NÓI MỘT LẦN CHO XONG (kỳ 2)


Loạt bài lấy từ nguồn: Công Nghệ Giáo Dục

Về Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước năm 1990

Ngày 18/05/2012, GS Thuyết đã có bài trả lời VTC News với tiêu đề:

TRƯỜNG THỰC NGHIỆM: TỪNG BỊ PHẢN ĐỔI CẤP NHÀ NƯỚC

Trong đó, nhấn mạnh:

“Cuối năm 1995, Hội đồng cấp nhà nước (gồm 9 hội đồng chuyên môn) do GS.TS Phạm Tất Dong làm Chủ tịch, đã không ủng hộ chương trình thực nghiệm - GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết.”

Bài viết đó, ở cái thời điểm mà chương trình “của ông Thuyết” đang ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, và phương án Công nghệ giáo dục lại đang được hồi sinh một cách mạnh mẽ, nhất là sau sự kiện cổng trường Thực Nghiệm (Liễu Giai) bị xô đổ, đã gây một sự hoang mang rất lớn cho những người bắt đầu quan tâm đến Công nghệ giáo dục lúc bấy giờ.

Cụ thể câu chuyện hội đồng thẩm định ra sao, hãy cùng tiếp tục nghe chia sẻ của thầy Phạm Toàn và ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định năm 1990:

***********

Biên bản của Hội đồng quốc gia đánh giá dự án giáo dục thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại năm 1994

“…Còn một điều nữa Thuyết giỏi là “tham gia” vào các bản thảo đã có để cùng ký tên. Sách Tiếng Việt lớp Một Hồ Ngọc Đại và tôi làm đã mõm ra rồi, Thuyết “tham gia” chữa vài chữ, rồi ký tên ghé vào sau người chủ biên, lại là phó tiến sĩ nên đứng trên cả tên tôi, đồng thời lôi cả đống tên tuổi giáo viên vào mục “tham gia dạy thực nghiệm” cho nó khách quan – cần kiểm chứng thì cứ tới kho sách mà xem. Khi Thuyết gọi Đại là “thằng điên” vào năm 1995, Đại xóa tên tuổi tất tật, chỉ còn lại một tên. Xong!

Thuyết làm tổ trưởng tổ Văn-Tiếng Việt, chuyện này có lỗi của tôi đã hết sức ủng hộ anh vào vị trí này. Tôi còn đề nghị Đại cho Thuyết và một người nữa làm phó giám đốc. (Cả cơ quan ấy đùa: cử anh Toàn kiêm nhiệm trưởng ban Tổ chức trung ương hai đảng của Mỹ thì Mỹ thua là cái chắc). Một người kia tên là H. sau này phát hiện ăn cắp tiền dự án chính tôi xin về, nhưng vì khéo che chắn nên thoát tội. Người này giữa đêm gọi điện cho Đặng Ngọc Riệp (người kế nhiệm giám đốc Hồ Ngọc Đại) bảo Riệp “ông lui ra cho tôi chơi nhau với thằng Đại”. Thật rất buồn vì cô bé này thường nhận là học trò yêu của Đại. Khi cô ta bảo vệ luận án, phó tiến sĩ Trần Sĩ Nguyên (viện Giáo dục dân tộc) giơ tay xin nêu câu hỏi, Đại bảo vệ “học trò”, nói với cậu Nguyên: “Ừ hỏi thì được, nhưng đừng hỏi lưu manh”.

Bây giờ tôi nói nốt về điều Nguyễn Minh Thuyết nói sai và hãng VTC đưa thành tít bài “Trường Thực nghiệm: Từng bị phản đối ở cấp nhà nước”.

Năm 1990, chương trình thực nghiệm đã được nghiệm thu ở cấp Nhà nước. Tôi được Hồ Ngọc Đại cử đi báo cáo riêng cho hai người, anh Nguyễn Văn Hạnh, thứ trưởng giáo dục sau làm phó ban Khoa giáo, và anh Hoàng Tuệ, viện trưởng viện Ngôn ngữ học. Trong cả hai cuộc, Thuyết đều đi theo tôi. Vụ báo cáo anh Hạnh ở trụ sở góc đường Phan Đình Phùng Hoàng Diệu (nhà cũ bà Hà Quế) thôi không cần nói. Nhưng vụ báo cáo anh Hoàng Tuệ thì cần nói. Vì anh Tuệ khi nghe một khái niệm mới luôn luôn hỏi lại “cái ấy tiếng Pháp gọi là gì?” Thuyết thừa nhận “hôm nay không có anh thì em chết”. Và giáo sư Hoàng Tuệ sau đó đã nhận lời tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước (cùng với Lương Ngọc Toản, thứ trưởng giáo dục khi đó). Sau đó, anh Tuệ còn cho cháu ngoại (con của Hương) vào học trường thực nghiệm.

Tôi nhắc lại cho khỏi hiểu nhầm: hệ thống thực nghiệm đã được một Hội đồng cấp Nhà nước nghiệm thu cuối năm 1990 nhờ đó mới được thành lập Trung tâm Công nghệ Giáo dục (trước đó chỉ được gọi là “trường thực nghiệm” hoặc nâng lên thành “Cơ sở thực nghiệm giáo dục phổ thông”).

Có việc liên quan đến Thuyết trong giai đoạn này, cần nói, cốt để hiểu đời và hiểu người.

Để chuẩn bị nghiệm thu năm 1990, Thuyết phải viết báo cáo môn Tiếng Việt, tôi được phân công viết báo cáo môn Văn. Nhưng Thuyết vô tình hay cố ý không bảo tôi viết. Một ngày trước cuộc họp trù bị, tiến sĩ Nguyễn Kế Hào nổi cáu lấy xe ô tô đến tận nhà tôi hỏi báo cáo đâu, tôi ngớ ra, nhưng ngay sớm hôm sau tôi đã có báo cáo để cô Ngọc Mùi đem chụp. May là hôm nay cả Nguyễn Kế Hào và Ngọc Mùi vẫn còn mạnh khoẻ!”

(Lời thưa:

Trên đây là đoạn trích bài viết của nhà giáo Phạm Toàn phản bác lại ý kiến của GS Nguyễn Minh Thuyết ngày 18/5/2012 được đăng trên VTC News. Đây là tư liệu chân thực của một người trong cuộc, nên được phổ biến lúc này bởi những người khác trong cuộc hiện tại vẫn đang khoẻ mạnh và họ có thể lên tiếng, đồng thời cũng được xem là tư liệu cho những ai cần nghiên cứu về CGD Hồ Ngọc Đại.

Trang tin VTC News đưa tin ý kiến của GS Nguyễn Minh Thuyết (đã được chèn lin chữ màu đỏ ở trên)

Bài được lưu giữ tại Thư viện Phạm Toàn tại thôn Hội Phụ, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội và được đăng trên facebook của dịch giả Phạm Anh Tuấn.)

*************

SỰ THẬT, Ý KIẾN CỦA CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NĂM 1990  LÀ THẾ NÀO?

Thứ nhất: Đây là Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước, do GS. PTS Thứ trưởng Lương Ngọc Toản làm chủ tịch Hội đồng.

Phản biện gồm:

- GS Phạm Tất Dong – Phó ban Khoa giáo TW Đảng;

- PTS Đinh Gia Phong, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông;

- GS Dương Tất Tốn, Viện trưởng Viện Nội dung phương pháp dạy học, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.

Thứ hai: Hội đồng làm việc theo quy trình rất khoa học, dựa trên các cứ liệu nghiên cứu và trực tiếp đi khảo sát, dự giờ, tiếp xúc với học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và các cán bộ chỉ đạo giáo dục ở các trường, phòng, sở tại 3 địa phương (Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Nội) trong thời gian hơn 1 tháng.

👉 Hội đồng kết luận như thế nào?

Admin xin trích một đoạn trong kết luận (toàn văn xin mời các bạn quan tâm đọc ở comments):

“Mô hình giáo dục ở bậc tiểu học mà đề tài xây dựng là một trong nhũng cách làm đổi mới giáo dục hiện nay. Nó có tư tưởng khoa học rõ rang và được thể hiện vào trong toàn bộ quá trình dạy học: xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa cho học sinh, thiết kế cho giáo viên, sách hướng dẫn cho cha-mẹ học sinh, thiết kế cho giáo viên, sách hướng dẫn cho cha mẹ học sinh… Qua thực nghiệm, với các kết quả có thể nhận thấy được, mô hình này đã được thực tế chấp nhận.

“Công nghệ giáo dục” là tư tưởng mới lần đầu tiên được nghiên cứu về mặt lý luận và được triên khai trong thực tiễn giáo dục của Việt Nam… Đây là một trong những cách làm mới thu được kết quả đáng tin cậy”.

👉 Còn GS Phạm Tất Dong đã có ý kiến phản biện như thế nào?

“Công nghệ giáo dục Việt Nam phát triển chứ không thể thui chột được và chỉ làm một việc để lên đến đại học – sinh viên không viết sai chính tả, vấn đề lâu nay chúng ta bó tay thì Hồ Ngọc Đại đã tạo ra một accélération (gia tốc – admin) trong giáo dục” – trích ý kiến phản biện của GS Phạm Tất Dong, được đăng tại Bản tin Tâm lý giáo dục học ứng dụng, Hải Phòng.

*************

VẬY HỘI ĐỒNG CẤP NHÀ NƯỚC NĂM 1995 MÀ GS THUYẾT ĐÃ NHIỆT TÌNH CHỈ RA?

👉 Xin thưa, năm 1995 chỉ có một Hội đồng đó là Hội đồng khoa học do GS. TS Phạm Đình Thái làm Chủ tịch, nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ: “Chuyển giao Công nghệ giáo dục bậc Tiểu học” (chi tiết xin xem ảnh dưới comments – admin).

👉 Đề tài này, theo biên bản, không có GS Phạm Tất Dong, và ý kiến Hội đồng kết luận rằng (xin trích lược):

“Đây là dự án triển khai tốt, có hiệu quả nhằm đưa nền giáo dục Tiểu học ở nước ta tiếp cận trình độ khu vực và thế giới”.

************

Xem thêm:

Kỳ 1: Đôi điều sự thật về trường Thực Nghiệm

https://bit.ly/2X805q3

Kỳ 3: Bài phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết trên VTC News ngày 18/05/2020

https://bit.ly/36BMTNz

Tư gia, 20:58 Monday, 12nd Oct, 2020

Đăng nhận xét

0 Nhận xét