TẠI SAO TRUNG HOA VẪN KHÔNG TRỞ THÀNH SIÊU CƯỜNG

Ngày đăng: [Monday, August 05, 2013]
Bài đọc liên quan:

Bài viết của cô Trương Viễn Ngạn(張遠岸), một phóng viên tài chính đăng trên báo Hỏa Tuyến Bình Luận - caixin.com - được Real Clear World chuyển ngữ, mang về. Bài viết khá sắc bén và trung thực cho tình hình kinh tế của 2 quốc gia đang dẫn đầu kinh tế toàn cầu.


Bài viết trên Real Clear World: Why China is still no super power

Trung Hoa sẽ vượt Hoa Kỳ trở thành siêu cường ít ỏi trên thế giới. Đây là kết luận của một cuộc khảo sát ý kiến cộng đồng của 39 quốc gia được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu Pew(Pew Research Center). Đọc tin này, một số người Trung Hoa đã phản ứng với sự phấn khích, một số người khác tỏ ra những nghi ngờ.

Theo khảo sát này, đa số công chúng của 23 trong số 39 quốc gia, bao gồm cả Trung Hoa và Hoa Kỳ, tin rằng Trung Hoa đã sẵn sàng hoặc sẽ thay thế Hoa Kỳ để trở thành siêu cường số 1 của hành tinh.

Vì vậy, Liệu Trung Hoa đã thực sự trở thành thế lực lớn nhất thế giới không? Tôi e rằng không. Về quân sự, Hoa Kỳ hiện có 11 tàu sân bay so với 1 của Trung Hoa, mà đúng ra Trung Hoa chỉ có một tàu huấn luyện, không phù hợp để phục vụ chiến đấu trên thực tế.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm(Stockholm International Peace Research Institute) công bố trong tháng 4 năm 2012, chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ giảm 6% xuống còn 682 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ chiếm ít hơn 40% chi tiêu quân sự toàn cầu kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Trung Hoa tăng 7,8% lên khoảng 170 tỷ USD. Có nghĩa là chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ vẫn còn gấp bốn lần so với Trung Hoa.

Ở cấp độ quốc tế, Giáo sư David Shambaugh của George Washington University mô tả Trung Hoa như một "quyền lực không hoàn thiện" trong cuốn sách mới của ông có tựa đề, Trung Hoa vươn ra toàn cầu: Cường quốc nửa vời(China Goes Global: The Partial Power). Theo ông, Trung Hoa vẫn còn bối rối và do dự trong việc tham gia vào các vấn đề quốc tế; thay vào đó, nó vẫn còn tập trung để phát triển trong nước và bảo vệ lợi ích lãnh thổ của mình.

Trong khi đó, Hoa Kỳ nuôi dưỡng sự quản trị toàn cầu như một mô hình, thì Trung Hoa là một "chủ nghĩa xét lại vừa phải."

Giáo sư Shambaugh cho rằng Trung Hoa không phải là chưa có ảnh hưởng trong các sự kiện quốc tế, cũng không có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các hành động của những quốc gia khác. Theo ông, tốt nhất chỉ nên xem Trung Hoa là một quyền lực thụ động, bị cô lập và lúng túng.

BBC đã tiến hành một cuộc thăm dò trên toàn thế giới vào tháng Năm năm 2013 yêu cầu trả lời để đánh giá của 16 quốc gia và Liên minh Châu Âu về tỷ lệ ảnh hưởng của Trung Hoa và Hoa Kỳ trên thế giới là "chủ yếu là tích cực" hay "chủ yếu là tiêu cực." Có khoảng 42% số người được hỏi nói rằng Trung Hoa có ảnh hưởng chủ yếu là tích cực trên toàn cầu, trong khi đó có 39% đánh giá việc này chủ yếu là tiêu cực. Đối với Hoa Kỳ những con số này cho ra kết quả tốt hơn một chút so với Trung Hoa với hai tỷ lệ ở mức 48% và 34%, tương ứng.

Ở góc nhìn về thái độ của các nước láng giềng của Trung Hoa cho thấy một kết luận tương tự. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, công dân của các quốc gia như, Nhật Bản, PhilippinesHàn Quốc cảm thấy tích cực đối với người Hoa Kỳ hơn về phía Trung Hoa, với cách tranh chấp lãnh thổ rõ ràng nó đóng một vai trò trong thái độ của dân chúng ở các nước này. Nếu Trung Hoa không thể hàn gắn mối quan hệ không hài hòa với các nước láng giềng trong trung và dài hạn, hoặc tệ hơn - nếu Trung Hoa trượt chân vào bãi lầy của xung đột - điều này sẽ không có lợi cho sự phát triển hòa bình của Trung Hoa. Điều này cũng sẽ hạn chế tốc độ trẻ hóa của dân tộc Trung Hoa.

Khó khăn trong thực thi quyền lực mềm

Bên cạnh đó, trong cuộc khảo sát của Pew, đa số người được hỏi ở 26 trong 38 quốc gia được khảo sát (không bao gồm Trung Hoa) tin rằng Trung Hoa có hành động đơn phương trong các vấn đề quốc tế. Sự lo ngại rằng chính phủ Trung Hoa không xem xét lợi ích của các nước khác trong hoạch định chính sách ngoại giao của nó tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, kết quả khảo sát này cũng cho ra những tỷ lệ cao một cách bất thường (Nhật Bản 89%, Hàn Quốc 79%, Úc 79%), và ở châu Âu (Tây Ban Nha 85%, Ý 83%, Pháp 83%, Anh 82%).

Ở tất cả các nước được khảo sát, chỉ có Trung Đông ủng hộ Trung Hoa hơn là Hoa Kỳ. Nhìn chung, châu Phi và Mỹ Latinh là hai châu lục có ấn tượng tốt nhất về Trung Hoa, mặc dù họ vẫn còn nhiều thiện cảm với người Hoa Kỳ.

Mặc dù viện trợ và đầu tư khổng lồ ở châu Phi và châu Hoa Kỳ La tinh, quyền lực mềm của Trung Hoa tại các châu lục này dù sao vẫn không đủ. Như các khảo sát cho thấy, những lĩnh vực về công nghệ, âm nhạc, hoạt động kinh doanh hoặc triết học, Trung Hoa vẫn đứng sau Hoa Kỳ.

Phải thừa nhận rằng, các doanh nghiệp Trung Hoa đã đi đến toàn cầu trong những năm gần đây, quyền lực mềm cũng đã trở thành là có giá trị bỡi những người làm ra quyết định của Trung Hoa. Viện Khổng Tử đã mọc lên ở mọi ngõ ngách của thế giới, và giao lưu văn hóa với các nước khác là một mô hình thời thượng. Nhưng quyền lực mềm không thể đạt được cùng một lúc. Chứ không phải là một bước đột phá như bão tố, phát huy quyền lực mềm của Trung Hoa đòi hỏi sự khéo léo mà làm người ta không thể cảm nhận được. Điều này sẽ cần thời gian.

Các giá trị và lợi ích

Như François Godement, một nhà nghiên cứu chính sách cao cấp của Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại chỉ ra, "Trung Hoa không phải là trung tâm của một cơ chế đa phương cũng không phải là một đồng minh quan trọng duy nhất Nó đại diện cho sự lừa dối vĩnh hằng vì một liên minh các lợi ích - mà đôi khi nó đoàn kết với các nước đang phát triển, đôi khi nó lại đi với các nền kinh tế mới nổi khác, nhưng thế giới ngày nay ngày càng có những xã hội công nghiệp phát triển có mô hình chính trị mà buộc Trung Hoa phải từ chối."

Trong khi đó, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ đã nghiên cứu xây dựng một liên minh của sự quyết tâm dựa trên những giá trị chung, chứ không phải là liên minh các lợi ích được xây dựng trên sự tráo trở.

Vì vậy mà, với chỉ về mặt kinh tế để Trung Hoa có thể đạt được trong tầm tay của vị thế siêu cường. Trong khi đó, cuộc khảo sát cho thấy 41% số người được hỏi tin rằng Hoa Kỳ là nhà lãnh đạo kinh tế thế giới, giảm 6% so với năm 2008; 34% tin rằng Trung Hoa là nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu, cao hơn 14% so với 5 năm trước.

Dự báo kinh tế cho rằng "tăng trưởng GDP trung bình hàng năm trong thập kỷ tới, là 7,75% ở Trung Hoa và 2,5% ở Hoa Kỳ, tỷ lệ lạm phát trung bình 4% và 1,5% tương tứng, và đồng nhân dân tệ được nâng giá cao 3% mỗi năm. Tổng hợp những con số này, thì Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2018 về kinh tế. Nhưng, nếu tốc độ tăng trưởng thực tế của Trung Hoa chậm lại với mức trung bình chỉ có 5%, thì (trong khi các giả định khác không thay đổi) nó sẽ không trở thành nền kinh tế số một toàn cầu cho đến năm 2021."

Để kinh tế Trung Hoa có thể vượt qua kinh tế Hoa Kỳ thì nền kinh tế của nó sẽ phải phụ thuộc vào mô hình cải cách tăng trưởng của Trung Hoa. Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) đã chỉ ra vào ngày 17 tháng 7 năm 2013, trong đánh giá hàng năm mới nhất về sự phát triển kinh tế của Trung Hoa, rằng nó là một sự "đòi hỏi bức bách không có tiền lệ" đối với sự phụ thuộc nặng nề hiện nay của cải cách Trung Hoa chủ yếu dựa vào xuất khẩu, và các mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng không bền vững. Nếu Trung Hoa không đưa ra những cải cách nhanh chóng, tăng trưởng GDP hàng năm của nó sẽ trượt xuống khoảng 4% sau năm 2018, và đến năm 2030 tổng GDP của nó sẽ vẫn chỉ bằng khoảng 1/4 của Hoa Kỳ.

Trung Hoa chỉ có thể sẽ trở thành một siêu cường khi và chỉ khi Trung Hoa trở thành một quyền lực hoàn thiện. Chờ cho đến lúc đó, vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ một kết luận nào.

@Real Clear World 31 July, 2013

Asia Clinic, 10h57' ngày thứ Hai, 05/8/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét