CÂU CHUYỆN TRANH CÃI VỀ ĐIỀU TRỊ SARS COVI-2


Bài đọc liên quan:

Nhiều tháng qua, có nhiều thông tin trái chiều nhau về việc sử dụng thuốc điều trị nCovi(New Corona Virus) hay còn gọi là SARS Covi-2(Severe Acute Respitory Syndrome Corona Virus 2: Hội chứng suy hô hấp cấp do Corona virus thế hệ thứ 2), còn Tổ chức Y tế thế giới gọi là Covid-19(Corona Virus Disease 2019). 

Một con virus mà có tới 3 cái tên. Trong đó,

Các nhà Y học, khoa học thì gọi SARS Covi-2, vì thế hệ thứ nhất của nó là con SARS Covi-1 đã gây ra trận dịch 2002 đến 2004. Giờ là thế hệ thứ 2, như trong bài viết của tôi: Đại dịch SARS Covi-2 phần 1.

Các nhà chính khách làm việc ở WHO(World Health Organization) thì đặt tên theo tính lịch sử: Covid 19 như đã nói ở trên.

Còn một số nhà khoa học, nhà báo ngoài ngành Y thì cho rằng nó mới lạ, nên đặt tên nó là nCovi, cũng đã nói ở trên.

Ngành Y như tôi đã viết trong bài Y khoa là ngành khoa học gì? Không chỉ là khoa học tự nhiên, mà còn là khoa học xã hội, hay nói cách khác là khoa học thực nghiệm, ứng dụng.

Y khọc không có sự tuyệt đối. Y học luôn ở trong phạm trù tương đối. Cứ 4 năm, y học thế giới thay đổi quan niệm, lý thuyết và thực hành đến 80%, nên một sách giáo khoa thường phải cập nhật và xuất bản lại sau 4 năm là vậy. Nếu làm nghề Y mà không chịu đọc sách, cập nhật kiến thức thì chỉ sau 5 năm mọi kiến thức xem như lạc hậu hoàn toàn. Cũng chính điều này mà, mọi quan điểm y học không có bất kỳ cái được công nhận hiện tại là tuyệt đối. Mọi sự công nhận trong hiện tại đều tương đối đúng dù nó đã được viết thành sách giáo khoa!

Cũng chính vì sự tương đối đó mà, các nhà Y học đưa ra rất nhiều trường phái trong điều trị y khoa. Tôi đã từng viết: Trong Y khoa không có cái bệnh, chỉ có người bệnh. Cho nên trong y khoa luôn có 2 trường phái: bảo thủ và cách tân. Đến giờ này chưa có chuyện trường phái này tự cho là mình tốt hơn trường phái kia.

Với trường phái bảo thủ, người làm y thường đưa ra những hướng điều trị có tính cổ điển từ phương pháp đến thuốc điều trị. Điều trị theo trường phái này có ưu điểm là thuốc và phương pháp điều trị đã được chứng nghiệm hiệu quả trong quá khứ, đã được công nhận theo thời gian, và đã ghi vào sách giáo khoa giảng dạy ở trường Y.

Với trường phái cách tân thì, chuộng cái mới, tìm tòi cái chưa được y học tìm ra, và đưa ra những đột phá mới trong y học, để có những phát triển y học từng ngày, từng giờ. Với trường phái này có ưu điểm là làm cho y học phát triển, nhưng không phải cái mới nào cũng hay hơn cái cũ đã được công nhận.

Quay lại câu chuyện SARS Covi-2, hiện ở Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung cũng có 2 trường phái bảo thủ và cách tân, nhưng cả 2 đều vẫn còn mày mò, chưa có kết luận cuối cùng. 

Trường phái bảo thủ nhưng không phải bảo thủ, vì họ dùng thuốc điều trị ký sinh trùng để điều trị con virus Corona thế hệ thứ 2, cụ thể là dùng thuốc Chloroquin điều trị ký sinh trùng sốt rét để điều trị SARS Covi-2. Nó mới vì từ xưa đến giờ chưa ai dùng cách này để điều trị virus - tức dùng thuốc điều trị ký sinh trùng để trị siêu vi trùng. Tôi có thể dẫn ra đây bằng chứng của Yale University - 1 trong 8 Ivy Leagues của Hoa Kỳ - đã cho rằng dùng Chloroquin đã cứu giúp hàng chục ngàn bệnh nhân SARS Covi-2.

Trường phái cách tân thì dùng thuốc điều trị virus để điều trị virus, ví dụ dùng các thuốc điều trị viêm gan siêu vi, HIV để điều trị SARS Covi-2. Trong số này có WHO, nơi đã thông báo rằng

Các nghiên cứu cho thấy hydroxychloroquine không có lợi ích lâm sàng trong điều trị COVID-19.

Hydroxychloroquine hoặc chloroquine, một phương pháp điều trị bệnh sốt rét, lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp, đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị khả thi cho COVID-19. Dữ liệu hiện tại cho thấy loại thuốc này không làm giảm tử vong ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện, cũng không giúp những người mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình.

Việc sử dụng hydoxychloroquine và chloroquine được chấp nhận là an toàn cho bệnh nhân mắc bệnh sốt rét và bệnh tự miễn, nhưng việc sử dụng nó khi không được chỉ định và không có sự giám sát y tế có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và nên tránh. 

Từ đó nảy sinh một vấn đề lớn trong cộng đồng dân cư ngoại đạo gồm: người dân bình thường không làm nghề y, chính trị gia, ... đi đến đả kích tấn công nhau chỉ vì nhờ vào thời đại thông tin cập nhật nhanh, và sự ủng hộ về chính trị gia mà mình yêu ghét.

Chúng ta không sợ mâu thuẫn trong chính kiến thì chúng ta mới tiến bộ. Quy luật mâu thuẫn trong triết học đã trở thành nền tảng cho sự phát triển. Các quốc gia độc đảng cầm quyền, hoặc chỉ một lãnh tụ ngồi mãi trên ngai vàng vì họ tiêu diệt mâu thuẫn, và đẩy quốc gia đến yếu hèn, lạc hậu.

Chúng ta không sợ đối lập chính kiến trong tranh luận và làm việc, vì có đối lập mà biết thống nhất các mặt đối lập mới tìm ra phương án tối ưu cho việc giải quyết một vấn đề. Nó đã là quy luật trong triết học, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Điều đó đã được minh chứng thực tế các quốc gia không có đảng đối lập để cai trị đều yếu hèn và lạc hậu.

Khi chúng ta nhìn vấn đề cần có cái nhìn khách quan, không cảm tính vì yêu ghét dẫn đến chủ quan và duy ý chí. Nhiều người trong chúng ta chê trách chính khách duy ý chí, chủ quan, nhưng không nhìn lại mình cũng chủ quan duy ý chí không khác, thậm chí còn hơn những chính khách mà mình đã chê trách!

Vấn đề không phải các nhà Y học chê bai, đối lập có tính đối kháng, mâu thuẫn triệt tiêu nhau trong 2 trường phái, mà là vấn đề của các thành viên ngoại đạo của ngành y. Cho nên, Khổng Tử có câu: "Biết thì nói, không biết thì không nói, ấy là người biết vậy".

Đa Khoa Phước Sơn, 16:15' 31 July, 2020

Đăng nhận xét

1 Nhận xét

  1. Cảm ơn quý bác sĩ!
    Dư luận xã hội, ngay cả giới truyền thông, thường không am tường chuyên môn nên hay có những hiểu biết và thông tin không đúng bản chất vấn đề.
    Một cô cháu gái của tui là Tiến sĩ y khoa (xịn) ở Pháp quốc cũng rất tâm đắc với nhận xét của bác sĩ "bác sĩ có thể làm nhà báo, nhưng nhà báo, chắc chắn, không thể làm bác sĩ được"

    Trả lờiXóa