VIÊM KHỚP DẠNG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS: RA) - PHẦN II

Ngày đăng: [Thursday, June 11, 2015]
Bài đọc liên quan: Viêm khớp dạng thấp phần I

PHẦN II - CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

I. CẬN LÂM SÀNG

Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì triệu chứng lâm sàng ban đầu giống nhiều nhiều bệnh khác. 

Chẩn đoán xác định bao gồm các tiêu chuẩn lâm sàng của RA và kết quả cận lâm sàng phù hợp.

1. Xét nghiệm: 

Dấu hiệu viêm:
Tốc độ máu lắng (ESR, VS).
Protein C-reactive.
Công thức máu.

Rối loạn miễn dịch:
Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF
Xét nghiệm Kháng thể kháng nhân (ANA: Antinuclear antibody ).
Xét nghiệm tự kháng thể Anti – CCP (Anti−cyclic citrullinated peptide), tự kháng thể chống đột biến Anti−mutated citrullinated vimentin.

Phân tích dịch khớp: 
Những biến đổi của phản ứng viêm ở màng hoạt dịch & lớp nội mô kế cận được phản ánh trong dịch khớp. Phân tích ddịch khớp còn giúp phân biệt với các loại viêm khớp khác.

2. Chẩn đoán hình ảnh: 

XQuang:

Hình ảnh bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

XQuang giúp theo dõi sự tiến triển của RA theo thời gian.


Siêu âm khớp: 
Khảo sát khớp, bao gân, sự thay đổi và mức độ phân bố tuần hoàn của màng hoạt dịch, thậm chí loét.

MRI:
MRI nhạy hơn XQuang trong việc phát hiện những thương tổn sớm của RA. Ví dụ các thay đổi của mô mềm, khuyết tật của sụn, sự xói mòn xương và phù tủy xương.

3. Sinh thiết:

Sinh thiết màng hoạt dịch: tăng sinh các hình lông của màng hoạt dịch, tăng sinh các lớp phủ hình lông, xuất hiện những đám hoại tử giống như tơ huyết, tăng sinh mạch máu tân tạo, thâm nhập nhiều tế bào viêm quanh các mạch máu. Khi có từ ba tổn thương trở lên có thể hướng đến chẩn đoán xác định.

Sinh thiết nốt dưới da: ở giữa là một đám hoại tử dạng tơ huyết, chung quanh bao bọc bởi nhiều tế bào Lympho và tương bào.

II. ĐIỀU TRỊ

Không có cách chữa hết bệnh viêm khớp dạng thấp. Thuốc chỉ làm giảm viêm giảm đau và ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp.

1. Thuốc

Nhiều loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng phụ nghiêm trọng. Đầu tiên, các bác sĩ thường kê toa thuốc với tác dụng phụ ít nhất. Các loại thuốc mạnh hơn hoặc cần kết hợp nhiều loại thuốc khi bệnh tiến triển.

NSAIDs: Thuốc kháng viêm nonsteroid có thể làm giảm đau và giảm viêm. 
NSAIDs không cần toa ví dụ ibuprofen và naproxen.
NSAIDs mạnh hơn thì cần có toa bác sĩ. 
Các tác dụng phụ bao gồm ù tai, kích ứng dạ dày, bệnh tim, gan và tổn thương thận.

Steroids: Làm giảm viêm giảm đau và chậm tổn thương khớp. 
Các tác dụng phụ có thể bao gồm loãng xương, tăng cân và tiểu đường. 
Các bác sĩ thường kê toa một corticosteroid để giảm các triệu chứng cấp tính, sau đó giảm liều dần.

Nhóm DMARD (Disease-modifying antirheumatic drugs): Làm chậm sự tiến triển của RA, bảo vệ khớp và các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. 
DMARD phổ biến bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine... 
Các tác dụng phụ: tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nặng.

Tác nhân sinh học: Tác động lên hệ thống miễn dịch.
Gồm: abatacept, etanercept, golimumab, rituximab, tocilizumab... 
Tác dụng phụ: tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
DMARD sinh học thường hiệu quả nhất khi được kết hợp với một DMARD không sinh học như methotrexate.

2. Phong cách sống, Vật lí trị liệu,  và biện pháp khắc phục

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, và chống lại mệt mỏi. Các bài tập giúp cho các khớp xương linh hoạt. Đi bộ, bơi lội hay thể dục nhịp điệu dưới nước nhẹ nhàng. Tránh tập thể dục quá sức gây thương tổn khớp hoặc viêm khớp nặng thêm. 

       Tai chi gồm các bài tập nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu. Nhiều người sử dụng để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng Tai chi có thể làm giảm đau RA. Khi được huấn luyện viên hướng dẫn, thì Tai chi là an toàn. Nhưng không được làm bất kỳ động tác nào có thể gây đau khớp.

Chườm nóng hoặc lạnh: 
Nhiệt độ giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp. 
Lạnh có thể làm dịu đi cảm giác đau, làm tê và giảm co thắt cơ.

Những cách thức làm việc phù hợp với tình trạng khớp. 
Ví dụ, nếu ngón tay bị  đau, bạn có thể sử dụng cánh tay.

Thư giãn: 
Đối phó với cơn đau bằng cách giảm căng thẳng trong cuộc sống.

3. Phẫu thuật

Nếu thuốc không ngăn ngừa và không làm chậm được tổn thương khớp, phẫu thuật sửa chữa các khớp bị hư hỏng có thể được xem xét. Phẫu thuật có thể làm giảm đau, chỉnh hình dị tật và giúp khôi phục chức năng của khớp. Nhưng phẫu thuật mang nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn. 

Sửa chữa gân do viêm và những thương tổn làm gân quanh khớp bị tơi ra hoặc đứt. 
Phẫu thuật chỉnh trục (Joint fusion) để ổn định hoặc tổ chức lại khớp và giảm đau khi thay khớp không phải là một lựa chọn.
Thay tòan bộ khớp: loại bỏ những phần hư hỏng của khớp và đưa khớp giả vào (kim loại hay nhựa).


Tham khảo:
http://www.123rf.com/photo_11222990_stages-of-rheumatoid-arthritis-eps8.html
http://www.medicalnewstoday.com/categories/arthritis
http://www.dieutri.vn/benhhocnoi/3-10-2012/S2591/Benh-hoc-viem-khop-dang-thap.htm
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/basics/definition/con-20014868
http://emedicine.medscape.com/article/331715-overview

Asia Clinic, Ngày thứ Năm, 11/6/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét