NHỮNG RỦI RO TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG HOA

Ngày đăng: [Friday, March 02, 2012]

Bài viết của cùng tác giả: Khi nào kinh tế Trung Hoa vượt Mỹ?
 
Bài viết liên quan của tác giả khác:

Bài viết gốc: China’s Growing Growth Risks

Bài viết của ông Dương Diêu ( : Yang Yao). Ông là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa tại Đại học Bắc Kinh.

BẮC KINH - Nếu tất cả mọi thứ trôi chảy với Trung Hoa, thì vào năm 2021, họ sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt qua Hoa Kỳ, tính theo tỷ giá hối đối của đồng đô la hiện tại (và việc này là quá nhanh chóng trong thực tế). Thu nhập bình quân đầu người của Trung Hoa đạt được trong hiện tại đang ở tầng thấp hơn của các nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, bất chấp đà tiến về phía trước của nó, nền kinh tế Trung Hoa đang phải đối mặt với những rủi ro thấp thoáng trong thập kỷ tới.

Nguy cơ ngay trước mắt là trình trạng tiếp tục trì trệ hoặc suy thoái của châu Âu. Trong thập kỷ qua, tăng trưởng xuất khẩu đã chiếm gần một phần ba của tổng thể tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa, và khoảng một phần ba xuất khẩu của Trung Hoa đến Liên minh châu Âu. Nếu tình hình ở châu Âu tiếp tục xấu đi, tăng trưởng của Trung Hoa sẽ bị kéo xuống.

Với chính sách kinh tế vĩ mô nội địa bị thắt chặt quá mức, đặc biệt là nhằm vào thị trường bất động sản, có thể làm nâng cao nguy cơ của suy thoái, khi mà giá nhà đang giảm trên toàn Trung Hoa, do các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ. Thật vậy, tình hình hiện nay là giống như lúc cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Vài năm trước khi mà cuộc khủng hoảng hiện nay tác động, Trung Hoa đã phải chống lạm phát, và đương đầu cho một cuộc hạ cánh mềm. Nhưng sự kết hợp giữa 2 tác động, cuộc khủng hoảng và chính sách thắt lưng buộc bụng bắt buộc Trung Hoa phải lãnh hậu quả nhiều năm giảm phát và tăng trưởng chậm hơn đáng kể.

Ngày nay, khi nhìn về trung hạn cho Trung Hoa, chính phủ phải đối mặt với những vấn đề được tạo ra bởi vai trò lan rộng của rủi ro trong nền kinh tế. Một báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới đưa ra việc cải cách doanh nghiệp nhà nước không triệt để là trở ngại quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa. Nhưng đó chỉ là triệu chứng của một vấn đề sâu sắc hơn, đó là vai trò chi phối của chính phủ trong các vấn đề kinh tế.

Ngoài ra để kiểm soát trực tiếp 25-30% GDP, chính phủ cũng phải dùng phần lớn nhất của các nguồn lực tài chính. Trong những năm gần đây, hơn một phần ba tổng số cho vay của ngân hàng dành cho cơ sở hạ tầng, hầu hết trong số đó đã được xây dựng các công trình công. Thật vậy, vì đã nhìn thấy chi tiêu quá mức cho việc đầu tư công cơ sở hạ tầng, gần đây chính phủ Trung Hoa đã ngưng một số dự án đường sắt cao tốc đã được xây dựng. Nhưng đầu tư quá mức của chính phủ cũng còn có ở nhiều  khu công nghiệp và những khu công nghệ cao khác nữa.

Đầu tư điên cuồng của Trung Hoa làm nhớ lại cách của người Nhật trong những năm 1980s, khi mà những kết nối của đường sắt cao tốc đã đi đến những vùng xa xôi hẻo lánh của Nhật Bản. Hầu hết những công trình này dựa vào trợ cấp chính phủ cho đến ngày nay. Và, trong khi các khoản trợ cấp có thể làm cải thiện chất lượng cuộc sống cho giới bình dân một số khía cạnh cuộc sống, thì chúng cũng là nguyên nhân làm giảm đời sống dân chúng do sự ngăn cản tiêu thụ nội địa sau khi siết chặt tài chính quá mức.

Đầu tư cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ là cái bệ phóng để chống lại quy luật sản phẩm biên có xu hướng giảm dần(law of diminishing marginal returns)(1), nhưng tăng trưởng do tiêu thụ lại không có một giới hạn. Kiềm nén tiêu thụ như vậy, nó sẽ bóp chết sự phát triển trong tương lai, và nó đã làm cho thị phần tiêu thụ của hộ gia đình trong GDP đã giảm từ 67% vào giữa thập niên 1990 xuống thấp hơn 50% trong những năm gần đây, với tất cả những sự suy giảm này nó phản ánh những biến dạng được tạo ra bởi các chính sách của chính phủ.

Chính phủ Trung Hoa định hướng nền kinh tế sản xuất theo nhu cầu tự nhiên. Về mặt ưu điểm(upside) điều này đã giúp duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao. Nhưng nhược điểm lại sự bình đẳng. Một hậu quả tiêu cực là liên tục làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng thu nhập. Chỉ số Gini(2) về thu nhập bình quân đầu người đã vượt qua 50 (với 100 bất bình đẳng thu nhập là con số tối đa), nó đặt Trung Hoa vào quốc gia thuộc nhóm một phần tư trên của những quốc gia có bất bình đẳng thu nhập trên toàn thế giới.

Bản chất của vấn đề định hướng nền kinh tế sản xuất theo nhu cầu tự nhiên có thể không làm ra bất bình đẳng về thu nhập bình quân đầu người, nhưng những hậu quả của nó - mà một trong số nguyên nhân đósự phân bổ nguồn vốn đến tay con người - có thể tạo ra bất bình đẳng. Sự quan tâm đến giáo dục đang được gia tăng tại Trung Hoa, nhưng việc tiếp cận với giáo dục đang trở nên ngày càng gia tăng chia rẽ về mặt xã hội và địa lý. Trong khi giáo dục được cải thiện ở khu vực thành thị, thì trẻ em ở nông thôn đang phải đối mặt với một sự suy giảm về chất lượng giáo dục, vì các giáo viên tốt hơn họ phải tìm con đường của họ đến các thành phố. Hơn nữa, sự chênh lệch thu nhập giữa thành phố và nông thôn, nó làm cho chi phí giáo dục trở nên đắc đỏ với các gia đình nông thôn hơn các gia đình đô thị.

Hậu quả là, đa số trẻ em nông thôn sẽ nhập vào lực lượng lao động mà không có một bằng tốt nghiệp đại học trong tay. 80% trong số 140 triệu lao động di cư từ nông thôn đến thành thị của Trung Hoa, họ chỉ có ít hơn hoặc bằng 9 năm được đến trường – một trình độ học vấn quá thấp so với yêu cầu cho những nước có thu nhập cao.

Mặc dù các quan chức làm ra vẽ mong muốn giảm bất bình đẳng thu nhập, nhưng chính phủ của Trung Hoa đang tập trung vào những cách như: trợ cấp sản xuất, ưu tiên các ngành công nghiệp chuyên sâu đòi hỏi vốn lớn, và duy trì một khu vực tài chính không hiệu quả. Nhưng những việc này cũng đang hứa hẹn những dấu hiệu của một sự gia tăng nhỏ cho nền kinh tế. Chính phủ Trung Hoa vừa công bố quy định mới cho việc đăng ký hộ gia đình, được gọi là hộ khẩu(hukou). Ngoại trừ tại các thành phố lớn, ở các nơi khác người ta có thể tự do lựa chọn hộ khẩu của họ sau ba năm cư trú. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho người di cư bảo đảm bình đẳng với tiếp cận giáo dục cho con cái của họ.

Tuy nhiên. để thay đổi hoàn toàn cách hành xử sai lầm của chính phủ, đòi hỏi những thay đổi chính trị quyết liệt hơn. Cải cách hộ khẩu là một khởi đầu tốt, vì nó sẽ tăng cường các quyền chính trị của người di cư trong cộng đồng địa phương. Với số lượng lớn của dân di cư, sự tham gia chính trị của họ có thể buộc chính quyền địa phương đáp ứng nhiều hơn nữa những nhu cầu cho những giới bình dân. Và với việc đáp ứng của chính phủ ở các cấp thấp của địa phương, người ta có thể hy vọng rằng, cuối cùng có thể làm cho lãnh đạo cấp cao phải đi theo.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Quy luật sản phẩm biên có xu hướng giảm dần(law of diminishing marginal returns): Nếu bắt đầu từ lý thuyết và công thức thì tương đối dài dòng. Để dễ hiểu ta có thể đơn giản hóa quy luật này như sau, trong cùng 1 điều kiện trang bị tư liệu sản ra một loại sản phẩm cụ thể như bóng đèn. Nếu ta dùng 1 lao động thì mỗi ngày lao động ấy sản xuất ra 10 bóng là sản phẩm biên trong sản xuất. Nhưng đầu tư thêm 1 lao động nữa thì 2 lao động sẽ sản xuất ra 23 cái thì sản phẩm biên tăng từ 10 lên 13... Ta cứ tăng lên tiếp tục đến (n-1) lao động thì sản phẩm biên tăng lên là 10 + (n-1) + 2 sản phẩm. Nhưng Nếu ta tăng lên đến n lao động thì sản phẩm biên không tăng lên mà lùi lại còn chỉ 10 + n sản phẩm. Và nếu tiếp tục tăng số công nhân sản phẩm biên sẽ lùi tiếp, sản phẩm biên giảm hơn chỉ còn là 10 + n. Thì điểm thứ n-1 là điểm mà số lượng công nhân cần dùng đủ để sản xuất có năng suất tối ưu.

Ý nghĩa của quy luật này là nó chỉ ra lượng công nhân được chủ nên dùng trong một điều kiện nhất định về trang thiết bị sản xuất để tối ưu cho năng suất lao động. Nếu tăng sản lượng biên khi tiếp tục tăng nhân công thì đòi hỏi dây chuyền trang thiết bị phục vụ sản xuất phải đầu tư thêm hoặc thay đổi cho phù hợp. Trong điều kiện suy thoái kinh tế quy luật này rất quan trọng để tinh giảm biên chế.

2. Hệ số Gini(Gini coefficient): Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren) là hệ số dựa trên đường cong Loren (Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế. Hệ số này được phát triển bởi nhà thống kê học người Ý - Corrado Gini - và được chính thức công bố trong bài viết năm 1912 của ông mang tên "Variabilità e mutabilità". 

Số 0 trong hệ số này tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập).

Ta còn gặp một từ chuyên môn khác nữa là, Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm, được tính bằng hệ số Gini nhân với 100.

Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng bị âm. Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường sự sai biệt của hệ thống xếp loại trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng.

Tuy hệ số Gini đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về sự phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tế nhận thấy, hệ số Gini mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối thu nhập, còn trong một số trường hợp, chưa đánh giá được các vấn đề cụ thể.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 16h21' ngày thứ Sáu, 02/3/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét