THẾ NÀO LÀ MỘT QUỐC HỘI ĐÚNG NGHĨA?

Ngày đăng: [Saturday, March 19, 2016]

MỞ ĐẦU

Sự sôi động việc tự ứng cử của các thành viên trong xã hội trong bầu cử khóa Quốc hội XIV trong vài tháng qua ở Việt Nam là một điều đáng để suy nghĩ cái gì đúng, cái gì còn chưa đúng, đồng thời những người tham gia vào thành viên quốc hội trong tơơng lai cần nhìn lại mình đã hiểu biết thế nào là chức trách to lớn của mình trước dân, trước nước nhà là điều phải làm. Hy vọng bài viết ngắn này sẽ góp phần nhỏ cho cộng đồng.

QUỐC HỘI PHẢI NHƯ THẾ NÀO?

Quốc hội được định nghĩa là cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất trong một nước, đề ra pháp luật và quyết định các công việc lớn của nhà nước.

Sáu năm trước, trong bài viết thứ tư của loạt bài Cúm, tôi có viết về ông cựu bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld Hoa Kỳ tại sao xin từ chức?

Vì ông Donald Rumsfeld đang là bộ trưởng quốc phòng, nhưng ông lại có cổ đông lớn trong một tập đoàn dược phẩm đa quốc gia có lợi nhuận trong việc sản xuất vaccine ngừa cúm, câu chuyện lùm xùm về có sự ăn chia của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới và các tổ chức y tế các quốc gia, toàn cầu trong đại dịch cúm, nên ông bị áp lực phải từ chức.

Chính vì thế, ở các quốc gia có một nền chính trị minh bạch thì, thành viên của tư pháp thì không được tham gia thành viên hành pháp hay lập pháp, càng không được tham gia làm ăn kinh tế. Những thành viên lập pháp phải hoàn toàn chuyên nghiệp. Và những thành viên tham gia vào 1 trong 3 cơ quan này không được tham gia bất kỳ một công việc nào ngoài nhiệm vụ chính trường của quốc gia giao phó, kể cả gia đình của họ. Có nghĩa là, khi anh tham gia vào hoặc hành pháp, hoặc tư pháp, hoặc lập pháp, thì anh phải tuyên thệ và rút lui khỏi thương trường, kể cả những ngờâi thân trong gia đình của anh.

Ví dụ, một ông tướng quân đội khi tham gia vào cơ quan hành pháp thì phải tuyên thệ rút lui khỏi quân đội. Hoặc, một ông bộ tưởng thì không được là thành viên của quốc hội hoặc là thành viên của tòa án.

Nói tóm lại, Quốc hội là cơ quan lập pháp thì người tham gia thành viên phải đứng ngoài cơ quan hành pháp, tư pháp, và đồng thời không tham gia vào bất kỳ một tổ chức kinh tế xã hội nào khác để kiếm lợi ích cho mình. 

Ví dụ, trong Hồi ký của cựu bộ trưởng quốc phòng McNamara, khi ông được cố tổng thống John F. Kennedy đề nghị vào nội các chính quyền sắp thành lập của ông. Ông McNamara phải xin phép gia đình Ford đi du lịch và suy nghĩ lựa chọn giữa vì nước Mỹ ở cương vị bộ trưởng quốc phòng và vì cuộc sống của gia đình mình ở cương vị chủ tịch tập đòan Ford Motor Co. Vì làm chủ tịch tập đòan Ford, gia đình và bản thân ông có nhiều tiền hơn. Còn vì nước Mỹ, vợ con ông sẽ cực khổ hơn với bao nhiêu chi phí. Nhưng cuối cùng ông quyết định vì nước Mỹ, vì ông có bà vợ và những đứa con tuyệt vời đồng ý tự lo lấy, để ông đóng góp vì nước Mỹ.

Thành viên quốc hội phải là những con người chuyên nghiệp của ngành lập pháp để thực hiện chức năng đề ra pháp luật và quyết định các vấn đề lớn bằng những tu chánh án bổ sung để phù hợp với thực tế khách quan phát sinh sau bộ luật cơ bản là hiến pháp.

LẬP PHÁP VIỆT NAM SAU 30/4/1975

Trở lại Việt Nam sau biến cố 30/4/1975, cả nước Việt có một quốc hội không đúng nghĩa là quốc hội của dân, do dân, và vì dân, mà chỉ là một sân sau của đảng cầm quyền. Tất cả đều bắt đầu từ câu nói của ông Hồ Chí Minh: "Đảng ta là đảng cầm quyền". Và hiếp pháp nước Việt theo năm tháng đã bị các chính khách khẳng định câu nói này trong điều 4 của hiến pháp năm 1980 cho đến nay!

Không những thế, một điều lệ đảng mới ra đời theo Quy định 15/QĐ-TW ngày 28/8/2006 cho phép đảng viên làm kinh tế. Nó đã góp sức cho luật pháp nước Việt có nhiều kẽ hở để đảng viên tha hóa, tham nhũng, lộng quyền, uy tín của đảng cầm quyền ở Việt Nam không còn lòng tin của dân chúng. Cướp đất, dùng cơ quan hành pháp để đàn áp dân chúng, biểu tình, dân oan, án oan, khiếu kiện ngày nay diễn ra khắp nơi.

Hôm 11/3/2016 vừa rồi, thường vụ quốc hội họp để đưa phương án chống tham nhũng. Ông chủ tịch quốc hội đưa ý kiến: Kế toán ... phải bắt được tham nhũng! Không biết với một cơ quan lập pháp mà các nhà chính khách ở cả hành pháp và tư pháp đều có tụ, và họ là đảng viên cao cấp được quyền làm kinh tế tư nhân, và chỉ duy họ mới là nhà lãnh đạo cao nhất theo quy định của hiến pháp thì làm sao chống tham nhũng? Hay nói như dân đã nói, đảng vừa đánh trống khua chiêng vừa thổi còi thì ai kiểm soát đảng, để kiểm soát tham nhũng, khi mà đảng đưa ra chỉ thị 15 để bảo vệ tham nhũng trong đảng với cái gọi là xây dựng đảng đoàn kết.

Quốc hội càng không phải là nơi mà nhiều thành phần của đảng ngồi vào để cho có tụ và lấp đầy chỗ trống, chỉ để bàn việc lợi ích của đảng cầm quyền như lâu nay, vì không chuyên nghiệp. Quốc hội phải là nơi của những con người có chuyên môn sâu, am hiểu về hoạt động chuyên môn và luật pháp của ngành mình đã làm để ngồi vào cầm cân nảy mực đưa ra luật của dân, do dân và vì dân, và làm trọng tài độc lập với hành pháp.


Những chuyển động về tình hình tự ứng cử đại biểu quốc hội đã cho thấy sự cởi mở, đó là nhiều công dân ở các thành phố lớn tự ứng cử như Hà NộiSài Gòn vào đại biểu quốc hội là một điều đáng được tiếp tục thực hiện, nhưng cũng không ít ý kiến lập lờ ám chỉ là nhiều người tự ứng cử được các tổ chức phản động tiếp sức phía sau là tư duy không lành mạnh, chụp mũ, kiểu độc tài, không khách quan khi không đưa ra chứng cứ, và không hiểu thế nào là định nghĩa của từ phản động, có khi chính những kẻ đi chụp mũ người khác lại chính là kẻ phản động.

KẾT

Nước giàu, nước nghèo và sự khác biệt: Có 3 yếu tố để nghèo thì Việt Nam có cả 3
Ghi chú: Phụ đề tiếng Việt có chỗ nhầm lẫn là Bolivia và Paraguay là 2 nước Nam Phi

Quá trình dân chủ, và thực hiện tư tưởng của Abraham Lincoln đã phát biểu tại cuộc diễn thuyết ở Gettysburg - Gettyburg Address - vào ngày 19/11/1863 là: một nhà nước của dân, do dân, vì dân  - "government of the people, by the people, for the people" - sau này ông Hồ Chí Minh sao y bản chính về Việt Nam là một quá trình gian nan. Nó không chỉ đòi hỏi phải có một hiến pháp đúng nghĩa của dân, do dân và vì dân, mà còn sự cầu thị của các chính khách muốn làm cho dân giàu nước mạnh, chứ không phải vì tư lợi và nhóm lợi ích của đảng cầm quyền độc tôn.

Sau hiến pháp của dân, do dân và vì dân là một thể chế tam quyền phân lập được minh định bằng luật và các tu chánh án bổ sung, chứ không phải bằng nghị quyết của ảảng cầm quyền như ông tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam đã khẳng định rằng nghị quyết của đảng đứng trên hiến pháp.

Việt Nam, một dân tộc quen với lịch sử và dân tộc tính bị trị hơn 1100 năm của Tàu và Tây, ắt chỉ có thể sản sinh ra tầng lớp chính khách mang tư tưởng thống trị đồng bào, và bị trị bỡi ngoại bang như lịch sử đã minh chứng, thì việc thay đổi tư tưởng và hành động tự lực, tự cường là một việc đòi hỏi phải có quá trình dài lâu.

Đã là thành viên của tư pháp thì không được tham gia thành viên hành pháp hay lập pháp, càng không được tham gia làm ăn kinh tế. Đó là một thể chế minh bạch, hạn chế mọi tha hóa và tham nhũng - giặc nội xâm. Không cứ gì là tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng là phải là đại biểu quốc hội. Lại không thể là đảng trưởng thì chỗ nào cũng nhúng mũi vào để mọi việc rối như tơ vò ngày hôm nay ở Việt Nam.

Không thể có một quốc hội đúng nghĩa của dân, do dân và vì dân khi một đất nước có nền chính trị đơn nguyên tập quyền như ở Việt Nam trong 41 năm qua và tương lai chưa có một hiến pháp của dân, do dân và vì dân.

Sài Gòn, 10h28' ngày thứ Bảy, 19/3/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét