu của kinh tế toàn cầu, đặc biệt các thương lái năng lượng, vì Trung Hoa là quốc gia có sức tiêu thụ năng lượng nhiều nhất toàn cầu.

Các chuyên gia hàng đầu thế giới dự đoán một thời kỳ suy giảm kinh tế Trung Hoa kéo dài có thể đến cả thập niên. Vì trong 15 tháng qua tình trạng giảm phát công nghiệp ở Trung Hoa liên tục không dứt. Báo cáo tháng 6/2013 này của World Bank thì nợ tư trong nước của Trung Hoa cao nhất toàn cầu, lên đến 160% GDP.

Báo cáo tháng 6/2013 của World Bank về nợ tư của các nước. Trong đó nợ tư trong nước của Trung Hoa cao nhất thế giới với 160%. Việt Nam đứng thứ 4, sau Trung Hoa, Nam Phi và Malaysia, với 110% GDP nợ tư trong nước.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế Mỹ đang phục hồi do tình trạng di dân qua luật đầu tư của chính quyền ông Obama đã được quốc hội thông qua từ 2 năm trước. Muốn có thẻ xanh nước Mỹ, một công dân ở nước khác chỉ cần bỏ ra 500 ngàn đô la Mỹ và mở một doanh nghiệp nuôi 6-10 lao động thì sẽ được nhập quốc tịch Mỹ. Chính sách này đã làm cho chỉ số PMI của nước Mỹ gia tăng hơn 52 trong từ đầu năm nay. Trong đó tình hình bất động sản ở Mỹ tăng giá ào ạt nhất trong 5 năm qua. Khi bất động sản nóng lên, kéo theo các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành này tăng năng suất hoạt động và thị trường tiêu dùng Mỹ bắt đầu chuyển động trở lại. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà một tấm visa du lịch từ Việt Nam sang Mỹ có giá hối lộ từ 20 đến 70 ngàn đô la.


Cuộc họp Fed - Federal Reserve System - trong 2 ngày cuối tuần qua với thông báo của ông Bernanke tuyên bố không đả động gì đến gói kích cầu đã làm cho giá vàng cuối tuần rớt mạnh, phá sàn 1.300USD/oz. Khi chỉ tệ đồng đô la Mỹ mạnh trở lại. Giá dầu thô trên thị trường thế giới cũng giảm theo.

Một yếu tố khác làm ảnh hưởng đến giá dầu thế giới là, Hoa Kỳ vừa mới thành công trong kỹ nghệ sản xuất gas và dầu hỏa từ đá phiến sét. Nó đã giúp Hoa Kỳ an toàn trong một thế kỷ phụ thuộc vào năng lượng.

Với tình hình kinh tế châu Âu đang khủng hoảng nhiều tháng qua, nạn thất nghiệp do hầu hết các đại công ty phương Tây, Mỹ đầu tư vào Trung Hoa để kiếm lãi từ giá nhân công rẻ mạt. Các chính sách thắt lưng buộc bụng của châu Âu và dân Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến chỉ số do sức sản xuất công nghiệp Trung Hoa. Nó kéo theo giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Trung Hoa. Một yếu tố thứ hai hổ trợ cho giá dầu thô trong tương lai sẽ giảm, bên cạnh sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ.

Hậu quả của giảm giá dầu thô sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các nước đang phát triển phụ thuộc vào nguồn tài nguyên xuất khẩu dầu hỏa. Nhưng lại giúp bình ổn mọi mặt hàng có sản phẩm từ dầu mỏ.

Tất cả những điều trên vẽ nên một bức tranh cho giá dầu thô sẽ đứng và giảm, mà khó lòng tăng, mặc dù nguồn tài nguyên dầu và khí gas ngày càng cạn kiệt. 

Nhưng giá vàng trên thế giới trong vài năm tới là giảm dần về cột mốc cũ khoảng ở mốc 400USD/oz, tỷ lệ nghịch với sự phục hồi nền kinh tế Mỹ. Trong 1 năm qua vàng đã giảm 266USD/oz, và chỉ trong 2 tháng qua, mỗi tháng vàng giảm giá khỏng 70USD/oz, mặc dù có sóng tăng trở lại, nhưng sóng giảm luôn lớn hơn các đợt tăng.

Cũng giống như thời kỳ khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 1970s. Giá vàng trên thế giới đã từng đạt mốc kỷ lục lúc đó là 850USD/oz. Nhưng với ngành kinh tế tri thức ra đời - công nghệ thông tin - đã giúp Mỹ hồi phục và phát triển thịnh vượng suốt hơn 2 thập niên tiếp theo đã đẩy giá vàng về mốc chỉ còn 250USD/oz vào những năm cuối thập niên 1990s và đầu thế kỷ XXI.

Đây là một bức tranh mới cho những ai đang dự trữ vàng trong thời gian qua cần tính toán.

Asia Clinic, 15h16' ngày thứ Bảy, 22/6/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét