HIỂM HOẠ HAY TRIỂN VỌNG Ở BẮC HÀN?

Ngày đăng: [Wednesday, January 04, 2012]
Bài đọc liên quan:


Bài viết của ông Javier Solana, trước đây, ông Solana là Đại diện cao cấp của Liên minh châu Âu (EU) cho chính sách an ninh và ngoại giao, và một cựu tổng thư ký của NATO, hiện là Uỷ viên cao cấp đặc biệt về chính sách đối ngoại tại Brookings Institution và Chủ tịch của Trung tâm Địa Chính trị và Kinh tế toàn cầu (Center for Global Economy and Geopolitics) thuộc trường Quản trị kinhdoanh ESADE (Escuela Superior de Administración y Dirección de Empresas) của Ramond Llull University - Tây Ban Nha.

MADRID - Hai ngày sau khi Kim Chính Nhật - nhà lãnh đạo Bắc Hàn - qua đời trong một chuyến tàu trong nước, các nhà chức trách Nam Hàn vẫn không biết gì về nó. Trong khi đó, việc này dường như là một thất bại của các quan chức Mỹ, với những gì mà Bộ Ngoại giao thông báo đầu tiên chỉ đơn thuần thừa nhận rằng báo chí đã đề cập đến cái chết của ông.

Sự bất lực của cục tình báo Mỹ và Nam Hàn trong việc nhận biết bất kỳ dấu hiệu nào về những gì đã xảy ra là minh chứng cho đặc trưng của chế độ đóng cửa với thế giới bên ngoài Bắc Hàn, mà còn những khiếm khuyết của Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Những máy bay và vệ tinh Hoa Kỳ theo dõi Bắc Hàn ngày và đêm, và thiết bị thu thập thông tin tình báo nhạy cảm nhất kiểm soát biên giới giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, chúng ta đã biết rất ít về Bắc Hàn, bởi vì tất cả các thông tin quan trọng bị hạn chế đối với một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo bị ám ảnh bỡi sự bí mật.

Sự thay đổi lãnh đạo ở Bắc Hàn đang xảy ra tại thời điểm có thể nói là tồi tệ nhất. Được biết, các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã hy vọng rằng Kim Chính Nhật sẽ tồn tại đủ lâu để củng cố sự hỗ trợ giữa các phe phái khác nhau của đất nước cho sự thừa kế của con trai ông - Kim Chính Ân.

Tất cả các thuộc tính về biểu tượng của quyền lực đã được chuyển giao cho Kim Chính Ân với một tốc độ kỷ lục - được phản ánh trong vị trí chính thức của ông trong tang lễ, chủ tịch Ủy ban quân sự, và sự công nhận ở vị trí cao nhất của đảng cầm quyền mà không cần kiểm chứng về năng lực (assumption) của Kim Chính Ân. Nhưng sự hào nhoáng bề ngoài (trappings) như vậy sẽ không làm cho quá trình chuyển tiếp dễ dàng hơn đối với một người đàn ông trẻ hơn 30 tuổi, trong một xã hội với những lãnh đạo quân đội kỳ cựu nắm đầy quyền lực.

Tình hình kinh tế Bắc Hàn vẫn còn rất bấp bênh, với nhiều người sống gần với nạn đói, tạo thành một thách thức nghiêm trọng khác. Hai ví dụ đủ để minh họa cho tác động này là: giá gạo đã tăng gấp ba trong khi tiêu thụ điện đã giảm đi hai phần ba so với hai thập kỷ trước đây.

Những ký ức cá nhân của tôi về Bắc Hàn - bây giờ đã gần mười năm - là một nước nghèo nàn trì trệ. Bình Nhưỡng, thủ đô của tối tăm và vắng vẻ, ánh sáng chỉ có để biểu diển cho chúng tôi thấy ở toà nhà chính phủ và nhà hát lớn, tất cả đèn điện đều phải tắt ngóm sau lưng chúng tôi ở mỗi đoạn đường chúng tôi đã đi qua. Kim Chính Nhật đã được chào đón nhiệt liệt khi ông bước vào nhà hát lớn, nơi mà vài hôm nay đã tổ chức quốc tang của ông.

Chuyến đi của tôi diễn ra
vào tháng tư năm 2002, một thời kỳ có phần nào đó được xem là lạc quan. Liên minh châu Âu đã tham gia một thỏa thuận được khởi xướng bởi hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ trong chương trình của Tổ chức Phát triển Năng lượng Hàn Quốc, mục tiêu là thuyết phục Bắc Hàn ngưng và sau đó tháo dỡ chương trình hạt nhân của họ. Trong một sự đổi chác, là phải có hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ sẽ được xây dựng để tạo ra năng lượng điện, và 500.000 tấn dầu sẽ được cung cấp hàng năm cho đến khi lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ đầu tiên bắt đầu hoạt động ở Bắc Hàn. Trong đó, EU bắt đầu một dự án viện trợ nhân đạo rộng lớn. Các cuộc hội đàm với Kim Chính Nhật và các cộng sự của ông dường như đang có triển vọng.

Thật không may, thỏa thuận đã không kéo dài. Năm 2003, Bắc Hàn từ bỏ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Từ thời điểm đó, tất cả mọi lạc quan đã bị mất, cho đến khi những tiếp xúc sau đó được tái khởi động(reinitiated) trong một định dạng phức tạp sáu bên (Trung Hoa, Nga, Mỹ, Nhật Bản, và hai miền Triều Tiên) đã  được tiếp tục, với những thăng trầm, cho đến cuối năm 2007. Kể từ khi sự cố hàng hải năm 2009 và 2010, trong đó lực lượng Bắc Hàn tấn công vào lãnh thổ của Hàn Quốc, hầu như không có liên hệ nào giữa hai bên.

Với hành vi của Bắc Hàn trong thập kỷ qua, sự thay đổi đột ngột của lãnh đạo làm tăng mối đe dọa bằng những sự kiện bất ngờ. Để hạn chế rủi ro, việc cần thiết phải giữ mối quan hệ với Trung Hoa là điều quá rõ ràng. Trung Hoa có tiếp xúc trực tiếp với Bắc Hàn, và họ chính là đầu mối tốt nhất có thể xúc tác cho việc nối lại các cuộc đàm phán sáu bên.

Trung Hoa thừa nhận rằng Bắc Hàn không thể tiếp tục trong hình thái xã hội hiện tại, và muốn nhìn thấy những nhà lãnh đạo Bắc Hàn chuyển đổi nền kinh tế mà không thực hiện thay đổi chính trị đáng kể. Liệu điều này là có thể khả thi? Liệu nó có thể thực hiện được nhanh chóng đủ để tăng cường lòng tin của các bên liên quan khác trong khu vực là sự phát triển của Bắc Hàn như được dự đoán?

Đối với Trung Hoa, các vấn đề được đánh giá theo lịch sử của đất nước và từ quan điểm của chính sách trong nước - tất cả các vấn đề mật thiết nhất là biên giới của Trung Hoa. Đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, mọi vấn đề nên có một giải pháp trong một hữu hạn của thời gian. Trong khi Mỹ chia nhỏ các vấn đề và cố gắng tìm giải pháp cho từng phần, thì Trung Hoa lại xem xét các vấn đề chính trị một cách chậm chạp, như là một tiến trình mở rộng không có giải pháp.

Ngoài các cuộc đàm phán sáu bên, cần thiết phải tạo ra một khuôn khổ cho một cuộc đối thoại hợp tác song phương giữa Mỹ và Trung Hoa nên thực hiện. Trong trường hợp của Triều Tiên - theo Christopher Hill - một trong những nhà đàm phán hiệu quả nhất của Mỹ về những vấn đề, nhớ lại, Hoa Kỳ nên làm cho nó rõ ràng rằng, không có giải pháp khả thi nào cho bán đảo Triều Tiên bị chia cắt có nghĩa là một mất mát chiến lược đối với Trung Hoa. Sau khi hiệp ước đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953, vĩ tuyến 38 được thành lập như là giới hạn cho sự hiện diện của quân đội Mỹ, tầm quan trọng của cuộc chiến tranh đối với Trung Hoa không nên bị lãng quên.

Cách tiếp cận này có thể là một cách để ổn định khu vực trong thời kỳ mà không có cái gì là chắc chắn. Có thể có những cách khác. Ví như việc đổi mới đang diễn ra tại Myanmar (Miến Điện) cho thấy tiềm năng thay đổi chính trị đáng kể không đi đôi với sự bất ổn khu vực. Trong trường hợp của Bắc Hàn, nơi mà vũ khí hạt nhân được dùng như là một  trò chơi, thì không có khả năng để khả thi.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 13h41' ngày thứ Tư, 04/01/2012

Đăng nhận xét

0 Nhận xét