VẤN ĐỀ TƯ DUY - KỲ IV: TƯ DUY THÔNG MINH

5W + 1H sẽ giúp chúng ta trở nên thông minh hơn

Bài đọc liên quan:

Quan trọng nhất của một đời người là tư duy thông minh. Một loại tư duy mà chỉ có những nhà tư tưởng, khoa học gia nổi tiếng, chính khách đi đến đỉnh cao, doanh nhân toàn cầu thành đạt mới đạt được. Trong kỳ 3, tôi viết tư duy của người bình thường gồm: tư duy chân thật, tư duy phân tích và tư duy phản biện.

Phần này tôi viết về tư duy thông minh. Trong tư duy thông minh có 2 loại tư duy mà, khi một cá thể hoặc tự cảm nhận và ý thức được mình có, hoặc được giáo dục trong nhà trường. Tuy vậy, hai loại tư duy này là thiên bẩm hơn là được giáo dục, nhưng nếu một cá thể chịu khó tư duy và rèn luyện vẫn có thể đạt được 2 loại tư duy này.

Tư duy thông minh gồm: tư duy tương đối và tư duy hệ thống. Tại sao nó quan trọng đến vậy? Và tại sao không phải ai cũng có thể đạt được?

Tư duy tương đối: là tư duy nhìn một sự vật, hiện tương không bao giờ là nhất định đúng hoặc nhất định sai. Vì trên cõi ta bà này, mọi vật luôn chuyển dịch, thay đổi, không đứng yên, như Socrates - một triết gia Hy Lạp cổ đại - đã nói: "Bạn không bao giờ tắm 2 lần trên cùng một dòng sông!". Tại sao? Vì nước sông, cây cỏ, chim muôn, cá tôm 1 giây trước đó khác với hiện tại. Cuộc sống sinh động cũng vậy, luôn chuyển dịch.

Cái bạn nhìn thấy đúng ở thế giới tiên tiến không thể đúng với thế giới lạc hậu. Việc bạn thấy và hành động bình thường ở thế giới tự do, dân chủ sẽ là không bình thường ở thế giới độc tài và mất dân chủ. Chính vì thế, tùy theo hệ quy chiếu mà bạn đang chọn, đang sống, đang làm việc mà suy nghĩ và hành động phải phù hợp với nó. Nếu không bạn sẽ bị loại ra khỏi cuộc sống.

Bạn sẽ thấy Lý thuyết Tương Đối của Albert Einstein không chỉ đúng trong Khoa học tự nhiên mà còn đúng cả với Xã hội học là ở loại tư duy này.

Chính tư duy tương đối nó giúp cho một cá thể trở thành Người tử tế khi người ấy có nhân cách, sự lương thiện, và một sự hiểu biết sâu rộng về Đạo và Đời.

Chuyện Tử Tế của Đạo diễn Trần Văn Thủy sản xuất năm 1982

Nhưng cũng chính tư duy tương đối sẽ đẩy một cá thể trở thành kẻ bất lương khi kẻ ấy hiểu nó để chỉ vì mục đích Cái Riêng mà không quan tâm đến Cái Chung trong duy vật luận.

Bao thời nay, biết bao Người biết hy sinh cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc, cũng vì họ hiểu việc họ phải làm, không thành thân thì cũng thành Nhân. 

Nhưng cũng không thiếu kẻ cơ hội chính trị chỉ vì tư túi, hy sinh đời bố củng cố đời con, tha hóa, tham nhũng, lừa thầy, phản bạn... Đó là kết quả của những cá thể hiểu, sử dụng đúng lúc, có hay không có nhân cách, lương tâm, và lòng tự trọng mà thành.

Tư duy hệ thống: Đây là một loại tư duy mà ta có thể hiểu đơn giản là khi một ai đó nhìn cánh rừng không chỉ nhìn những cây mọc trong rừng, mà họ còn nhìn cả môi trường động thực vật, khí hậu, phong cảnh, những ảnh hưởng của sự tồn tại hoặc biến mất của cánh rừng... và đánh giá khu rừng ấy tốt hay xấu, có nguy cơ bị tổn hại hay có khả năng phát triển...

Nói cách khác, tư duy hệ thống là loại tư duy đỉnh cao của nhân loại đúng theo phương pháp luận khoa học: "Từ trực quan sinh động đi vào tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đem ra áp dụng thực tế khách quan. Đó là con đường nhận thức chân lý khách quan."

Ví dụ, khi bạn muốn đánh giá một cá nhân nào đó, điều kiện cần là bạn phải có 4 yếu tố quanh cá nhân đó là: bản thân cá nhân ấy, gia đình cá nhân ấy, nhà trường đã dạy cá nhân ấy và môi trường xã hội mà cá nhân ấy đã và đang sống và làm việc. Điều kiện đủ là những gì cá nhân ấy đã trải qua, những biến động có tính lịch sử của cuộc đời cá nhân ấy trải qua, những ai là bạn, những ai là bè của cá nhân ấy, sách gì cá nhân ấy thích đọc... Rất nhiều yếu tố được gọi là biến độc lập và biến phụ thuộc về mỗi cá nhân trong một Hàm số y(biến phụ thuộc) = f(x: biến độc lập) thì mới nhìn một cách hệ thống, toàn diện về một con người.

Bạn cũng có thể tìm một ví dụ khác về tư duy hệ thống như: Đồng bằng Sông Cửu Long trong 30 năm tới sẽ thế nào? Lúc này tư duy tương đối, tư duy phản biện, tư duy phân tích và tư duy chân thực bắt đầu hoạt động làm việc ghi nhận, phân tích, lấy kết quả, đưa ra kết luận và nhìn 2 mặt của vấn đề Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh bị chặn dòng với 21 con đập thủy điện đầu nguồn. Rồi so sánh với dòng Colorado ở hạ nguồn đập Hoover của Hoa Kỳ trong gần 100 năm qua sau khi có đập thủy điện. Bạn sẽ có cái nhìn đúc kết có tính hệ thống, toàn cảnh để đi đến tiên lượng tương lai của đồng bằng Sông Cửu Long. Khi có ai đó mời bạn đầu tư làm nông nghiệp sạch ở đồng bằng Sông Cửu Long thì, một ý thức hiện ra trong đầu bạn là tương lai ở nơi đó không thể làm nông nghiệp được nữa, vì nó sẽ bị sa mạc hóa như vùng Phan Rang, và bao nhiêu ảnh hưởng khác về khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường...!

Đến đây là tôi hoàn thành xong 5 loại tư duy của con người từ những người thất bại đến người bình thường và cuối cùng là người tinh nhoa của bất kỳ nơi đâu trên quả địa cầu. Vấn đề còn lại là bạn phải tự rèn luyện để có chúng, nhằm giúp bạn có cuộc sống an nhiên tự tại.

Hãy luôn đặt loại câu hỏi 5Ws + 1H: WHY - tại sao, WHAT - cái gì, WHEN - khi nào, WHERE - ở đâu, WHO - ai, HOW - như thế nào. Hãy động não để tư duy chúng ta ra khỏi chiếc hộp, để tư duy chúng ta không bị nước đôi, để chúng ta dễ hòa nhập, nhưng không hòa tan, mà là làm nên sự khác biệt với đám đông vô thức - Cái mà René Decartes gọi là 99% chỉ là một đàn cừu dễ chăn dắt và rất dễ xúi giục làm chuyện xằng bậy khi 1% tinh hoa muốn.

Đa Khoa Phước Sơn, 11:06, 17 July, 2020

Đăng nhận xét

6 Nhận xét

  1. theo ý hiểu của cá nhân cháu thì tư duy chỉ có một ạ. Bời vì người bình thường có 3 loại tư duy như Bác sỹ nói là : tư duy quan sát , tư duy phân tích, tư duy phản biện. Trong đó 2 bước tư duy của người năm trong 90% dân số, đến tốt hơn là tư duy phản biện nằm trong 9% dân số.
    ở bước 1 , 2 . quan sát tốt, phân tích giỏi thì đương nhiên sẽ thuộc 1% ở nhóm tư duy thông minh mà Bác Sỹ nói là tư duy hệ thống đấy.
    còn bước thứ 3: 9% phản biện , đương nhiên quan sát và phân tích sâu thấy đúng sai họ sẽ phản biện, càng sâu xa thì cái thuyết tương đối của Anhxtanh họ càng thấm thấu.
    Đọc mấy bài tư duy của Bác Sỹ thì cháu coppy 1 số đoạn về faay buc của cháu để thi thoảng đọc lại. ý kiến về tư duy cuả cháu là một thôi,bao gồm quan sát, phân tích, phản biện), và cháu chia ra 3 cấp độ ạ:
    - 90 % nhìn thấy khu rừng là nghĩ làm cách nào để chặt cây, săn thú ,đốt phá , làm ruộng nương.....
    - 9% nhìn thấy khu rừng là : buôn gỗ , mua đầu cơ đất , khai thác thủy điện......
    -1% là nhóm người duyệt cho nhóm 9% kia làm , xử lý khu rừng . Để có quyền sử dụng khu rừng , thì 90% thua 9%. Sử dụng thôi, chứ ko dc sở hữu.
    đây là ý kiến cá nhân cháu. Chúc Bác Sỹ và những ai vào đọc blog mạnh khỏe.

    Trả lờiXóa
  2. @TRẦN VINH:

    Khi nào cháu đến > 40 tuổi dần dần cháu sẽ nhận ra 2 loại tư duy thông minh này. Một số hiếm 1% thì họ nhận ra 2 loại tư duy thông minh này ở tuổi đôi mươi. Chúc vui, :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đạo và Đời , muốn hiểu Đạo có khi mất cả Đời chưa hiểu được .

      Xóa
  3. Trả lời
    1. các bạn muốn tìm hiểu tư duy tương đối nên đọc Đạo Đức Kinh

      Xóa
  4. cảm ơn bác sy Hồ Hải đã chia sẻ

    Trả lờiXóa