ĐỌC MÔI TRUNG HOA

Ngày đăng: [Friday, July 29, 2011]
Stephen S. Roach, một thành viên của Đại học Yale, là Chủ tịch điều hành của Morgan Stanley châu Á và là tác giả của cuốn The Next Asia. Tôi đã có dịch 2 bài viết của ông là: Bước ngoặc Trung Hoa và bài Làm sao để Châu Á đối phó với tình trạng tiêu thụ đang hấp hối của Mỹ? Vì là chủ tịch của chi nhánh của một tập đoàn tài chính lớn hàng đầu của Mỹ ở Châu Á, đồng thời là một giảng viên của Yale University. Nên những bài viết của ông có giá trị thực tế rất cao. Cái nhìn của ông không quá cực đoan và mơ hồ như các nhà kinh tế tài chính khác, khi họ chỉ chăm chăm vào một Trung Hoa sụp đổ. Nhưng khi một ai đó đã từng sống trong một nhà nước đơn nguyên tả khuynh cực đoan như Trung Hoa hoặc Việt Nam sẽ mới thấy hết giá trị của những bài viết về kinh tế của ông Stephen S. Roach.

Bài viết gốc: Read China’s Lips

NEW HAVEN – Đã từ lâu người Trung Hoa ngưỡng mộ tính năng động kinh tế của Mỹ. Nhưng họ đã mất niềm tin đối với chính phủ Mỹ và rối loạn chức năng trong cương vị quản lý kinh tế của Mỹ. Thông điệp đó đến quá ầm ĩ và rõ ràng trong chuyến du lịch gần đây của tôi đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, và Hồng Kông.

Đứng ngay trên bờ vực của cuộc khủng hoảng do cho vay dưới chuẩn, các cuộc tranh luận về trần nợ và thâm hụt ngân sách chỉ một liều thuốc nhỏ nhoi cho con bệnh trầm kha. Các quan chức cấp cao Trung Hoa kinh hoàng là làm cách nào để Hoa Kỳ cho phép các chính trị gia chơi con bài chủ để ổn định tài chính. Một nhà hoạch định chính sách cao cấp Trung Hoa lên tiếng trong giữa tháng Bảy này, "Điều này là thực sự gây sốc ... Chúng tôi hiểu chính trị, nhưng chính phủ của các bạn vẫn cứ tiếp tục khinh suấtđiều đáng kinh ngạc".

Trung Hoa không phải là người ngoài cuộc vô tội trong cuộc đua của Mỹ đến vực thẳm. Trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990, Trung Hoa đã tích lũy được khoảng 3,2 nghìn tỷ USD trong dự trữ ngoại hối để bảo vệ hệ thống của mình từ những cú sốc bên ngoài. Hai phần ba số đó - khoảng 2 nghìn tỷ USD - được đầu tư trong các tài sản dựa trên đồng đô la, phần lớn là trái phiếu kho bạc Mỹ và các chứng khoán của công ty (ví dụ, Fannie Mae và Freddie Mac). Kết quả là, Trung Hoa đã vượt Nhật Bản vào cuối năm 2008 là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất của tài sản tài chính Mỹ.

Không chỉ Trung Hoa cảm thấy an toàn trong việc đặt cược lớn như vậy vào những thành phần một thời tương đối không rủi ro của những đồng tiền dự trữ trên thế giới, nhưng chính sách tỷ giá của Trung Hoa đã làm cho nó không còn phương cách nào khác để lựa chọn. Để duy trì một mối quan hệ chặt chẽ giữa đồng nhân dân tệ và đồng đô la, Trung Hoa đã phải tái đầu tư một phần lợi nhuận của dự trữ ngoại tệ vào các tài sản dựa trên đồng đô la.

Những ngày xa xưa đó đã qua. Trung Hoa nhận ra rằng chiến lược tăng trưởng hiện nay không còn là một phương cách thông minh nữa - quá phụ thuộc vào sự kết hợp giữa xuất khẩu và một bộ đệm lớn bằng cách dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD. Ba sự phát triển then chốt đưa các lãnh đạo Trung Hoa đến kết luận này:

Thứ nhất, khủng hoảng và suy thoái 2008-2009 là một lời cảnh tỉnh. Trong khi các ngành công nghiệp xuất khẩu của Trung Hoa vẫn còn có tính cạnh tranh cao, có những nghi ngờ dễ hiểu về tình trạng sau khủng hoảng của nhu cầu nước ngoài đối với các sản phẩm Trung Hoa. Từ Mỹ sang châu Âu đến Nhật Bản – những nền kinh tế đã phát triển bị méo mó vì khủng hoảng chịu chung số nợ hơn 40% xuất khẩu của Trung Hoa -  nhu cầu thị trường đến tận tay người tiêu dùng trong những năm tới có khả năng phát triển với tốc độ chậm hơn so với thời gian bùng nổ xuất khẩu của Trung Hoa trong 30 năm qua. Sự tăng trưởng của Trung Hoa đã được điều khiển một cách mạnh mẽ nhất, có nhược điểm đáng kể để động lực xuất khẩu thúc đẩy.

Thứ hai, các chi phí bảo hiểm của nền kinh tế Mỹ sự đòi hỏi quá sức của nền kinh tế Mỹ, phần lớn dự trữ bằng đồng đô la dự trữ ngoại hối của Trung Hoa - đã bị phóng đại bởi rủi ro chính trị. Với việc trả nợ của chính phủ Mỹ hiện đang như một trò đùa, khái niệm tài sản không rủi ro dựa trên đồng đô la đang trong tình trạng bị nghi ngờ.

Trong những năm gần đây, Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nhiều lần bày tỏ mối quan tâm về chính sách tài chính của Mỹ và tình trạng nơi ẩn náu an toàn của trái phiếu kho bạc. Giống như hầu hết người Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Hoa tin rằng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ né tránh được viên đạn của một cuộc vỡ nợ hoàn toàn. Nhưng đó không phải là điều quan trọng. Hiện nay, chủ nghĩa hoài nghi đã trở thành cốt lõi cho bất kỳ "sự dàn xếp nào" - đặc biệt là tin vào những điều ảo tưởng (one that relies on smoke and mirrors) để trì hoãn việc điều chỉnh tài chính có hiệu quả.

Tất cả các phép thuật này làm thiệt hại lâu dài đến độ tin cậy của cam kết Washington "sự tin tưởng và tín nhiệm tuyệt đối" vào chính phủ Mỹ. Và điều đó đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về sự khôn ngoan của các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Hoa trong các tài sản bằng đồng đô la.

Cuối cùng, lãnh đạo của Trung Hoa là tâm đến của những rủi ro được đưa đến bởi sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô và vai trò của tăng trưởng xuất khẩu và tích lũy dựa trên đồng đô la ngoại hối đóng vai trong việc duy trì những sự mất cân bằng. Hơn nữa, người Trung Hoa hiểu được những áp lực chính trị là đặt thế giới đã phát triển tăng trưởng-chết đói trên sự quản lý chặt chẽ với tỷ giá trao đổi của đồng nhân dân tệ so với đồng USD – cái áp lực mà nó làm thu hút người ta phải nhớ đến chiến dịch tương tự như đã từng xảy ra với Nhật Bản vào giữa những năm 1980.

Tuy nhiên, không giống như Nhật Bản, Trung Hoa sẽ không tham gia vào cuộc đánh giá lại đồng nhân dân tệ. Đồng thời, Trung Hoa cũng nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những căng thẳng địa chính trị. Nhưng, Trung Hoa sẽ làm như vậy bằng cách cung cấp kích thích nhu cầu trong nước, do đó họ sẽ chấm dứt chính sách tin vào các tài sản dựa trên đồng đô la.

Với những cân nhắc trong tâm trí này, Trung Hoa đã thông qua một phản ứng rất minh bạch. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 mới thể hiện tất cả - một sự thay đổi ủng hộ tiêu thụ trong cơ cấu kinh tế của Trung Hoa rằng ưu tiên giải quết về sự mất cân bằng không bền vững của Trung Hoa. Bằng cách tập trung vào tạo việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ, đô thị hóa hàng loạt, và mở rộng mạng lưới an toàn xã hội, sẽ có một sự thúc đẩy lớn lao động thu nhập và sức mua của người tiêu dùng. Kết quả là, thị phần tiêu thụ của nền kinh tế Trung Hoa có thể tăng lên ít nhất là 5% của GDP vào năm 2015.

Một định hướng tái cân bằng người tiêu dùng sẽ giải quyết những căng thẳng đã nói ở trên. Nó di chuyển tăng trưởng kinh tế đi từ một sự phụ thuộc nguy hiểm vào nhu cầu quốc ngoại, thành hỗ trợ nhu cầu quốc nội chưa được khai thác. Ngoài ra, sự làm mất đi tình trạng một đồng tiền bị định giá thấp như là một chỗ dựa để tăng trưởng xuất khẩu, làm cho Trung Hoa mất nhiều thời gian đáng kể để đẩy mạnh tốc độ cải cách tiền tệ.

Nhưng, bằng cách nâng cao thị phần tiêu thụ GDP của mình, Trung Hoa cũng sẽ thu hút nhiều tiết kiệm thặng dư trong dân chúng. Điều đó có thể mang lại cho tài khoản hiện tại của Trung Hoa vào sự cân bằng - hoặc thậm chí vào thâm hụt nhẹ - vào năm 2015. Điều đó sẽ làm giảm mạnh tốc độ tích lũy ngoại hối và cắt thành nhu cầu mở tài sản bằng đồng đô la của Trung Hoa.

Vì vậy Trung Hoa, người mua nước ngoài lớn nhất của trái phiếu chính phủ Mỹ, sẽ sớm nói, "đã quá đủ". Tuy nhiên, một thỏa thuận ngân sách rỗng, kết hợp với ​​tăng trưởng dự kiến yếu hơn cho nền kinh tế Mỹ trong những năm tới, với một thời gian kéo dài bằng ma thuật của những thâm hụt chính phủ quá cỡ. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn nhất của tất cả: thiếu nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Hoa, làm cách nào để một khoản thiếu tiết kiệm để tài trợ cho nền kinh tế Mỹ mà không làm đồng đô la mất giá và / hoặc có tình trạng gia tăng lớn trong tỷ lệ lãi suất thực tế dài hạn?

Với sự phản ứng đủng đỉnh nghe từ trong nội bộ Washington rằng Trung Hoa sẽ không dám khuấy động như một ván cờ tàn. Vì khác nào là cuối cùng họ phải đặt cược tài sản của họ? Tại sao họ có nguy cơ thua lỗ trong danh mục đầu tư lớn của các tài sản dựa trên đồng đô la?

Những câu trả lời của Trung Hoa cho những câu hỏi trên rõ ràng: Trung Hoa không còn sẵn sàng mạo hiểm ổn định tài chính và kinh tế trên cơ sở những lời hứa cuội của Washington và một sự quản lý kinh tế đã bị tồi tệ. Người Trung Hoa cuối cùng đã nói không. Hãy đọc môi họ.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h44', ngày thứ Sáu, 29/7/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét