HẬU TRIỀU ĐẠI KIM CHÍNH NHẬT

Ngày đăng: [Wednesday, December 21, 2011]



Bài viết của Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ khu vực Đông Á, Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan, đặc phái viên của Mỹ Kosovo, một nhà đàm phán Hiệp định Hòa bình Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán Mỹ với Bắc Triều Tiên từ 2005-2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel (Korbel School of International Studies), Đại học Denver (University of Denver).

DATELINE - Trong một nghĩa nào đó, cái chết của lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Nhật làm thay đổi tất cả mọi thứ. Đó là không có cái gì rõ ràng, ví dụ, rằng con trai út cưng của Kim Chính Nhật là, Kim Chính Ânđược ca ngợi là "Người thừa kế Vĩ đại," nhưng điều kỳ quặc là Kim con không được chuẩn bị để lãnh đạo - một cách cơ bản là sẽ không thành công như cha của ông trong bất cứ điều gì, ngoại trừ nhờ vào danh tiếng của dòng tộc.

Video đưa linh cửu Kim Chính Nhật vào nhà ướp xác để lưu niệm tại cung tưởng niệm Kim Nhật Thành của hãng tin AP. Nhân dân bắc Hàn khóc tiễn đưa Kim Chính Nhật hơn cả cha mẹ của họ qua đời!

Ủng hộ Kim Chính Ân xem nhưủng hộ ông nội của ông, lãnh tụ ca Kim Nhật Thành thể hiện, một con người, dị thường, được nhà Trời ban cho người Bắc Triều Tiên. Ở phương diện khác, Kim đệ III sẽ cần rất nhiều sự giúp đỡ; trong khi chờ đợi, chúng ta có thể mong đợi sự củng cố thêm bỡi Quân đội nhân dân Triều Tiên trong việc lãnh đạo của đất nước. Thậm chí chúng ta còn phải mong đợi nhiều hơn trong quá khứ là một Bắc Triều Tiên với sự kiện bất ngờ. Tốt nhất là, phương Tây phải làm việc chặt chẽ với Trung Hoa. Trong ý nghĩa đó, thì tới giờ này không có gì thay đổi ở Bắc Hàn.

Bất kỳ cuộc đàm phán nào với các quan chức Trung Hoa hiện nay đều dẫn đến cùng một kết luận: Trung Hoa muốn khởi động lại đàm phán sáu bên nhằm thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Vấn đề là, mặc dù cam kết các cuộc đàm phán từ tất cả sáu nước tham gia - Trung Hoa, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, và thậm chí cả Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây (một cam kết có tính danh nghĩa, đó là không được thay đổi gì, nó giống như cái chết của Ông Kim Chính Nhật là tất nhiên) – một kết quả cho đến nay không đủ để duy trì tiến trình phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.

Tái thúc đẩy các cuộc đàm phán yêu cầu cần phải tập trung đổi mới về thực hiện các bước để đạt được mục đích của 6 bên. Thật không may, Trung Hoa, bên có giá trị đòn bẩy lớn nhất đối với Bắc Triều Tiên, dường như là bên có cam kết ít nhất để làm những gì mà được cho là cần thiết.

Bắc Triều Tiên là láng giềng của Trung Hoa, và bất ổn chính trị hoặc xã hội lại không được xem nhẹ. Người ta thường nói rằng, Trung Hoa lo ngại một dòng người tị nạn có thể sẽ đến Trung Hoa. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu.

Khác với các đảng cộng sản khác trên thế giới, biểu tượng của đảng lao động Bắc Triều Tiên theo tư tưởng của Kim Nhật Thành là trí thức phải đi đầu, còn 2 giai cấp công nông là 2 thành phần thứ yếu trong xã hội. Nó được cách điệu bằng cây bút ở giữa và búa liềm 2 bên. Biểu tượng nổi tiếng này được xây trên ngọn núi Paekdu ở tỉnh Pyongyang - Nơi mà huyền thoại cho rằng, lúc ông Kim Chính Nhật được sinh ra ở đây có cầu vòng 7 sắc hạ thế. (Nguồn hình từ internet)

Thái độ của Trung Hoa đối với người hàng xóm nghèo hiếu chiến, thực sự là rất phức tạp. Trong khi có rất nhiều người Trung hoa tân thời có quan điểm theo khuynh hướng kinh doanh lo lắng xây dựng tương lai của đất nước, lại có những người Trung Hoa thấy ở đất nước hàng xóm gan dạ chút gì đó lạ lùng đáng ngưỡng mộ. Chống lại "áp lực" của nước ngoài là một chủ đề xuyên suốt trong lịch sử Trung Hoa, và điều này Trung Hoa đã làm tốt hơn so với Bắc Triều Tiên, những người dường như được chuẩn bị chỉ để chiến đấu với vấn nạn chết đói gần đây?

Hơn ai hết, các quan chức Trung Hoa, những người cam kết rằng để duy trì trật tự tại Trung Hoa, họ phải mất ngủ để tự vấn rằng một sự sụp đổ (implosion) của nhà nước độc đảng Cộng sản Bắc Triều Tiên cũng có nghĩa là sụp đổ cho họ. Điều này không phải là quá nhiều cho vấn đề chính sách đối ngoại, vì nó là một vấn đề liên quan đến những chính trị nội bộ của Trung Hoa. Một quốc gia thân mật, kề biên giới với Trung Hoa, nên nhiều quan điểm của Trung Hoa lại nhìn Bắc Triều Tiên thông qua lăng kính của các vấn đề nội bộ của Trung Hoa, đặc biệt là mối quan tâm an ninh nội bộ. Liệu sự tàn lụi (withering away) của nhà nước độc đảng Bắc Triều Tiên có ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh bên trong Trung Hoa trong tương lai của thương hiệu riêng của chủ nghĩa cộng sản? Nhiều quan chức Trung Hoa không muốn tìm hiểu.

