THẤY GÌ QUA TRANH CỬ KIỂU MỸ?

Ngày đăng: [Friday, April 08, 2011]
Nước Mỹ là một nước đa nguyên và dân chủ thì ai cũng biết. Nhưng để hiểu cái đa nguyên và dân chủ này thì không phải ai cũng hiểu. Vì đa nguyên và dân chủ Mỹ là hợp với 3 qui luật phát triển của duy vật luận, nên diễn biến chính trường Mỹ luôn sôi động vào giữa nhiệm kỳ đầu tiên của một vị tổng thống mới lên năm quyền. Đặc biệt đối với những vị tổng thống của trường phái cấp tiến - đảng dân chủ.

Cách đây 15 năm, cuối năm 1995 đầu năm 1996, cũng một lần tương tự, khi ông chủ tịch hạ viện thuộc trường phái bảo thủ - đảng cộng hòa - Newt Gingrich - cầm đầu chống lại sự bội chi ngân sách nước Mỹ do tổng thống Bill Clinton đương nhiệm vạch ra. Hai đợt nước Mỹ phải đóng cửa văn phòng chính phủ, kết quả cuối cùng là nước Mỹ phải đón nhận 800 ngàn nhân viên văn phòng liên bang thất nghiệp, nhưng được dùng một từ mỹ miều đúng nghĩa là :"furlough" - có nghĩa là được về nhà nghĩ phép. 

Nhưng dù về nhà nghĩ phép vẫn được tính vào tỷ lệ thất nghiệp, nên cuối cùng là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng thì dân Mỹ lên tiếng. Thế là quốc hội với phái bảo thủ chiếm đa số và làm chủ tịch hạ viện như bây giờ buộc lòng phải nghe lời dân, mở hầu bao để chính phủ Bill Clinton họat động. Thế là nhiều đầu tư ra đời, thất nghiệp giảm, và cuối nhiệm kỳ đầu của tổng thống Bill Clinton tỷ lệ thất nghiệp giảm thấp nhất lịch sử nước Mỹ. Tín nhiệm lòng dân của ông lên cao. Câu chuyện thắng cử kỳ tranh cử lần hai đối với ông chỉ là trong tầm tay. 

Và ông Clinton đã hòan thành 2 nhiệm kỳ tổng thống của mình với một sự thành công rực rỡ về tỷ lệ thất nghiệp thấp, an sinh xã hội thực hiện được một nửa chặng đường, các chỉ số chứng khán ào ạt vượt mốc mong đợi. Ngòai ra, còn hơn ai hết, ông mở ra cho một thời đại thông tin tòan cầu với những mỹ từ gọi là thời đại kinh tế tri thức với sự bùng nổ các công ty phần mềm, phần cứng tin học của nước Mỹ thống trị tòan cầu. Giá các cổ phiếu cứ thế mà tăng ngất ngưỡng, bất động sản tăng mỗi ngày. Người dân chỉ cần mua cổ phiếu, nhà ở để đó, ngủ một đêm thức dậy thấy mình thành triệu phú. Nhân viên các tập đòan không muốn trả lương tòan phần, họ muốn bằng cổ phiếu công ty mình có một phần trong lương và thưởng, để sau một đêm thức dậy, họ thấy lãi. 

Kết cục là chính phủ ông Clinton đã làm thâm thủng ngân sách qua chi tiêu đầu tư bạt mạng, nhưng vẫn ru ngủ dân chúng. Người dân tiêu hoan phí ngất trời, vì những con số lãi ảo từ những cổ phiếu và bất động sản. Để rồi đến nhiệm kỳ của tổng thống thứ 43 - George Walker Bush - ông phải lãnh một gia tài nợ kếch sù từ người tiền nhiệm. Song ông cũng phải thực thi nhiệm vụ của trường phái bảo thủ, là lãnh đạo Liên Hiệp Quốc để bình định những nơi làm an nguy của nước Mỹ bị đe dọa. Với 2 nhiệm kỳ của ông Bush, tiếp tục chi phí ngân sách đã đẩy nước Mỹ vào cảnh nợ nần. Và tổng khủng hỏang kinh tế 2007 là không tránh khỏi. Những cổ phiếu và nhà ở ngày nào bỗng trở thành bong bóng xà phòng. Siết nợ và trắng tay ai cũng rõ.

Vị tổng thống thứ 44 đương nhiệm - Barack Hussein Obama - với khẩu hiện: Change We can, gặp thời ông Obama lên cầm quyền thế giới với chỉ kinh nghiệm lận lưng là 7 tháng làm nghị sĩ liên bang, mà chưa qua một lần lãnh đạo các tập đòan kinh tế với vị trí CEO.

Sau khi nhậm chứng 2 năm, tín nhiệm của ông Obama ngày càng sụt giảm. Vì họ thấy ông chỉ phát biểu hay hơn những gì ông làm thể hiện qua cách hành xử của ông, trong cuộc nội chiến Libya. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp có giảm từ 10% xuống còn 8.8% trong tháng 3/2011.

Nhưng ngay sau khi lên làm tổng thống, ông Obama lại tiếp tục tăng chi tiêu để cứu khủng hỏang, thông qua vay Trung Quốc 800 tỷ đô la. Và cuối năm qua, tiếp tục vay FED 600 tỷ để cho các chính sách liên bang về đầu tư nội địa. Nhưng thực chất của nó là chương trình hạ giá đồng đô la, xuất khẩu lạm phát ra thế giới còn lại, đặc biệt là các nước mới nổi - như Trung Quốc, Ấn Độ - để duy trì cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc, trong sự mất cân bằng xuất nhập khẩu giữa 2 nước.

Ai đã từng đọc lọat bài: Bóng ma bảo hiểm y tế của tôi viết trên Tia Sáng hồi tháng 4/2010, ở Mỹ có 2 trường phái bảo thủ và cấp tiến thay nhau lãnh đạo thế giới - một vai u thịt bắp và một bàn tay sắt bọc nhung - sẽ thấy rằng, dân chủ tăng chi tiêu cho đối nội, cộng hòa tăng chi tiêu quốc phòng đối ngọai và lãnh đạo Liên hiệp Quốc. Hai trường phái như hai nửa của cặp nhị nguyên: đối lập mà không đối kháng, bổ sung cho nhau như chồng với vợ, đồng sàng đồng mộng, cùng nhau thúc đẩy để đưa nước Mỹ giữ vị trí đại ca tòan cầu thông qua FED.

Nhưng hôm 04/4/2011 (tức 05/4/2011 Việt Nam) ông Obama lại tuyên bố ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Nên mọi sức ép từ đảng cộng hòa lên ông bằng nhiều cách. Trong đó, có hai cách nặng nề: thứ nhất là đảng cộng hòa đòi đưa ông ra tòa án liên bang vì có hành động vi hiến, khi cho phép không quân tấn công lực lượng ủng hộ chính phủ Gaddafi ở Libya. Vì họ cho rằng Libya không có một biểu hiện là mối đe dọa cho nước Mỹ từ ngay sau khi vị tổng thống tiền nhiệm đã xóa cấm vận và nối lại bang giao năm 2006. Thứ hai, các nhà lập pháp Mỹ bế tắc trong chi tiêu ngân sách cho chính phủ ông Obama, trong khi ngân sách liên bang đã hết sạch.

Câu chuyện ông Obama hôm nay làm nhớ lại câu chuyện của ông Clinton 15 năm trước. Cũng sau 2 năm nắm chức, cũng bế tắc chi tiêu ngân sách, và cũng sẽ có thể có đến 800 ngàn công chức liên bang được "furlough" nghĩ mát chờ thời cơ.

Nhưng từ việc với cái gọi "furlough" ấy làm giá vàng vì đó mà gia tăng, chỉ số chứng khóan Dow Johns, NADAQ, NYSE và TSX sụp đổ giống như vài ngày qua. Trong 2 ngày qua vàng từ 1.425usd/oz tăng lên 1.465usd/oz tính đến thời điểm này. Các chỉ số chứng khóang như Dow Johns từ 12.445 tuột mất 45 điểm, chỉ còn 12.400 cùng thời gian.

Có phải là bổn cũ sọan lại của trường phái dân chủ Mỹ để chạy đua vào tòa bạch ốc vào năm 2012? Nhưng khảo sát cho thấy công luận dân chúng thời ông Bill Clinton thì nghiêng về tổng thống đương nhiệm. Còn công luận hôm nay là nửa nạc, nửa mỡ. 

Liệu ông Obama có thể làm một cú ngọan mục như ông Clinton năm xưa để ngồi thêm một nhiệm kỳ thứ 2 để lãnh đạo tòan cầu? Liệu các nhà lập pháp Mỹ và trường phái cộng hòa có mắc bẫy năm xưa? Tình hình hiện nay không khác gì năm xưa ông Clinton đã chịu lùi 3 bước cho nhân viên "furlough", để rồi sau đó một sự phát triển thần kỳ cho nước Mỹ đầy nợ.

Nước Mỹ quả là tiến thóai lưỡng nan trong quyết định này cũng chỉ vì sự tranh giành quyền lực lãnh đạo tòan cầu của hai trường phái bảo thủ và cấp tiến. 

Nhưng dù nước Mỹ có ra sao thì ông bộ trưởng tài chính của Việt Nam vẫn lặng lẽ sang yết kiến với bộ trưởng tài chính Mỹ - Timothy F. Geithner - trong lúc tình hình kinh tế Việt Nam đang dầu sôi lửa bỏng và vụ án lùm xùm của ông Tiến Sĩ họ Cù vừa qua.

Đó là chuyện lớn, ta là con dân, ta chỉ lo kiếm tiền và cố thủ tại cái lô cốt kiên cố - gia đình mình. Nhà nước Việt nam đang kềm chế lạm phát bằng nhiều biện pháp. Trong đó có một biện pháp phi thị trường là cấm mua bán vàng miếng và đô la. Đến hôm nay, các biện pháp đã có hiệu lực. Có lẽ thời điểm này là thời điểm vàng và đô la trong nước thấp nhất trong năm và thấp hơn với thế giới. Nếu ai có tiền thì nên mua để tích trữ. Thời hạn tích trữ từ nay đến hết tháng 4 và đầu tháng 5/2011. Vì khi bàn tay vô hình có tác dụng thì lúc đó e rằng nhà nước phải phá giá đồng Việt Nam thêm vài lần nữa trong năm nay. Và hậu quả của nó thì ai cũng bết rõ mà không cần phải luận bàn. Chỉ chúc mọi nhà hạnh phúc và hiệu quả với bài viết này của tôi.

Asia Clinic, 16h09', ngày thứ Sáu, 08/4/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét