THƯ LÝ QUANG DIỆU GỬI CHO MARGARET THATCHER VỀ VẤN ĐỀ THUYỀN NHÂN TỴ NẠN VIỆT NAM NĂM 1979

Ngày đăng: [Sunday, April 05, 2015]
Bài đọc liên quan: Nước mắt chính trị gia

Về mặt chăm lo đất nước Singapore nhỏ bé thì ông Lý Quang Diệu là một người có tâm, và có tầm nhìn chiến lược toàn cầu. Nhưng trong ông vẫn mang tư tưởng của Mao Trạch Đông học từ Tần Thủy Hoàng: "Thiên hạ đại loạn thì Trung Hoa được nhờ".

Tư tưởng ấy đã được ông Lý Quang Diệu áp dụng đưa Singapore trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Singapore đã buôn bán dầu và các nhu yếu phẩm cho cuộc chiến này. Trong 30 năm nội chiến Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á và Singapore là 3 quốc gia kiếm lợi nhuận nhiều nhất cho quân nhu, khí tài phục vụ chiến tranh.

Nhưng sau 30 tháng 4 năm 1975, dân Việt Nam vì đời sống quá khó khổ và áp bức của chính quyền mới, họ đã bỏ nước ra đi bằng con đường vượt biển. Chính ông Lý Quang Diệu là người đưa ra chủ trương không tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam. Thậm chí, ông Lý Quang Diệu còn vận động thế giới phản đối việc bà Thatcher và ông Malcolm Fraser đề nghị mua một hòn đảo của Phillipines hay Indonesia, để người vượt biển tỵ nạn Việt Nam sống , vì ông Lý sợ dân miền Nam Việt Nam có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với Singapore khi họ có cơ hội phục quốc.

Và ông không chỉ cấm tại đất nước của ông, mà ông còn muốn các quốc gia khác từ chối tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam qua bức thư ông gửi cho bà thủ tướng đương nhiệm Anh lúc bất giờ - Margaret Thatcher - sau đây:



"Ngày 5/6/1979

Thưa Thủ tướng,

Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.

Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.

Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.

Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.

Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.­­

Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin[6]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.

Kính thư

Lý Quang Diệu"

Asia Clinic, 17h49' ngày Chúa Nhựt, 05/4/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét