MUỐI IODE CẦN CHO AI, VÙNG MIỀN NÀO Ở VIỆT NAM?

Ngày đăng: [Tuesday, November 19, 2013]
Bài đọc liên quan:
+ Quá trọng 1
+ Quá trọng 2
+ Cần hiểu đúng thực phẩm chức năng

Đến hôm nay thì người dân Việt Nam từ người hiểu biết đến người ít hiểu biết đều hiểu rằng Iode là một chất hữu ích của cơ thể. Nhưng hiếm ai, ngoài ngành y khoa, hiểu về tác dụng không tốt của nó. Vấn đề hữu ích, tôi không cần nhắc qua ở bài viết này. Ở đây, tôi chỉ nói đến tai hại của muối Iode đối với cộng đồng người Việt trong nước sau 18 năm Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iode Quốc gia thực hiện từ 1995 cho đến nay.

Hiện nay, mỗi ngày tôi phải mất ít nhất 150 phút để trả lời và diễn giải cho người dân đến khám bệnh vì một số rối loạn do thừa Iode, từ chương trình rất "thiếu khoa học" này. 

Có bệnh nhân đến chỉ vì run tay. Có bệnh nhân đến chỉ vì đánh trống ngực. Có bệnh nhân đến vì mất ngủ. Có bệnh nhân đến vì cảm giác vướn ở cổ. Có bệnh nhân đến vì mệt. Có người còn than rằng, bác sỹ ơi sao người em mấy tháng nay nó như có lửa đốt, nhìn chồng muốn chửi chồng, nhìn con muối đánh cho con cái bạt tai. Rất nhiều lý do người bệnh đến vì ăn muối Iode. Họ đã phải đi khám và điều trị từ bác sỹ thần kinh, đến bác sỹ ung bướu, và cả bác sỹ tim mạch nổi danh, đi nhiều bệnh viện lớn bé, nổi danh đình đám. Nhưng tất cả họ đều có những xét nghiệm cận lâm sàng hầu như bình thường, tốn kém rất nhiều tiền cho bác sỹ và các phòng xét nghiệm. Họ lo lắng buồn phiền cũng chỉ vì thừa Iode mà các bác sỹ chuyên khoa sâu không hề nghĩ ra, mặc dù nó chỉ cần một lời khuyên ngắn gọn: "Ngưng ngay ăn muối Iode. Vì ông/bà không cần dùng muối Iode!".

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng ngày trẻ em dưới 6 tuổi cần 90 mcg i-ốt; trẻ 6 – 12 tuổi cần 120 mcg i-ốt; trẻ em dạy thì và người trưởng thành cần 150 mcg i-ốt; phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ cần 250 mcg i-ốt (cho cả mẹ và bào thai hoặc con).

Cũng theo WHO, lượng i-ốt bài xuất qua nước tiểu ở trẻ em tuổi học đường dưới 100 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu i-ốt, dưới 50 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu mức độ trung bình, và dưới 20 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu nặng (ở phụ nữ có thai nếu i-ốt bài xuất qua nước tiểu dưới 150 mcg trong 1 lít nước tiểu là thiếu i-ốt).

Cũng theo WHO, thu nhận i-ốt hàng ngày cao nhất mà cơ thể dung nạp được là 1000 mcg và mức thu nhận i-ốt ở người trưởng thành hàng ngày không nên vượt quá 500 mcg. Lượng i-ốt bài xuất qua nước tiểu ở trẻ em trên 200 mcg trong 1 lít nước tiểu phản ảnh thu nhận i-ốt cao hơn nhu cầu, và trên 300 mcg trong 1 lít nước tiểu là thừa i-ốt.

Thiếu i-ốt trong các giai đoạn khác của cuộc sống gây thiểu năng giáp, giảm khả năng hoạt động tinh thần, bướu cổ… Thừa i-ốt, đặc biệt thừa i-ốt ở những cá thể đã có các rối loạn về chức năng tuyến giáp trước đó có thể gây bướu cổ, thiểu năng giáp, thậm chí cường giáp…

Trong thực tế, người ta đã phát hiện thừa i-ốt gây ra khoảng 10% bướu cổ ở những người dân sống tại quần đảo Hokkaido (Nhật Bản), nơi có thu nhận i-ốt hàng ngày lên đến 2000 mcg (chủ yếu i-ốt được cung cấp từ các thực phẩm chế biến từ rong biển).

Đất nước Việt Nam dài và hẹp từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, lưng tựa Trường Sơn, đầu đội Hoàng Liên Sơn, mặt nhìn ra biển Đông dài hơn 3400km. Câu này bất kỳ một học sinh tiểu học nào cũng rõ. Đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi. Một trong những ưu đãi đó là, hầu hết các vùng miền trên cả nước không thiếu hải sản, thủy sản, thực phẩm chứa hàm lượng Iode cao. Ngoại trừ cao nguyên, vùng sâu núi cao Iode bị nước lũ, mưa xói mòn vì hậu quả nhân tai xả lũ thủy điện gây ra ở miền Trung mấy hôm nay cả nước chứng kiến và đau lòng, không tả xiết.

Hay nói cách đơn giản là, tất cả những địa phương tiếp giáp biển không cần ăn muối Iode. Và cứ mỗi tháng mỗi người trưởng thành trung bình chỉ cần ăn 10kg thủy hải sản nước mặn và rong biển cùng với thức ăn thường ngày thì không cần phải dùng muối Iode. Nhưng từ năm 1995 đến nay, nhà nhà, người người ăn muối Iode. Và hậu quả là, có những người mắc Hội chứng thừa Iode chỉ vì nhân tai. Vì mỗi người, nhu cầu mỗi ngày chỉ cần từ khoảng 150microgam đến 1.000microgam(1mg) Iode tùy theo hoàn cảnh và lứa tuổi. Nhiều nhất là cho phụ nữ mang thai và tuổi bắt đầu dậy thì đến trưởng thành mỗi ngày chỉ cần 1mg Iode!

Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình ở TPHCM dùng muối Iode từ năm 1999 đến năm 2012 theo thống kê của Trung Tâm Dinh Dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh

Ở Việt Nam, chỉ nên dùng thêm muối Iode ở cao nguyên trung phần và vùng núi cao phía Bắc và Tây Bắc. Những nơi mà cả đời người dân không được sống với biển. Nhưng dù không sống với biển, mà họ sống gần sông hồ nước mặn, hoặc họ thường xuyên ăn hải sản biển thì cũng không cần ăn muối Iode.

Người ta thấy rằng một số hải sản, thực phẩm sau đây có hàm lượng Iode cao trong 100gam hải sản thực phẩm:

1. Tảo bẹ: 1mg

2. Tảo tía (khô): 1800 μg

3. Rau chân vịt: 164μg

4. Rau cần: 160μg

5. Cá biển: 80μg

6. Muối biển: 2μg

7. Sơn dược: 14μg

8. Muối ăn có iốt: 7600μg

9. Cải thảo: 9.8μg

10. Trứng gà: 9.7μg

Nhưng không có nghĩa là mọi thực phẩm là không có Iode, mà bất kỳ thực phẩm nào cũng có Iode, chỉ khác nhau ở hàm lượng ít nhiều. Nên khi dùng muối Iode không nên dùng thường quy, mà phải biết dùng xen kẻ với muối ăn thường khi thực phẩm hằng ngày có hàm lượng cao hay thấp Iode.

Như vậy, nếu dân mình hiểu biết được những kiến thức thông thường này thì sẽ biết là có nên dùng muối Iode hay không, khi nào và ở nơi nào trên đất nước Việt. Và nếu lạm dụng muối Iode thì sẽ gây ra Hội chứng thừa Iode, vì hàm lượng Iode trong muối Iode nhân tai là cao nhất trong mọi thực phẩm có trên quả đất này.

Và một đất nước mà hơn 80% diện tích đều tiếp giáp với biển thì có cần phải có một sự hiểu biết có tính thường thức về sử dụng muối Iode một cách đơn giản, dễ hiểu và đầy đủ để không bị tai hại của tình trạng thừa Iode do phong trào phát động ăn muối Iode của Quốc Gia.

Asia Clinic, 9h58' ngày thứ Ba, 19/11/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét