ĐỪNG TRÁCH NGƯỜI KHÁC MÀ HÃY TỰ TRÁCH MÌNH!

Nhạc phẩm "Gia tài của Mẹ" của Trịnh Công Sơn phiên bản tiếng Anh được diễn trong chương trình phản chiến khoảng năm 1968 sau Tết Mậu Thân. Cô Khánh Ly lúc ấy còn trẻ cùng hát với một ca sĩ Mỹ mà không rõ tên. Nếu cô Khánh Ly nói ra sẽ rõ ca sĩ này là ai?

Ai nói gì thì nói, với tôi nhạc phẩm “Gia tài của Mẹ” của Trịnh Công Sơn là một tuyệt phẩm đúc kết từ 4 yếu tố quyết định vận mệnh của Việt Nam nói riêng và nói rộng ra cho những quốc gia khác có cùng các yếu tố: địa chính trị, lịch sử, văn hoá tư tưởng và nhân cách của dân tộc! 

Không phải từ bây giờ mà từ nửa thế kỷ nay tôi luôn yêu thích nhạc phẩm này, khi mà tôi còn học tiểu học và được nghe nó từ những ngày của cuối thập niên 1960s. 

Hôm nay bất ngờ gặp lại clip này đã hơn 50 năm qua, tôi xin mượn clip của Facebook Lê Thuận edit lại từ blog "Người tha hương" từ bản gốc của Youtube: "Closing the gap 1975 - part 1/3" hình ảnh của Khánh Ly và ca sĩ người Mỹ hát bằng tiếng Anh vào khoảng năm Mậu Thân 1968 trong những đêm nhạc phản chiến góp phần cho miền Nam Việt Nam sụp đổ. 

Bản gốc "Khép lại khoảng cách" - "Closing the gap 1975 - part 1/3"

Dù nỗi đau vẫn còn mãi cho đến khi những ai đã chứng kiến lịch sử vào những năm 1960-1970s nhắm mắt, nhưng chúng ta không thể chối cãi sự thật khách quan là con đường Việt Nam hôm nay là do dân tộc Việt chọn lựa, chứ không ai khác.

Dù sao thì nhạc phẩm này vẫn cứ rất hay không chỉ giai điệu, ca từ xuất sắc mà trên hết là tư tưởng của nhạc phẩm bất hũ với thời gian và không gian của dân tộc Việt. 

Đừng trách ai mà hãy tự trách chính mình! 🥺

Lời nhạc phẩm:

English version 

A thousand years of Chinese reign. 

A hundred years of French domain. 

Twenty years fighting brothers each day, 

A mother's fate, left for her child, 

A mother's fate, a land defiled. 

A thousand years of Chinese reign. 

A hundred years of French domain. 

Twenty years fighting brothers each day, 

A mother's fate, bones left to dry, 

And graves that fill a mountain high. 

Refrain: 

Teach your children to speak their minds. 

Don't let them forget their kind-- 

Never forget their kind, from old Viet land. 

Mother wait for your kids to come home, 

Kids who now so far away roam. 

Children of one father, be reconciled. 

A thousand years of Chinese reign. 

A hundred years of French domain. 

Twenty years fighting brothers each day. 

A mother's fate, our fields so dead, 

And rows of homes in flames so red. 

A thousand years of Chinese reign. 

A hundred years of French domain. 

Twenty years fighting brothers each day. 

A mother's fate, her kids half-breeds, 

Her kids filled with disloyalty. 

Vietnamese version: 

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu 

một trăm năm đô hộ giặc tây 

hai mươi năm nội chiến từng ngày 

gia tài của mẹ, để lại cho con 

gia tài của mẹ, là nước Việt buồn 

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu 

một trăm năm đô hộ giặc tây 

hai mươi năm nội chiến từng ngày 

gia tài của mẹ, một rừng xương khô 

gia tài của mẹ, một núi đầy mồ 

Dạy cho con tiếng nói thật thà 

mẹ mong con chớ quên màu da 

con chớ quên màu da, nước Việt xưa 

mẹ mong trông con mau bước về nhà 

mẹ mong con lũ con đường xa 

ôi lũ con cùng cha, quên hận thù 

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu 

một trăm năm đô hộ giặc tây 

hai mươi năm nội chiến từng ngày 

gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan 

gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng 

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu 

một trăm năm đô hộ giặc tây 

hai mươi năm nội chiến từng ngày 

gia tài của mẹ, một bọn lai căng 

gia tài của mẹ, một lũ bội tình.

Có một điểm lịch sử cần lưu ý trong nhạc phẩm là:

Bài hát “Gia tài của mẹ” được Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1965, trong đó có một câu hát khiến người ta nhầm lẫn “hai mươi năm nội chiến từng ngày” là cột mốc tính từ 1954-1975. Như vậy tính từ thời điểm ra đời bài hát thì cuộc nội chiến này phải được tính từ khoảng 1945.

Theo dòng lịch sử, sau khi Việt Minh cướp chính quyền năm 1945 và thành lập chính phủ lâm thời thì tổ chức này bao gồm cả Cao Đài, Hòa Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng chứ không riêng gì những người cộng sản. Sau vụ án Ôn Như Hầu 1946, những người Cộng sản lập mưu loại những người phi cộng sản ra khỏi chính trường bằng một màn đột kích bắt giam toàn bộ các thủ lĩnh đảng phái đang tề tựu ở đó thì các lực lượng này từ bỏ hàng ngũ Việt Minh chuyển qua ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại.

Năm 1946, Pháp quay lại Đông Dương và dưới sức ép của Mỹ phải trao trả độc lập cho các vùng lãnh thổ trước đây mà Pháp chiếm, trong đó có Việt Nam. Hiệp ước giữa VNDCCH do ông Hồ đứng đầu và Pháp đổ bể. Để thực hiện chính sách một Đông Nam Á phi cộng sản, người Pháp đã bắt đầu thương thuyết và trao trả Việt Nam về cho Bảo Đại từ giữa năm 1948, trong đó có mảnh đất Nam Kỳ thuộc địa. Điều này hợp lý vì trước đây Pháp chiếm VN từ tay nhà Nguyễn và mảnh đất Nam Kỳ là công lao của nhà Nguyễn gầy dựng.

Đến cuối năm 1950, Pháp đã ký kết các Hiệp ước với Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu, trao trả các quyền hành chính, ngoại giao, thuế quan, quản lý xuất nhập cảnh…, Quốc gia Việt Nam sẽ có một quân đội riêng tuy nhiên phải "sẵn sàng bảo vệ bất cứ phần nào của Liên hiệp Pháp".

Quốc gia Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ từ Nam chí Bắc trong khi chính quyền VNDCCH thì rút lên Pắc Pó để kháng chiến nhằm duy trì ý thức hệ cộng sản cho toàn bộ quốc gia mà mình muốn giành lấy. Như vậy, tính từ thời điểm Quốc gia Việt Nam được thành lập cho đến trận Điện Biên Phủ 1954 thì quân đội Pháp chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Quốc gia Việt Nam nằm trong khối Liên Hiệp Pháp chống lại sự xâm lấn của phía bên kia theo thoả thuận như đã kí kết giữa các quốc gia thành viên nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, trong đó có quy ước “bất kì một quốc gia nào nằm trong khối Liên Hiệp bị tấn công, thì các quốc gia còn lại có nghĩa vụ hỗ trợ và bảo vệ quốc gia đó”. Sau Điện Biên Phủ 7/5/1954 thì Quốc gia Việt Nam rút về phía Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt với VNDCCH.

Như thế, bản chất cuộc chiến giai đoạn 1945-1954 vẫn là cuộc nội chiến, trong đó những người Cộng sản muốn giành lại quyền kiểm soát đất nước trên thực tế đã được Pháp trao trả toàn bộ về cho cựu hoàng Bảo Đại.

Lindale, Thứ Bảy 02th July, 2022

Đăng nhận xét

0 Nhận xét