KHI NÀO TRUNG HOA SỤP ĐỔ?(Bài viết nhiều kỳ) Phần 8 KẾT: Những câu hỏi tại sao nhức nhối từ ngàn xưa vọng về

Chắc chắn không phải là số phận

Bài đọc liên quan:

Địa chính trị, lịch sử, văn hóa tư tưởng và trình độ dân trí, sự hiểu biết của các lãnh tụ của các quốc gia nhỏ bé có cùng đường biên giới với các cường quốc là một yếu tố quan trọng để các tiểu quốc trở thành hùng cường hay mãi là nhược tiểu không chỉ phụ thuộc vào cường quốc lâng bang mà còn yếu tố chủ quan của các tiểu quốc.
Nhìn lại thế giới phương Tây ở Tây Âu, Đông Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á, Bắc Á, Nam châu Phi, Đông Phi, Tây Phi, Bắc Phi, Trung Đông … chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn sự tác động khách quan của các cường quốc và chủ quan của các tiểu quốc.
Tại sao Bắc Phi-Trung Đông dù giàu tài nguyên, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia phát triển bền vững để trở thành cường quốc?
Tại sao vùng Đông Nam Châu Á lại bị mệnh danh là vùng trũng của thế giới?
Tại sao Châu Phi từ hàng ngàn năm nay vẫn phải chật vật với những dân tộc luôn nghèo nhất thế giới, trong khi tài nguyên vô vàn? Và tại sao trong hơn 54 quốc gia châu Phi, nhưng duy chỉ có Botswana - một quốc gia địa chính trị kém nhất khu vực miền Nam châu Phi - chưa bao giờ bị chế độ nô lệ ngự trị, và chỉ có Botswana mới có mức sống cao bằng các quốc gia Đông Âu như Séc, Hungary…?
Tại sao Mexico có cùng biên giới với Hoa Kỳ như Canada nhưng Canada nằm trong nhóm G7 – 7 quốc gia hang đầu về khoa học công nghệ - còn Mexico vẫn nằm trong các quốc gia thế giới thứ Ba?
Tại sao Tây Âu luôn đi trước Đông Âu về mọi mặt đời sống đến khoa học kỹ thuật?
Tại sao Nhật Bản đi trước khoa học công nghệ trong khi Nhật cũng là một quốc gia Đông Á như Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc?
Tại sao Úc lại phát triển hơn Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan … trong khi cùng là thuộc địa cũ của Anh?
Và tại sao Đông Dương mãi ngụp lặn trong đói nghèo nhược tiểu, chịu làm thân phận chư hầu không chỉ hôm nay mà từ ngàn xưa của Trung Hoa?
Những câu hỏi “Tại Sao” nhức nhối này luôn buộc chúng ta phải suy nghĩ làm thế nào để các tiểu quốc có cùng biên giới với cường quốc, dù hẹp hòi bẩn kiệt như Trung Hoa hay hào sảng khai phóng như Hoa Kỳ, cũng có thể trở thành cường quốc. Nó sẽ là những chương hồi trong cuốn sách mà tác giả những bài viết này sẽ cho ra đời nhằm một chủ đề Thoát Trung Luận!
Nhưng chắc chắn không phải là số phận, mà là 4 yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển hay thụt lù của một quốc gia là: Địa chính trị, lịch sử, văn hóa tư tưởng và trình độ dân trí, sự hiểu biết của các lãnh tụ của các quốc gia quyết định mọi việc cho quốc gia ấy.
Lẽ ra tác giả sẽ viết tiếp cho các thân hữu và bạn đọc đọc tiếp phần: “Các quốc gia phên giậu của Trung Hoa phải làm gì?”. Nhưng phải ngừng ở đây vì nhiều lý do.
Tác giả xin xin lỗi và xin phép các bạn hữu đọc loạt bài này cho phép tác giả ngưng ở đây để dành thời gian viết sách, vì tác giả biết mình là ai, quỹ thời gian còn lại bao nhiêu để làm những việc cuối đời. Vì đời của một con người chỉ có 2 cái quý báu nhất là: Thời gian và Sức khỏe. Chúng ta sẽ không làm được gì nếu thiếu một trong hai cái quý giá này. Có thời gian mà không có sức khỏe thì cũng không làm được gì. Có sức khỏe mà không còn thời gian thì cũng không nên cơm cháo gì.
Loạt bài này cũng chỉ là một chương trong cuốn sách của tác giả phải viết trước khi từ giã cõi đời này.
Xin chân thành cảm ơn những thân hữu đã quan tâm chủ đề này. Thân ái và đoàn kết. Hẹn gặp lại.
Tư Gia, 13:14, 15 Jun, 2020

Đăng nhận xét

4 Nhận xét

  1. Cám ơn Bác sĩ Hồ Hải đã tổng kết cô động các diễn biến chính trị kinh tế xã hội chỉ trong một số bài viết ngắn gọn súc tích để cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về chính trị xã hội và diễn biến phức tạp một cách đầy đủ để phân tích suy luận độc lập rõ ràng hơn trong xu thế mới của thế giới cần hành động để nắm bắt cơ hội phát triển phù hợp quy luật khách quan vận động của kỷ nguyên mới . chân thành cảm ơn tác giả vì những đóng góp cho những bài viết có giá trị cho tất cả mọi người .

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bác. Chúc bác nhiều sức khỏe và cảm hứng để hoàn thành mãn nguyện ước nguyện của mình!

    Trả lờiXóa
  3. Con cảm ơn Bác, đọc tới cùng loạt bài viết của Bác, con đã biết thêm nhiều điều. Chúc Bác sức khỏe tốt và chờ đợi cuốn sách của Bác. Cảm ơn Bác.

    Trả lờiXóa