TUYỆT VỌNG CỦA OBAMA Ở TRUNG ĐÔNG

Ngày đăng: [Sunday, February 26, 2012]

Bài viết liên quan của chủ blog:

Bài viết liên quan của các chuyên gia thế giới: 
 
Bài viết gốc: Obama’s Middle East Malady

Bài viết của ông Zaki Laïdi. Ông là Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Institut d'Etudes politiques de Paris (Viện nghiên cứu chính trị Paris: viết tắt là SciencesPo). Viện này được thành lập vào năm 1872, SciencesPo có truyền thống giáo dục tinh hoa chính trị và ngoại giao của Pháp.

PARIS - Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa mới chào đón quân đội Mỹ trở về từ Iraq và tán dương sự ổn định của quốc gia này có dân chủ hơn thì một làn sóng bạo lực chưa từng có đã xảy ra - trên khắp Baghdad và các nơi khác - cho thấy mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng chính trị tại Iraq. Có phải cuộc khủng hoảng là một ngoại lệ đáng tiếc, hoặc, đúng hơn, là triệu chứng của sự thất bại trong ngoại giao Trung Đông của ông Obama, từ Ai Cập đến Afghanistan?

Khi nhậm chức, Obama đặt ra 4 mục tiêu ở Trung Đông: thứ nhất, ổn định Iraq trước khi rời khỏi; thứ hai, rút ​​khỏi Afghanistan trong tư thế của một kẻ mạnh và trên cơ sở hội tụ chính trị tối thiểu với Pakistan; thứ ba, đạt được một bước đột phá lớn trong tiến trình hòa bình Trung Đông bằng cách thúc đẩy Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu ngưng xây khu định cư Do Thái ở dãi Gaza;thứ tư là mở một cuộc đối thoại với Iran về tương lai của chương trình hạt nhân. Trên bốn vấn đề lớn này, Obama rõ ràng đã đạt được rất ít.

Đối với Iraq, kể từ khi tổng thống George W. Bush, Hoa Kỳ đã nỗ lực tạo ảnh hưởng với chính quyền dòng hồi giáo Shia, để đất nước này có thể tạo ra một hệ thống chính trị tốt hơn - đặc biệt, bằng cách thông qua một luật mới về chia sẻ doanh thu xuất khẩu dầu giữa các cộng đồng người hồi giáo theo các dòng Shia, Sunni(1) và người Kurd. Thật không may, điều ngược lại đã xảy ra.

Nhóm người Kurd đã đi con đường theo hướng tăng quyền tự chủ, trong khi người theo dòng hồi giáo Sunni đang ngày càng bị thiệt thòi bởi một chính phủ trung ương chủ yếu người Shia bè phái và độc tài thống trị. Điều này có ý nghĩa cho sự cân bằng quyền lực trong khu vực, vì vậy Iraq đang phát triển ngoại giao thân thiết hơn với Iran để cân bằng với Thổ Nhĩ Kỳ, được xem như là cách họ bảo vệ dòng Sunni.

Lời phát biểu của thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki trong một chuyến đi gần đây tới Washington trong cuộc đám phán lớn về vùng vịnh giữa Iraq và Hoa Kỳ rằng, ông quan tâm đến quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn Iran, nhưng bây giờ dường như Hoa Kỳ đã mất tất cả ảnh hưởng chính trị đáng kể về các vấn đề với Iraq. Thật vậy, trong tình hình phát triển đáng lo ngại đó, Mỹ đã quyết định không chơi con bài cuối cùng còn lại của mình trong việc đối phó với al-Maliki: bán vũ khí.

Có thể nói không còn bất kỳ nghi ngờ gì về sự chiếm đóng Iraq đã là một thất bại chiến lược rất lớn đối với Mỹ, bởi vì cuối cùng nó chỉ phục vụ cho sự lớn mạnh của Iran. Nhưng, Obama đã thiếu một tầm nhìn trung hạn để đối phó với mức độ nghiêm trọng của tình hình - một sự bỏ sót mà, sớm hay muộn, Mỹ cũng phải trả giá đắt.

Một trong hai điều sẽ xảy ra
trong tương lai là: hoặc là ngăn chặn chặt chẽ hơn bằng cách thông qua biện pháp trừng phạt về xuất khẩu dầu của Iran, nó sẽ tạo ra kết quả tích cực và làm suy yếu Iran, hoặc là sự ngăn chặn này sẽ thất bại, thì chắc chắn Hoa Kỳ phải hướng tới một cuộc chiến mới ở Trung Đông. Điều này quá rõ khi một số vòng đàm phán ngoại giao chính sách Mỹ coi cuộc khủng hoảng sâu sắc Iraq như là một chướng ngại vật to lớn trong việc làm bàn đạp can thiệp quân sự vào Iran.

Tuy nhiên, Obama không là một kẻ ngu ngốc. Ông đã định hướng sự thù địch của Quốc hội Hoa Kỳ đến Iran và mong muốn đối đầu quân sự với nước Cộng hòa Hồi giáo. Mặc dù, Ông tin rằng, ông có thể tránh được các giải pháp cực đoan; nhưng trong ngoại giao, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, và kịch bản tồi tệ nhất vẫn có thể xảy ra.

Vấn đề là Obama có một khuynh hướng mạnh mẽ về việc đánh giá quá cao khả năng ảnh hưởng của Mỹ đến những quốc gia yếu hơn trong cuộc chơi. Cái mà đúng với hiện thực của Iraq cũng đúng đối với Afghanistan: Obama có thể tự hào mình đã loại bỏ Osama bin Laden, chắc chắn là một thành công, nhưng lại thất bại trong giải quyết gốc rễ của vấn đề. Mặc dù một sự hiện diện 10 năm bằng quân sự, liên quan đến việc triển khai hơn 100.000 binh sĩ với một chi phí 550 tỷ USD, Mỹ vẫn không thành công trong việc tạo ra một sự thay đổi đáng tin cậy đối với Taliban. Tệ hơn nữa, liên minh chính trị với Pakistan đã trở nên gay gắt.

Thật vậy, mức độ quan hệ Mỹ-Pakistan đã thụt lùi trước ngày 11 Tháng Chín 2001(2), một thời điểm được đánh dấu bởi sự mất lòng tin lẫn nhau sâu sắc. Các nhà lãnh đạo Pakistan rõ ràng phải chịu một trách nhiệm nặng nề cho tình trạng này. Nhưng nếu Hoa Kỳ đã không thể bị cuốn vào Pakistan trong việc giải quyết cuộc xung đột Afghanistan, thì thất bại chỉ đơn giản là phản ánh sự từ chối của Mỹ đáp ứng cho Pakistan những gì họ muốn: một sự thay đổi trong cán cân quyền lực khu vực với chi phí quân sự của Ấn Độ.

Do đó, việc Pakistan hợp tác lạnh nhạt với Mỹ, bởi vì các nhà lãnh đạo Pakistan không còn nhìn thấy nhiều lợi lộc trong cuộc chiến chống Taliban. Nguy cơ là khi quân đội Mỹ rút quân khỏi Afghanistan bắt đầu - một tiến trình vừa được triển khai đến năm sau, nguy cơ sẽ bùng phát từ năm 2014 - Hoa Kỳ một lần nữa sẽ tìm cách áp đặt trừng phạt Pakistan, một nhà nước có vũ khí hạt nhân không đáng tin cậy, Pakistan sẽ phản ứng bằng cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc và triển khai chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.

Obama cũng tìm cách sử dụng ảnh hưởng của Mỹ để giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine như là một phần của chiến lược của mình cho một Trung Đông rộng lớn. Đầu tiên, Ông nghĩ rằng bằng cách gây sức ép Netanyahu ngưng xây khu định cư người Do Thái ở dãi Gaza, việc này giúp ông sẽ thành công trong việc phục hồi tiến trình hòa bình. Nhưng ông đã nhanh chóng và khéo léo qua mặt đồng minh của ông, những người hiểu biết tầm quan trọng của vấn đề Israel là những vấn đề chính trị bên trong nước Mỹ. Bằng cách đặt Obama vào vị thế mâu thuẫn với phần còn lại của giới có quyền uy ở Hoa Kỳ, Netanyahu đã buộc Obama phải rút lui.

Trong năm 2009, Obama hình dung ra một cách giải quyết xung đột thông qua các cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Năm 2011, ông khẳng định rằng cả hai bên sẵn sàng có thể đảm bảo một kết quả thành công. Rõ ràng, Mỹ không thể làm được gì nhiều để giải quyết cuộc xung đột.

Không có lời giải thích bao quát nào cho những thất bại liên tiếp của ông Obama tại Trung Đông, nhưng có một vài yếu tố giá trị để xem xét là: thứ nhất, sự gia tăng số lượng các cuộc xung đột không tương xứng, trong đó việc sử dụng phương pháp cổ điển bằng quân sự phần lớn không mang đến hiệu quả; thứ hai, đường lối chính sách ngày càng mờ nhạt giữa các đồng minh khó khăn và đối thủ không khoan nhượng; và thứ ba, những sự khác biệt lớn về chính trị giữa một Tổng thống trung dung và một Quốc hội Mỹ bị chi phối nhiều hơn bao giờ hết bởi những ý tưởng cực đoan.

Nhưng, Obama tự chịu một phần lớn trách nhiệm về những sai lầm. Ngược lại với những gì người ta nghĩ rằng, ông không có một tầm nhìn chiến lược thực sự cho thế giới, thì một thiếu sót đã được thể hiện trong thỏa thuận nhanh chóng của phe đối lập trong quốc hội Mỹ đối với những đề xuất của ông. Obama thường chỉ có một kế hoạch A, mà không bao giờ có một  kế hoạch B để dự phòng. Trong khi đó, nói đến việc thực hiện một chính sách thành công ở nước ngoài, thì chỉ một kế hoạch A thì sẽ không bao giờ hoàn hảo.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch: 
1.  Xem lại ghi chú ở bài: Chuyển từ TrungĐông đến Thái Bình Dương của GS Christopher R. Hill. 

2. Sự kiện 11 tháng 9 2001 là sự kiện Taliban dưới sự điều khiển của Osama bin Laden đã đánh sập tòa nhà Thương Mại Thế Giới (World Trade Center: WTC). Sau sự kiện này làm Hoa Kỳ lún vào cuộc chiến truy lùng khủng bố bằng 2 cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. 

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 8h39' Chúa Nhựt, 26/02/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét