QUAY VỀ HỆ THỐNG BRETTON WOODS

Ngày đăng: [Tuesday, April 12, 2011]

Barry Eichengreen là Giáo sư Kinh tế và Chính trị học tại University of California, Berkeley, và tác giả của cuốn Exorbitant Privilege: The Rise and Fall of the Dollar and the Future of the International Monetary System (Đặt quyền cắt cổ: Sự thăng trầm của đồng đôla và tương lai của hệ thống tiền tệ quốc tế). Trên blog này tôi đã dịch một bài của ông: Trung Quốc đang chậm lại.

BERKELEY - Đây là mùa của những hội nghị quốc tế tiền tệ. Trong tháng ba năm nay, các nhà lãnh đạo quốc gia tập hợp tại Nam Kinh, Trung Quốc, để đọc diển văn về tỷ giá hối đoái và lãi suất. Và, vào đầu tháng Tư năm 1944, các nhà lãnh đạo tư tưởng và hoạch định chính sách trước đây đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, nơi khai sinh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và đồng đô la của chúng ta làm trung tâm của hệ thống tiền tệ quốc tế.

Hội nghị Bretton Woods năm 1944 đã được đánh dấu bằng một cuộc đụng độ giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, đại diện là Harry Dexter White và nhà kinh tế John Maynard Keynes, tương ứng. Anh muốn có một hệ thống trong đó tính thanh khoản toàn cầu sẽ được quy định bởi một tổ chức đa phương, trong khi Mỹ, vì lý do tư lợi(self-interested), ưa thích một hệ thống dựa trên đồng đô la.

Với sức mạnh vô cùng lớn về kinh tế và tài chính, Mỹ, như dự đoán đã giành thắng lợi. Keynes đã thất bại trong việc tìm kiếm để giúp IMF
sức mạnh tạo ra một đơn vị dự trữ quốc tế mới thay thế cho đồng đô la. Và ông đã không thành công để bảo đảm thoả thuận về các biện pháp có thể thuyết phục cho các quốc gia thặng dư và thâm hụt ngân sách, và tổ chức phát hành các loại tiền tệ quốc tế cũng như người sử dụng, để điều chỉnh.

Thất bại thứ hai ám ảnh chúng ta cho đến ngày nay. Những quốc gia có thặng dư thương mại lâu dài, như Trung Quốc, và các nước có đồng tiền được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, như Mỹ, không phải đối mặt với áp lực tương tự như các nước khác để sửa chính sách của họ khi sự mất cân bằng kinh tế phát sinh.

Các nhà hoạch định chính sách tại Nam Kinh đã hứa hẹn để giải quyết vấn đề này. Họ giao nhiệm vụ cho G-20 với việc phát triển một bộ chỉ số mà có thể làm tín hiệu khi bất kỳ nước nào có nguy cơ khủng hoảng, kể cả Mỹ và Trung Quốc. Họ kêu gọi một quá trình để đảm bảo rằng khi các đèn chiếu cảnh báo màu vàng ở quốc gia nào, thì quốc gia ấy phải đặt trong tình trạng bị bắt buộc phải hoàn thành để sửa chữa chính sách của mình.

Thật không may,
những chỉ số cảnh báo sớm là chỉ tốt để phản ánh giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng hơn là ngăn chặn những diễn biến tiếp theo. Bản chất của rủi ro tài chính là liên tục thay đổi theo những cách mà rất khó dự đoán bằng cách sử dụng các chỉ số tương lai như những chỉ số đang được đặt ra bởi các nước G-20. Trong mọi trường hợp, tiến trình dành cho quyền sử dụng về các chỉ số đó chỉ một "áp lực đồng đẳng", mà dường như không mang lại kết quả.

Các ý tưởng chính sách
hợp thời khác mà cuối cùng sẽ chứng minh thực tế là để chuyển đổi các khoản tín dụng của IMF được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt(SDR)(*) vào một loại tiền tệ quốc tế để cạnh tranh với đồng đô la. Vấn đề là SDR được sử dụng không phải để giải quyết các giao dịch qua biên giới, mà cũng không phải là một đơn vị, trong đó để đặt tên cho trái phiếu quốc tế. Điều đó có nghĩa rằng không có thị trường riêng cho SDR, và tạo ra thị trường như vậy sẽ là một cú đánh chí tử khó khăn và lâu dài.

Ngoài ra, để cho SDR trở thành một loại tiền tệ thực
trên toàn cầu, IMF sẽ phải được trao quyền để phát hành thêm trong khủng hoảng, nhiều như Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng chỉ cung cấp ngân hàng trung ương nước ngoài 120 tỷ đô la trong các khoản tín dụng khẩn cấp sau sự sụp đổ Lehman Brothers. Nói cách khác, IMF sẽ phải được trao quyền hạn của một ngân hàng trung ương toàn cầu. Nó có vẻ không chắc thực thi được, Ron Paul - chủ tịch tự do của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ - nghi ngờ rằng ngay cả Hoa Kỳ cũng cần có một ngân hàng trung ương, sẽ là một xu hướng đồng thuận.

Thay vào đó, những gì cuối cùng sẽ thay thế hệ thống
tài chính và của đồng đô la trung tâm tiền tệ quốc tế hiện nay bằng một hệ thống ba cực được tổ chức xung quanh đồng USD, đồng euro và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Mặc dù tất cả những khóc lóc và tru tréo của châu Âu về tương lai của mình, đồng euro không phải là là đồng tiền thịnh hành trên thế giới. Và Trung Quốc, về phần mình, đang làm việc hăng hái để quốc tế hóa đồng tiền của mình - và đó là những tiến bộ nhanh chóng được hầu hết mọi người đánh giá cao.

Thế giới sẽ được
một kết quả tốt hơn. Sự tồn tại của các lựa chọn thay thế cho đồng đô la sẽ có nghĩa là các tổ chức phát hành của các loại tiền tệ quốc tế được sử dụng sẽ cảm thấy thị trường kỷ cương và nhất quán hơn trước đây. Khi Hoa Kỳ một lần nữa cho thấy những dấu hiệu trở thành con bệnh chi tiêu tài chính quá mức, và Hoa Kỳ sẽ không được nhận nhiều nguồn tài trợ nước ngoài một cách tự do như trong quá khứ. Cuối cùng, các ngân hàng trung ương tìm cách tích lũy ngoại tệ dự trữ là một lựa chọn thay thế cho nhu cầu đô la, do đó, các nước sẽ không cho Mỹ quá nhiều thuận lợi để Mỹ tự treo cổ.

Kết quả sẽ là một
an toàn tài chính thế giới. Sau tất cả, nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 là sự bất đồng nguy hiểm giữa các nền kinh tế đa cực toàn cầu của chúng ta với hệ thống tài chính và tiền tệ phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.

Những thông tin tốt lành sẽ thay đổi trong thập kỷ tới, đó là đưa các thỏa thuận quốc tế về tiền tệ phù hợp với những thực trạng kinh tế. Nhưng thông tin xấu là mười năm là một khoảng thời gian dài để có được sự thay đổi. Nếu lịch sử gần đây cho thấy dù có tránh tổn thất thì cũng vẫn trải qua ba cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bản quyền:
Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
-----------------------------------------------
Ghi chú người dịch:
(*) Special Drawing Rights(SDR): có nghĩa là quyền rút vốn đặc biệt. Khái niệm này dành cho tất cả các thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF: International Monetary Fun). Mỗi thành viên góp vào một số vốn của mình cho IMF. Số vốn đó được cho phép quốc gia ấy rút ra để làm một hành động khẩn cấp, cứu trợ cho nền kinh tế quốc gia đó khi có sự sụp đổ nền kinh tế gọi là quyền rút vốn đặc biệt. Từ ngày thành lập IMF đến nay thực chất nó là một ngân hàng tư nhân mà có chủ tịch hội đồng quản trị là Hoa Kỳ. Vì với số vốn bằng đồng đô la  góp vào của Hoa Kỳ chiếm cao nhất là 41.9%, sau đó là Liên Minh châu Âu 37.4%, Anh khoảng  ít hơn12% và Nhật hơn 9%. Tổng vốn hiện nay của IMF là khoảng 310 tỷ đô la Mỹ.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 14h55', ngày thứ Hai, 12/4/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét