TẠI SAO TRUNG HOA SẼ KHÔNG THỐNG TRỊ THẾ GIỚI

Ngày đăng: [Wednesday, May 30, 2012]

Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:

Bài viết gốc: Why China Won’t Rule

Bài viết của ông Robert Skidelsky, là giáo sư danh dự về Kinh tế chính trị tại Warwick University, Anh Quốc, và người đồng sự của British Academy trong cả hai lĩnh vực lịch sử và kinh tế, là một thành viên làm việc Thượng viện Anh. Tác giả của 1 cuốn tiểu sử của 3 ba cuõc hội thảo của nhà kinh tế nổi tiếng JohnMaynard Keynes, ông Robert Skidelsky bắt đầu sự nghiệp chính trị của ông trong các đảng Lao động, trước khi lập Đảng Xã hội Dân chủ trong một thời gian ngắn ngủi, và cuối cùng trở thành người phát ngôn cho tạp chí Treasury Affairs của Đảng Bảo thủ Anh trong Thượng Viện . Ông bị buộc phải ra khỏi Đảng Bảo thủ vì lập trường đối lập của ông trong việc can thiệp của NATO ở Kosovo vào năm 1999.

LUÂN ĐÔNLiệu Trung Hoa đã sẵn sàng để trở thành siêu cường tiếp theo của thế giới? Câu hỏi này ngày càng được đặt ra khi tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa ở mức hơn 8% hằng năm, trong khi thế giới các quốc gia đã phát triển vẫn còn sa lầy trong suy thoái hoặc gần suy thoái. Trung Hoa là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và sẽ là lớn nhất vào năm 2017. Và chi tiêu quân sự của Trung Hoa đang chạy đua trước tốc độ tăng trưởng GDP của nó.

Câu hỏi đặt ra ở trên là hợp lý nếu chúng ta không cho nó bện vào vòng xoắn Mỹ. Theo tư duy của Mỹ, chỉ có thể có một siêu cường, do đó, sự trỗi dậy của Trung Hoa sẽ tự động trở thành là sự trả giá của Hoa Kỳ. Thật vậy, đối với nhiều người ở Mỹ, Trung Hoa đại diện cho một thách thức hiện thực.

Đây là cách để vượt lên đứng đầu. Trong thực tế, với sự sụp đổ bất ngờ của Liên Xô vào năm 1991, và sự tồn tại chỉ một siêu cường duy nhất là một bất thường. Tình trạng bình thường là cần một sự cộng sinh giữa các cường quốc, đôi khi hòa bình thỉnh thoảng gây chiến, giữa các cường quốc to lớn.

Ví dụ, Anh, nơi mà người Mỹ vẫn thường nói, không bao giờ là một "siêu cường" trong ý thức của người Mỹ. Mặc dù đã từng là một đế quốc uy quyền tối cao của hải quân, nước Anh đã vươn xa sức mạnh của mình, nhưng nước Anh của thế kỷ XIX chưa bao giờ có thể giành được chiến thắng một cuộc chiến tranh nào trong chống Pháp, Đức, Nga không có đồng minh. Thay vì, Anh là một cường quốc thế giới - nó lại là một trong những đế chế nhiều chiến tích lịch sử khác biệt với những cường quốc nhỏ hơn về phạm vi địa lý của những lợi ích và ảnh hưởng của chúng.

Sau nữa, một câu hỏi rất thực tế là, không phải là liệu Trung Hoa thay thế Mỹ hay không, mà là liệu Trung Hoa sẽ bắt đầu như thế nào để có được một số các thuộc tính của một cường quốc thế giới, đặc biệt là ý thức trách nhiệm đối với trật tự toàn cầu.

Thậm chí nếu nhìn theo cách khiêm tốn nhất thì, các câu hỏi không nhận được một câu trả lời rõ ràng. Vấn đề đầu tiên là nền kinh tế của Trung Hoa, năng động trên bề nổi, nhưng nền tảng bên dưới lại ọp ẹp.

Nhà phân tích La Trí(*) trình bày một cách rõ ràng một bức tranh về sự thành công vĩ mô bên cạnh với thất bại vi mô của Trung Hoa. Gói kích thích kinh tế khổng lồ với 4 nghìn tỷ Mao tệ (tương đương 586 tỷ đô la) trong tháng 11 năm 2008, chủ yếu đổ vào mất mát để cho các doanh nghiệp nhà nước vay thông qua ngân hàng cho vay được chỉ đạo, để duy trì tăng trưởng của Trung Hoa đối mặt với suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng cái giá phải trả là một phân bổ sai nguồn vốn ngày càng nghiêm trọng, kết quả trong danh mục đầu tư ngày càng tăng các khoản nợ xấu, trong khi đó có quá nhiều khoảng tiền tiết kiệm của các hộ gia đình Trung Hoa được dùng để đầu cơ và thổi phồng bong bóng bất động sản. Ngoài ra, La Trí lập luận rằng cuộc khủng hoảng năm 2008 đã làm tiêu tan những mô hình tăng trưởng xuất khẩu của Trung Hoa, do suy giảm kéo dài từ nhu cầu ở các nước tiên tiến.

Trung Hoa hiện nay rất cần cân bằng lại nền kinh tế của mình bằng cách chuyển từ đầu tư công và xuất khẩu sang tiêu dùng công cộng và tư nhân. Trong ngắn hạn, một số tiết kiệm thặng dư cần phải được đầu tư vào tài sản thực tế ở nước ngoài, và không chỉ nằm yên tại Kho bạc Mỹ. Tuy nhiên, trong dài hạn, xu hướng tiết kiệm hộ gia đình Trung Hoa phải được giảm bằng cách phát triển một mạng lưới an sinh xã hội và những công cụ tín dụng tiêu dùng.

Hơn nữa, để một cường quốc kinh tế thế giới, Trung Hoa cần có một đồng tiền mà người nước ngoài muốn đầu tư. Điều đó có nghĩa là phải đưa vào chuyển đổi đầy đủ và tạo ra một hệ thống tài chính sâu và có tính thanh khoản, một thị trường chứng khoán để huy động vốn, và một tỷ lệ lãi suất có tính thị trường có lợi ích cho việc cho vay. Và, trong khi Trung Hoa đã nói về "quốc tế hóa" đồng nhân dân tệ, thì họ lại thực hiện việc này rất ít cho đến nay. Trong khi đó, Trí viết, đồng USD vẫn còn được hỗ trợ bởi những mối quan hệ chính trị mạnh mẽ của Mỹ với hầu hết những quốc gia xem nó là đồng ngoại tệ dự trử lớn nhất toàn cầu”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út, Kuwait, Qatar, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tất cả đều tìm nơi nơi trú ẩn dưới sự bảo trợ của quân đội Mỹ.

Vấn đề thứ hai là một trong những giá trị chính trị. Tiếp tục "đi lên" của Trung Hoa sẽ phụ thuộc vào việc tháo dỡ các biểu tượng chính sách cộng sản cổ điển như công hữu tài sản, kiểm soát dân số, và áp chế tài chính. Câu hỏi tồn tại là bao lâu nữa những cải cách này sẽ được cho phép để thực hiện trước khi chúng thách thức độc quyền chính trị của Đảng Cộng sản, đã được bảo đảm bởi hiến pháp 1978.

Hai giá trị văn hóa quan trọng củng cố hệ thống chính trị của Trung Hoa. Đầu tiên là đặc trưng tôn tri trật tựtính thân thế gia đình trong tư tưởng chính trị của Trung Hoa. Triết học Trung Hoa thừa nhận giá trị của sự không ràng buộc, nhưng cái không ràng buộc đó phải được đặt dưới sự lãnh đạo để công dân biết vị trí của mình. Luận ngữ của Khổng Tử đã nói: "Hãy để người cai trị là một người cai trị, dân là thần dân, cha là một người cha, và con con".

Ngoài ra còn có rất ít niềm tin vào sự thiêng liêng của đời sống con người: Phật giáo cho rằng không có sự khác biệt giữa con người với động vật và thực vật. Một cam kết bảo vệ nhân quyền đã được viết vào hiến pháp Trung Hoa trong năm 2004, nhưng, như trường hợp gần đây của nhà bất đồng chính kiến ​​Trần Quang Thành(Chen Guangcheng) đã minh họa, điều này hầu như là một thông điệp chết. Tương tự như vậy, sở hữu tư nhân đứng dưới sở hữu tập thể.

Rồi thì, có học thuyết Nho giáo nói về "quyền lực của thượng đế", mà nguyên tắc chính trị được hợp pháp hóa. Ngày nay, quyền lực của chủ nghĩa Mác đã diễn ra, nhưng không có bất kỳ chỗ cho một quyền lực của người dân. Sự mâu thuẫn về nguồn gốc của chính phủ hợp pháp không chỉ là một trở ngại lớn để dân chủ hóa, mà còn là một nguồn tiềm năng cho bất ổn chính trị.

Những di sản lịch sử làm hạn chế mức độ mà Trung Hoa sẽ có thể chia sẻ trong việc lãnh đạo toàn cầu, đòi hỏi một mức độ tương hợp giữa các giá trị Trung Hoa và phương Tây. Phương Tây tuyên bố rằng giá trị của họphổ quát của quy luật, Mỹ và châu Âu sẽ không ngừng tìm cách nhấn chìm những giá trị Trung Hoa. Thật khó để nhìn thấy quá trình này sẽ đảo ngược, với một Trung Hoa bắt đầu xuất khẩu các giá trị riêng của mình.

Trung Hoa có một sự lựa chọn: nó có thể hoặc là chấp nhận các giá trị phương Tây, hoặc có thể cố gắng để tạo ra một giá trị Đông Á để bảo vệ chính nó từ những giá trị này. Giá trị Đông Á của Trung Hoa sẽ kích động cuộc xung đột không chỉ với Mỹ, mà còn với các cường quốc châu Á khác, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ. Cho nên, tương lai tốt nhất có thể của Trung Hoa rất có thể nằm trong việc chấp nhận các tiêu chuẩn phương Tây trong khi vẫn cố gắng vấn vươn với "màu sắc Trung Hoa."

Nhưng sự lựa chọn không phải là một kịch bản cho Trung Hoa "thay thế" Mỹ. Theo tôi, cũng không phải là những gì Trung Hoa muốn. Mục tiêu của nó là sự tôn trọng, chứ không phải thống trị.

Bản quyền Project – Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:
(*) La Trí (): là CEO của quỹ đầu tư tài chính của Hồng Kông, HFT Investment Management (HK) Ltd

BS Hồ Hải dịch – Tư Gia – 20h42' ngày thứ Tư, 30/5/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét