MỘT CHÚT VĂN HÓA VIỆT

 

Người Việt thập niên 1920s của thời thuộc Pháp vẫn đói nghèo

1. Nỗi buồn văn hóa

Địa chính trị và lịch sử nước Việt Nam đầy bi kịch với ngàn năm nô lệ cho đến hôm nay vẫn chưa thoát được, nên dân tộc Việt Nam không có tư duy độc lập, mất tự tin và mất tính tự chủ.

Từ đó tính bầy đàn và hay tin vào điều vô căn cứ, đúng nghĩa là tin vào điều ảo hơn sự thật khách quan, khi họ rơi vào hoàn cảnh mất hy vọng hoặc thất bại trong cuộc sống. Họ đặt niềm tin vào một thế giới tâm linh không có thật hoặc một điều huyễn hoặc để còn hy vọng sống.

Chính điều này làm nên mảnh đất màu mỡ cho tôn giáo phát triển mạnh nhưng không có trật tự và là một nghề kiếm sống béo bở cho những người muốn ngồi mát ăn bát vàng. Và các chính khách sử dụng tôn giáo để ru ngủ quần chúng khi họ không đủ khả năng lãnh đạo quốc gia dân tộc.

Nếu chịu khó nhìn lại, những thời kỳ tôn giáo phát triển mạnh ở Việt Nam là lúc nước Việt đang ở thời kỳ mạt pháp, chứ không phải là thời kỳ thịnh vượng hay nói cách khác là thời kỳ văn hoá suy đồi.

Song song với nó là Đức tin của người Việt Nam bị mất. Họ không còn tin vào sự thật vì thấy đâu cũng giả dối, vàng thau lẫn lộn. Không thể trách người dân mất Đức tin mà phải hiểu rằng, đó là hậu quả của địa chính trị, làm ra lịch sử và từ lịch sử đưa đến thể chế chính trị mà dân tộc Việt lựa chọn.

Sau khi đến Mỹ khoảng 6 tháng và đi khảo sát qua 32 tiểu bang, tôi hiểu được rằng dân tộc Việt đã và đang chọn lựa ngày hôm nay, chứ không ai chọn lựa cho họ. Cũng như câu nói rất thâm thuý của ông cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Đại biểu quốc hội là do dân bầu chọn, đại biểu làm sai là do lỗi của dân!”

Nhiều người cho rằng dân không được quyền chọn lựa đại biểu quốc hội, vì đảng chọn để dân bầu! Nhưng nếu nhìn xa hơn nữa, nếu không có hơn 2 triệu người ngả xuống để có thể chế hôm nay trong đó có cả trí thức của 2 miền Nam Bắc thì làm sao có thể chế hôm nay?

Thế thì, không ai khác chính dân tộc Việt chọn lựa. Và tôi hiểu được họ đã chọn con đường thua cuộc như ông cha đã từng ngàn năm trước. Thua cuộc ở đây không phải là tuyệt chủng mà là lịch sử ngàn năm luôn đi theo quy luật lập lại mà không thể thoát ra khỏi lời nguyền địa chính trị và lịch sử!

Nên đừng ai hỏi tại sao bây giờ tôi không còn mặn mà với con đường giáo dục trẻ, mà mọi người nên tự hỏi mình đã cố gắng hết mình cho chính mình và gia đình nhỏ của mình chưa?

Viết ra những dòng này là một sự đau khổ vô cùng tận. Vì có những lúc một mình trên đất Mỹ tôi nghiền ngẫm một điều mà ít người Việt nào trên đất Mỹ phải nhọc tâm là, tại sao người Việt ở đâu cũng không biết hợp quần để làm việc nghĩa? Tôi có viết một bài về đề tài này, sau đó đọc bài của cố GS Nguyễn Xuân Vinh cũng cùng suy nghĩ là, chính văn hoá sống của người Việt đã làm họ luôn chọn lựa con đường thất bại.

2. Văn hóa vùng miền

Người Việt có câu đối mà tôi học được ở trong tù từ một thân cận của Phạm Công Danh là: “Nam đần, Bắc đểu, Trung gian/Nam nhân, Bắc trí, Trung kiên”. Nghĩ mà đúng thật.

Người miền Nam có thiên nhiên hiền hoà trù phú nên họ chân chất nhân hậu đến đần độn và ngu ngơ nên luôn đi trước về sau và làm con chốt thí quân qua mọi thời đại lịch sử nước ta.

Người miền Bắc ở gần với Trung Quốc bao đời lo chống chọi mưu đồ xâm lược nên họ vừa có mưu trí nhưng vừa bẩn bựa của kiểu ăn xổi ở thì, đểu cáng mà không miền nào có được.

Người miền Trung sống với thiên nhiên khắc nghiệt nên họ kiên cường vượt qua mọi thử thách cuộc đời đến độ gian xảo.

Tóm gọn thế để thấy tại sao khi Pháp vào đô hộ nước ta họ phải chia đất nước làm 3 miền để cai trị, vì văn hoá sống 3 miền hoàn toàn khác nhau.

Ban đầu người Pháp nghĩ rằng cắt đứt khúc ruột miền Trung sẽ dễ dàng chiếm cả Việt Nam. Nên họ đánh vào Đà Nẵng nhưng không thành vì bị sự kiên cường của người miền Trung, hơn nữa triều đình nhà Nguyễn đóng đô ở Huế nên chuyện chống Pháp dễ dàng.

Nên Pháp bỏ miền Trung vào đánh thành Gia Định là thành công, sau đó đánh miền Bắc rồi cuối cùng kinh đô Huế đầu hàng.

Vấn đề của người Việt muôn đời không ngồi lại được với nhau dù ở trong nước hay đã ra khỏi nước là vấn đề văn hoá sống vùng miền khác nhau. Khi ngồi được với nhau chỉ có một chữ vì quyền lợi cá nhân được ăn chia hài hoà. Chính điều này mà nước Việt luôn yếu và hèn với giặc phương Bắc!

Tôi viết ngắn ắt có điều chưa giải thích cặn kẽ. Mong người được suy nghĩ và bổ sung thêm. Xin cảm ơn.

Sài Gòn, 18:18 Sunday, 27th November 2022

Đăng nhận xét

1 Nhận xét

  1. dạ thưa anh, em có điều chưa rõ nhờ anh giúp diễn giải thêm. Người bắc 54 và thế hệ con cháu sau này của họ là miền Nam hay miền Bắc ? Người miền nam đi tập kết miền Bắc và sinh ra con cái ở đó, thế hệ từ đó là người Nam hay Bắc ? Người Sài Gòn là người Nam hay Trung hay Bắc ? Cám ơn anh.

    Trả lờiXóa