Tuy nhiên, có lẽ khó khăn lớn nhất đáng lo ngại của Trung Hoa bắt nguồn từ một chủ đề bị xem thường, nhưng quen thuộc trong quan hệ quốc tế: "một tư duy lỗi thời" - không có khả năng để nhận thức, quá ít đàm phán, và chịu đối diện với những thực tế khách quan mới nảy sinh.

Bắc Triều Tiên là một đất nước mong manh dễ vỡ, thậm chí còn nhiều nguy cơ hơn là mong manh dễ vỡ sau cái chết của Kim Chính Nhật. Trước tiên, nó không phải là một quốc gia dân tộc đúng nghĩa (national homeland), một đặc trưng của nó là nắm giữ nhiều tiểu bang đang suy yếu từ sự suy tàn thực sự. Hàn Quốc là một tổ quốc thực sự, nằm ở phía nam, không có khung cảnh của những hàng rào kẽm gaicác bãi mìn. Tuyên truyền của Bắc Triều Tiên đã luôn cố gắng để đại diện cho đất nước Hàn Quốc “thực sự”, nơi mà văn hóa, ngôn ngữ, và mọi thứ khác được cho là cung cấp ở dạng tinh khiết nhất của nó. Nhưng lập luận đó cũng xác xơ như bản thân Bắc Triều Tiên nghèo đói và độc đoán.

Người Trung Hoa nhận ra rằng Bắc Triều Tiên không thể sống sót trong hình thái kinh tế chính trị hiện tại của nó, và họ đã tìm cách khuyến khích các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên cải cách kinh tế mà không cần thay đổi chính trị. Tuy nhiên, với một Hàn Quốc thịnh vượng kề bên, bất kỳ một sự gỡ bỏ biên giới (relaxation of borders) có nghĩa là không ai phải bỏ đất nước ra đi để xây dựng lại tổ quốc. Đó là lý do tại sao con đường của Trung Hoa cải cách không thích hợp cho Bắc Triều Tiên. Hãy nhìn xem những quyết định của Trung Hoa đối với người tị nạn Bắc Triều Tiên, những người phải trải qua  hành trình nguy hiểm nhất để được tự do trên thế giới, nhưng họ đã bắt giữ và trao trả cho Bắc Hàn.

Vậy tại sao Trung Hoa vẫn tồn tại một hư cấu sai lệch là có một số loại hình cải cách tương lai cho Bắc Hàn Quốc? Câu trả lời dường như nằm trong lo ngại rằng sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên sẽ đưa đến một chiến thắng cho Hoa Kỳ và một thất bại đối với Trung Hoa. Vì kết quả là, một nhà nước kế tục trên bán đảo Triều Tiên sẽ là Hàn Quốc, một đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ cần chuẩn bị sẵn sàng để làm cho rõ ràng với Trung Hoa rằng bất kỳ sự thay đổi trong thoả thuận chính trị trên bán đảo Triều Tiên sẽ không có hậu quả mất mát chiến lược cho Trung Hoa. Ví dụ, trong khi Mỹ không bao giờ mặc cả với Trung Hoa về nghĩa vụ quốc phòng Mỹ đến Hàn Quốc, Hoa Kỳ có thể cam kết với Trung Hoa trên một số bảo đảm rằng không có quân đội Hoa Kỳ được đóng quân vượt qua phía Bắc vĩ tuyến 38. Thật vậy, với đường lối hiện tại của Mỹ có thể gặp khó khăn trong bối cảnh Hàn Quốc thống nhất đất nước, nếu tiếp tục các căn cứ quân sự Mỹ ở mọi nơi trên bán đảo Triều Tiên, không nên dính dáng gì đến dọc theo con sông Yalu(xem ghi chú hình ở dưới).

Hình ghi chú về sông Yalu là tên của Trung Hoa khi chuyển sang tiếng Việt là sông Áp Lục. Với cái tên Triều Tiên là sông Amnokgang. Nó bắt đầu từ dãy núi Bạch Đầu chảy ngoằn ngoèo ra đến vịnh Bắc Triều Tiên hay biển Đông của Trung Hoa. Nó cùng với dãy Bạch Đầu Sơn nối đến tận phía Bắc là biên giới tự nhiên của Bắc Triều Tiên với Trung Hoa ở phía Tây Bắc và với Nga ở phía Đông Bắc. Con sông này đã ghi dấu trận đánh Nhật - Nga năm 1904, khi Nhật đô hộ Triều Tiên. Trận đánh này gọi là trận đánh trên sông Áp Lục. (Hình nguồn từ Wikipedia)

Hơn nữa, Mỹ và Hàn Quốc có những kế hoạch khác nhau để đối phó với những hậu quả nhân đạo của một sự sụp đổ Bắc Triều Tiên. Vì vậy, tại sao không chia sẻ chúng với người Trung Hoa? Không cần phải nói cũng biết là, các cuộc đàm phán như vậy sẽ nhạy cảm, nhưng như vậy liệu một sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên không một trao đổi những quan điểm trước đối với những thay đổi nghiêm trọng ở Bắc Triều Tiên thì sẽ ra sao.

Sớm hay muộn gì thì, một cuộc đối thoại hoà bình nhưng sâu sắc hơn cần phải bắt đầu. Nhưng với tương lai không chắc chắn, điềm báo bằng cái chết của Kim Chính Nhật có thể là thời điểm hoàn hảo.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 13h35' ngày thứ Tư, 21/12/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét