TIÊN LƯỢNG

Ngày đăng: [Thursday, June 11, 2009]

Trong y học, tiên lượng bệnh nặng, nhẹ, điều trị tốt hay thất bại trong khỏang thời gian bao lâu là khả năng tối cao nói lên trình độ của thầy thuốc. Trong kinh tế tài chính cũng thế, việc tiên lượng kinh tế vĩ mô của một đất nước, tòan cầu sẽ xảy ra điều gì trong tương lai gần, xa là khả năng tối thượng của một người làm chuyên môn này.

Không phải ngẫu nhiên mà Paul Krugman được trao giải Nobel kinh tế 2009. Ông đã làm một lọat những bài về chính sách kinh tế phê phán và tiên lượng thế giới se rơi vào cơn đại suy thóai như hôm nay từ thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, trong lúc kinh tế thế giới nói chung và Mỹ nói riêng đang cường thịnh.

Trong vài tháng qua, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu nguy cơ sau một số khởi sắc không cơ bản trên thị trường chứng khóan. Trong khi đó, năm 2009 là đánh dấu mốc Việt nam phải trả nợ đáo hạn tiền vay từ các tổ chức tài chính thế giới và World Bank đang lo sợ Việt Nam tăng nợ xấu trong lúc tình hình kinh tế Việt Nam quá phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng xuất khẩu thì bị chặn vì thiếu thông tin. Bên cạnh đó thu hút đầu tư nước ngòai giảm trầm trọng trong 5 tháng đầu năm 2009.

Nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong vài thập niên đổi mới đã có khởi sắc, nhưng, nhìn lại cho ta thấy sự khởi sắc ấy là không bền vững. Vì các nguồn thu để tạo ra GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào những thành phần cơ bản sau:
1. Nguồn tiền xuất khẩu từ tài nguyên: dầu hỏa, than đá.
2. Nguồn kiều hối của đồng bào Việt kiều gửi cho người thân trong nước.
3. Nguồn đầu tư nước ngòai vào (FDI)
4. Xuất khẩu từ nông lâm thủy sản và gia công.

Qua đó, chúng ta thấy được sức vóc thực của nền kinh tế nước nhà sau 20 năm đổi mới cũng chỉ nằm ở chỗ sản xuất nông nghiệp, thủy sản là chủ yếu. Các nguồn tiền từ những lĩnh vực khác chỉ là sự khái thác tài nguyên bán để ăn và dựa vào sức vóc của nơi khác. Thế nhưng tại sao trong hơn 2 tháng qua từ những ngày giữa tháng 3/2009 đến nay (11/6/2009) tình hình cổ phiếu chứng khóan cứ nhích lên và đi ngược với tình hình kinh tế tòan xã hội?

Một vấn đề đặt ra ở đây là gói kích cầu 8 tỷ của Chính phủ đề ra trong cuối năm 2008 đã bắt đầu có tác dụng. Song, tác dụng tốt hay xấu thì còn là vấn đề cần đánh giá thận trọng khi một số doanh nghiệm không dùng tiền kích cầu để kinh doanh sản xuất ra sản phẩm mà để chơi chứng khóan. Một lượng tiền lớn hàng trăm nghìn tỷ đồng đang chảy vào sàn chứng khóan và biến cả nước sôi động như một sòng bạc có qui mô lớn đến mức mà nếu không có biện pháp kiềm hãm sớm thì tình hình lạm phát và thiểu triễn sẽ xảy ra trong tương lai gần kinh khủng hơn và trên qui mô không lường trước so với năm 2008.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét