PHÂN TÍCH TỪ BÀI HỌC CỦA NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRUNG HOA

Ngày đăng: [Saturday, June 18, 2011]
Hôm nay tôi có một lá thư từ tổ chức International Rivers nhờ tôi chuyển tải bài viết của ông Peter Bosshard đến cộng đồng Việt Nam. Tôi thật sự bất ngờ rằng Campuchia lại có một trang báo chính thống bằng tiếng Anh uy tín và có những bài viết có tính hàn lâm như thế này. Tự dưng mấy tháng nay, tôi lại trở thành một thành viên làm công quả cho International Rivers vì môi trường sinh thái cho trái đất lúc nào không biết? Nhưng dù sao đây cũng là một nghĩa cử vì cái chung cho dân tộc và nhân loại. Nên tôi đã trả lời với International Rivers là tôi cảm ơn họ đã chuyển cho tôi một bài viết đáng giá nghìn vàng. Và đã chuyển ngữ tiếng Việt và đăng trên blog của mình. Bài viết ấy như sau:

Phân tích từ bài học của những đập thủy điện Trung Hoa




Bài viết của Peter Bosshard, ông là Giám đốc Chính sách của tổ chức International Rivers. Ông đã theo dõi đập Tam Hiệp kể từ những năm 1990.

Một nửa trong số tất cả các đập lớn trên thế giới là thuộc bên trong biên giới của Trung Hoa. Trong 10 năm qua, các công ty Trung Hoa cũng đã thành công chinh phục thị trường toàn cầu cho các dự án thủy điện. Với đập Kamchay và năm dự án khác đang xây dựng, công ty Trung Hoa cũng là những cầu thủ chiếm ưu thế trong lĩnh vực thủy điện ở Campuchia.

Nhiều nhà xây dựng đập của Trung Hoa có được công nghệ của họ trong dự án đập Tam Hiệp khổng lồ trên sông Dương Tử. Các công ty như Sinohydro đang xây đập Kamchay thường xuyên chỉ ra rằng đập trên sông Dương Tử như là bằng chứng của kỹ thuật xuất sắc của họ. Giống như nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài khác, Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao các dự án khi ông đến thăm đập vào năm 2004. Trong một động thái bất ngờ, chính phủ Trung Hoa đã thừa nhận rằng Dự án Tam Hiệp đã gây ra những vấn đề về xã hội, môi trường và địa chất nghiêm trọng. Những bài học từ kinh nghiệm này cho Campuchia cái gì?

Với công suất 18.200 MW, đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới. Mặc dù khó khăn phức tạp của nó, chính phủ Trung Hoa đã hoàn thành dự án trước thời hạn trong năm 2008.

Đập trên sông Dương Tử tạo ra 2 phần trăm điện cho toàn Trung Hoa và thay thế ít nhất 30 triệu tấn than mỗi năm. Tuy nhiên, về chi phí cho xã hội, môi trường, địa chất và tài chính là đáng kinh ngạc. Dưới đây là tổng quan về những vấn đề chính:

Di dời: Đập Tam Hiệp làm ngập nước cho 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.350 thôn, di dời hơn 1,2 triệu người. Nhiều người dân tái định cư bị lừa mà không có các khoản thanh toán bồi thường và không nhận được việc làm mới hoặc đất ở như chính phủ đã hứa. Trong khi một số thị trấn mới được xây dựng đã hồi phục từ cú sốc ban đầu của việc di dời dân, thì những người khác đang gặp phải tình trạng thất nghiệp lan rộng và bần cùng hóa.

 Rác trên lòng hồ Tam Hiệp cần phải dùng xà lang để hót rác hằng ngày, nhưng vẫn không kịp

Sụp đổ sinh thái: Xây đập Tam Hiệp gây ra tác động to lớn đến hệ sinh thái của sông Dương Tử, sông dài nhất châu Á. Hồ chứa đã biến con sông lớn thành một bãi chứa rác thải ứ đọng thường xuyên với những loại tảo nở hoa độc hại. Bởi vì con đập ngăn chặn sự di cư của cá, nên thủy sản thương mại đã giảm mạnh, cá heo trên sông Dương Tử đã tuyệt chủng, và các loài khác đang đối mặt với số phận tương tự.

Xói mòn: Các quan chức chính phủ được chuẩn bị cho các vấn đề xã hội và môi trường, nhưng không phải cho những tác động khổng lồ về mặt địa chất của đập. Sự thay đổi bất thường mạnh mẽ của mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp làm mất ổn định sườn thung lũng Dương Tử, và gây sạt lở đất thường xuyên. Xói mòn làm ảnh hưởng đến một nửa khu vực hồ chứa, và hơn 300.000 người khác sẽ phải di dời để ổn định các dãi đất quanh hồ chứa.

Những tác động hạ lưu: Sông Dương Tử mang theo hơn 500 triệu tấn phù sa vào hồ chứa mỗi năm. Ngày nay, hầu hết con số phù sa này là lượng phù sa đã mất (do bị giữ lại ở lòng hồ) của các vùng hạ lưu và đặc biệt là đồng bằng sông Dương Tử. Hậu quả là, mỗi năm có đến bốn cây số vuông của vùng đất ngập nước ven biển đang bị xói mòn. Đồng bằng đang lún, và nước biển xâm lấn lên thượng nguồn, làm ảnh hưởng đến nông nghiệp và nguồn nước uống. Vì vậy tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng, thủy sản ven biển cũng là điều đang phải gánh lấy.



Khô hạn ở hạ lưu đập Tam Hiệp

Nhạy cảm với biến đổi khí hậu: Đập Tam Hiệp là điển hình cho thay đổi bất thường của biến đổi khí hậu tạo ra những rủi ro mới do các dự án thủy điện như thế nào. Các nhà khai thác đập lên kế hoạch để làm đầy hồ chứa Tam Hiệp lần đầu tiên trong năm 2009, nhưng đã không thể khả thi do lượng mưa không đủ. Hạn hán tồi tệ năm nay đã xảy ra cho vùng trung tâm Hoa lục và tồi tệ nhất trong năm thập kỷ, nó một lần nữa làm giảm toàn bộ năng lượng điện của đập Tam Hiệp, và những con đập khác. Lượng mưa không được xác định hơn bao giờ hết đã đặt một dấu hỏi lớn đằng sau những lợi ích và tính kinh tế của đập Tam Hiệp.

Chi phí tài chính: Chi phí chính thức của đập sông Dương Tử là 27 tỷ USD. Các nhà phê bình cho rằng nếu tất cả các chi phí ẩn được bao gồm, giá thực tế của dự án lên tới 88 tỷ. Nó rẻ hơn để tạo ra điện và thay thế than đá thông qua các phương tiện khác. Trong khi đập được xây dựng, hiệu suất năng lượng của nền kinh tế của Trung Hoa giảm. Theo Quỹ năng lượng ở Mỹ, nó "rẻ hơn, sạch hơn và hiệu quả hơn để Trung Hoa đã đầu tư vào hiệu quả năng lượng" hơn là các nhà máy điện mới. (chú ý trong ngoặc kép – lời người dịch)

Ngày 18 tháng 5 vừa rồi, Hội đồng Nhà nước, cơ quan chính phủ cao nhất của Trung Hoa, lần đầu tiên thừa nhận vấn đề nghiêm trọng của đập. "Dự án hiện đang cho xã hội hưởng lợi rất nhiều trong các lĩnh vực phòng, chống lũ, phát điện, vận tải sông và sử dụng tài nguyên nước", chính phủ duy trì, nhưng nó đã "gây ra một số vấn đề cấp bách về bảo vệ môi trường, phòng chống thảm họa địa chất và phúc lợi của các cộng đồng di dời".

Hình ảnh tàn phá môi trường thiên nhiên của đập tam Hiệp trước và trong khi thực hiện dự án

Đập Tam Hiệp đã đáp ứng như một mô hình cho các dự án tại Campuchia và nhiều nước khác. Những nhà thầu đập Tam Hiệp như nhà thầu Sinohydro và Gezhouba và các công ty khác của Trung Hoa hiện đang xây dựng những đập Da Dai, Kamchay, Kirirom III, Lower Stung Russey, Stung Atay và Stung Tatay trên những con sông Campuchia. Những công ty Trung Hoa cũng đã ký một biên bản ghi nhớ để phát triển đập Sambor trên sông Mekong, và đã đề xuất một số dự án trên những con sông Areng Cheay Treng và Srêpôk.

Những bài học gì của Dự án Tam Hiệp giúp Campuchia xem xét chiến lược thủy điện tương lai? Trước hết, đập sông Dương Tử cho thấy rằng các đập lớn trên dòng sông lớn là một sự can thiệp to lớn vào những hệ sinh thái rất phức tạp. Tác động của chúng có thể xảy ra hàng ngàn cây số và nhiều năm sau khi hoàn thành xây dựng đập. Không thể dự đoán và giảm thiểu tất cả các tác động xã hội và môi trường của những dự án như vậy.

Kinh nghiệm đập Tam Hiệp cho thấy rằng việc xây đập trên dòng chính của con sông chính là đặc biệt gây tổn hại, trong đó nó sẽ làm gián đoạn sự di cư của cá và vận chuyển trầm tích toàn bộ các hệ sinh thái của sông. Theo Ủy ban Thế giới về Đập (World Commission on Dams) đã khuyến cáo trong báo cáo độc đáo, Những con Đập và Sự phát triển, dòng chảy chính của một con sông không nên xây đập khi có những lựa chọn khác.

Một đánh giá môi trường chiến lược chuẩn bị cho Uỷ ban sông Mekong (Mekong River Commission: MRC) dự đoán rằng việc xây đập trên dòng chính của hạ lưu sông Mekong sẽ gây ra sự mất mát thủy sản ven sông và biển, làm giảm năng suất nông nghiệp trong vùng lũ của hồ Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long, và xói mòn vùng đồng bằng ven biển và kênh rạch trên sông. Tất cả những tác động này đã là hậu quả bởi dự án đập Tam Hiệp của Trung Hoa.

MRC được quyền đề nghị hạ lưu sông Mêkông không nên xây đập trong 10 năm tới, và chính phủ Campuchia có lý do tốt để kêu gọi cảnh báo liên quan đến việc xây đập Xayaburi đã được đề xuất tại Lào. Cần thận trọng không kém trong việc xem xét đập Sambor tại tỉnh Kratie, đông bắc Campuchia.

Các nhà khoa học Trung Hoa dự đoán rất nhiều các tác động của đập Tam Hiệp, nhưng tiếng nói của họ đã rơi vào khoảng không vô tận trong những gì ồn ào mà chính phủ tuyên bố là lợi ích quốc gia. Trong các dự án nhiều tỉ đô la, lợi ích quốc gia thường bị cầm nhầm bằng con tin của uy tín chính trị, của những cuộc đấu tranh quyền lực quan liêu, và những cú lại quả hào phóng của một ngành công nghiệp dễ bị hối lộ. Những quyền lợi cần phải được cân bằng và chịu trách nhiệm bởi một quá trình ra quyết định của những người tham gia và minh bạch.

Cuối cùng, Trung Hoa đã chi hàng chục tỷ đô la vào chương trình tái định cư cho đập Tam Hiệp. Nhưng bởi vì người dân bị ảnh hưởng bị loại ra khỏi việc làm ra quyết định, cho nên chương trình thường bị bỏ qua nhu cầu và mong muốn của họ, và dẫn đến tình trạng đói nghèo lan rộng và thất vọng. Kinh nghiệm của các đập sông Dương Tử cho thấy rằng các cộng đồng bị ảnh hưởng và các bên liên quan khác cần được tham gia vào việc ra quyết định liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng lớn ngay từ đầu.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h35', ngày thứ Bảy, 18/6/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét