CUỘC CHIẾN CỦA NHỮNG NGÔI ĐỀN

Ngày đăng: [Sunday, May 08, 2011]
Bài viết gốc: The battle ofthe Temples

Bài viết của Thitinan Pongsudhirak, ông là Giáo sư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu An Ninh và Quốc tế của Chulalongkorn University ở Bangkok. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Johns Hopkins University’s School of Advanced International Studies ở Washington, DC.

BANGKOK - Các cuộc giao tranh quân sự giữa Thái Lan và Campuchia đã
cướp đi nhiều hơn hai chục sinh mạng, gây nhiều thương tích, và hàng chục nhà cửa của hàng ngàn người kể từ tháng 02/2011 chủ yếu là do chính trị bên trong ở cả hai nước. Bắt nguồn từ những yêu sách cổ xưa và các di sản của thời thuộc địa, các cuộc chiến đã làm hư hỏng toàn bộ khu vực. Vì vậy, cái nguy hiểm là vụ tranh chấp này mà ngay cả một sự hòa giải ngắn hạn phải cần đến bên thứ ba làm trung gian. Một nền hòa bình đảm bảo sẽ phụ thuộc chủ yếu vào ván cờ tàn như thế nào của khủng hoảng chính trị trong nước Thái Lan diễn ra trong những tháng tới - và thiện ý của Campuchia tham gia quá trình này.

Vấn đề trong cuộc xung đột là 4,6 km vuông tiếp giáp một ngôi đền Hindu một ngàn năm tuổi được gọi là "Preah Vihear" (1) theo cách người Campuchia và cái tên "Phra Viharn" theo cách của người Thái. Campuchia khẳng định rằng đất tranh chấp đã thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình từ một trường hợp mang tính bước ngoặt quyết định của Tòa án quốc tế năm 1962. Trong những phán quyết từ điều 3 đến 9, Tòa án Quốc tế (International Court of Justice: ICJ) đã phán quyết rằng bản đồ Campuchia, được vẽ lên bởi điều tra viên người Pháp vào khoảng năm 1904-1907, đưa khu vực đền nằm trong lãnh thổ Campuchia, và Thái Lan (được gọi là Xiêm La cho đến 1939) đã không chống lại với những gì đã có trước đây. Trong phiên điều trần, Campuchia đã yêu cầu Tòa án Quốc tế xác nhận vai trò cai trị trên vùng đất tiếp giáp, nhưng các thẩm phán quyết định chỉ giới hạn đến đền thờ, như yêu cầu ban đầu của Campuchia.

Đền Preah Vihear đã trở thành là biên giới Thái Lan và Campuchia sau phán quyết của tòa án quốc tế năm 1962. Mặc dù theo bản đồ Pháp năm 1904 thì biên giới Thái Cambodia lùi xa về phía Thái. (Ảnh của Internet)

Các bản đồ
người Pháp làm ra đã trở thành cốt lõi của tranh chấp, bởi vì nó được thao tác theo đơn vị địa lý tự nhiên. Thái Lan bác bỏ các bản đồ, mà ngược lại một thỏa thuận Pháp-Xiêm năm 1904 quy định một phân giới cắm mốc dọc theo đường phân chia lưu vực nhánh sông hai nước. Hơn nữa, những nỗ lực lập bản đồ Pháp diễn ra chỉ một thập kỷ sau khi Xiêm La nhượng lại một vùng lãnh thổ bị chiếm - nhiều phần lãnh thổ phía tây của Campuchia ngày nay - do Pháp, nơi mà lúc đó Pháp chiếm Đông Dương làm thuộc địa, Xiêm La bị yếu thế đã buộc phải ký kết các điều ước bất bình đẳng với các cường quốc châu Âu để đổi lấy việc duy trì nền độc lập Xiêm La.

Cho đến gần đây, những tuyên bố chồng chéo trên 4,6 km vuông không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Người dân và các thương gia của cả hai bên tiến hành
kinh doanh phát đạt và thương mại biên giới không bị trói buộc bởi các nhà chức trách. Căng thẳng song phương bùng phát khi chính trị Thái Lan nóng lên sau cuộc đảo chính quân sự tháng chín năm 2006 nhằm lật đổ thủ tướng được bầu một cách dân chủ, Thaksin Shinawatra, về tội tham nhũng và bất trung với chế độ quân chủ.

Trong năm 2008, sau khi lực lượng
ủng hộ thủ tướng tự lưu vong Thaksin, đảng Sức mạnh của nhân dân (The People’s Power Party), lên nắm quyền sau một chiến thắng bầu cử, chính phủ Thái Lan đã ký một thông cáo chung đồng ý với danh sách ngôi đền Preah Vihear của Campuchia là một Di sản thế giới. Các thông cáo đã trở thành một cột thu lôi cho đối thủ của ông Thaksin tại quê nhà, dẫn đầu bởi đảng Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (The People’s Alliance for Democracy Party: PAD).

Đảng PAD miêu tả việc đăng ký UNESCO của Preah Vihear như là một việc phản lại nước nhà, bán chủ quyền của Thái, và sử dụng nó để gây bất ổn cho chính phủ thân Thaksin. Khi đảng PAD chiếm quyền kiểm soát của tòa nhà chính phủ và hai sân bay Bangkok, các nhà lãnh đạo của họ phản đối hăm dọa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và so sánh ông ta như một tên côn đồ. Vấn đề lại bị trầm trọng thêm, khi có sự xúc phạm đến người khai sinh ra đảng PAD, người đã trở thành bộ trưởng ngoại giao của Thái Lan sau khi đối thủ của Thaksin giành lại quyền lực trong tháng 12 năm 2008, do Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và tăng cường thêm quân đội.

Vào thời điểm đó, căng thẳng với Campuchia đã trở thành không thể tránh khỏi. Hun Sen đã
tạo vết sẹo để giải quyết với các liên minh chống Thaksin của Đảng Dân chủ, đảng PAD, và quân đội. Trong năm 2009, Hun Sen bổ nhiệm ông Thaksin làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Campuchia và mời ông ta phát biểu một bài diễn văn công khai tại Phnom Penh. Các mối quan hệ song phương đã căng thẳng như chưa từng có, trong các thời kỳ xích mích và hoà giải của hai nước từ trước đến nay.

Các vụ xung đột vũ trang
tăng lên dọc biên giới năm nay xuất phát từ hành động khiêu khích của đảng PAD. Mặc dù một số của các thành viên vào nội các theo Abhisit, những lãnh đạo đảng PAD cảm thấy bị phản bội và bị bỏ rơi bởi Abhisit và một số người ủng hộ họ mạnh mẽ trước đây. Các ủng hộ viên áo vàng của đảng PAD quay trở lại các đường phố, lần này dưới ngọn cờ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan thông qua ngôi đền Preah Vihear và một chiến dịch chống tham nhũng trong nước. Đảng PAD đã công khai kêu gọi một cuộc đảo chính quân sự để làm sạch nền chính trị Thái Lan.

Đảng PAD bắt đầu tìm thấy chỗ bám nhỏ. Quân đội Thái Lan tham gia những tranh chấp ở đền Preah Vihear, trong khi chính phủ Abhisit nhún vai thờ ơ với những mưu đồ của đảng PAD. Nhưng, như việc chống thành lập, nhóm “áo đỏ” ủng hộ Thaksin đã tổ chức cuộc biểu tình lớn của riêng mình chống lại sự đàn áp của quân đội đối với họ trong tháng tư, tháng năm ngoái, những người đàn ông trong bộ đồng phục trở nên kích động. Đỉnh điểm sự việc xảy ra khi sự ám chỉ của các nhà lãnh đạo áo đỏ dành cho sự im lặng dễ thấy của hoàng gia ủng hộ với bạo lực đàn áp của quân đội, nó làm tăng sự sợ hãi của quân đội đối với mối nguy hiểm hiện diện rõ ràng cho chế độ quân chủ.

Quân đội Thái Lan từ bỏ tư thế trung lập của nó và trở thành ngày càng hiếu chiến
hơn. Nó đơn phương bác bỏ sự hiện diện của các quan sát viên khu vực về biên giới Thái Lan - Campuchia, kể cả một thỏa thuận hòa giải của ông Marty Natalegawa Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia trong tháng hai. Chính phủ Abhisit, sinh ra đã chịu ơn quân đội, đã bậc đèn và không giữ lời hứa về thương thảo hòa bình của Indonesia làm trung gian. Đó là một đòn đánh không chỉ đối với Indonesia là chủ tịch của Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm nay, mà còn cho cả chính khối ASEAN, đặc biệt cho nhiệm vụ của tổ chức này để trở thành một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Nếu ASEAN không cho phép một vai trò trung gian, tranh cãi Thái-Campuchia có thể
đi theo cách của mình trở lại trọng tài Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, mà trước đó họ đã bật đèn xanh giao các vấn đề cho ASEAN để Campuchia và Thái Lan vận động hành lang. Trong khi Campuchia muốn đa phương hoá các cuộc xung đột biên giới càng nhiều bao nhiêu thì Thái Lan lại cố gắng hạn chế nó bấy nhiêu để đàm phán song phương.

Mặc dù các trận đánh biên giới Thái Lan-Campuchia có liên quan đến xe tăng và pháo hạng nặng,
nhưng hai bên không có khả năng đẩy nó xấu hơn thành cuộc chiến tranh có quy mô mở rộng. Khuôn khổ ASEAN hoạt động như một mạng lưới an toàn và lợi ích thương mại lẫn nhau cuối cùng sẽ thắng thế. Nhưng thỉnh thoảng đánh nhau và sự đối kháng bằng lời nói giữa hai bên sẽ tiếp tục, như Thái Lan, nước có thứ hạng trong phe cánh hữu hướng đến các biểu tượng và các tổ chức của chủ nghia bảo hoàng, trong khi Hun Sen đang làm rối lên, thay vì nên ở bên lề, trong ván cờ tàn đang diễn ra tại Bangkok.

Bản quyền:
Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
----------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
Nhìn từ phía Cambodia thì đền Preah Vihear được xây cạnh một vách núi đá lởm chởm (ở phía gần trên hình). Vực sâu này cao 500m. Trong khi biên giới của Thái Cambodia đi theo sát tường rào đền (ở phía xa của hình). Nên du khách muốn vào đền phải đi từ Thái Lan. Giá vé thăm viếng đền người Thái bán 100 Bath/mỗi lượt khách. (Ảnh Internet)

(1) Đền Preah Vihear là một ngôi đền thuộc lãnh thổ Campuchia. Tên của ngôi đền cũng là tên của một tỉnh của Campuchia. Nhưng nó được xây trên một  dãy núi có tên là Dângrek. Dãy Dângrek là dãy núi thấp và là biên giới của Thái Lan và Campuchia. Tuy đền được xây trên lãnh thổ Campuchia, nhưng đền lại xây trên một mỏm đá dựng đứng, mà lối vào đền Preah Vihear lại không thể tiếp cận từ phía lãnh thổ Campuchia. Nên muốn vào đền phải đi từ lãnh thổ Thái Lan. Và hiện nay, mọi lợi nhuận từ tham quan du lịch là từ phía Thái. Đền Peah Vihear là cái cớ để Campuchia và Thái Lan tranh chấp từ năm 1962 đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Tranh chấp của 2 nước chủ yếu là xoay quanh 4,6km vuông quanh đền để được sở hữu lợi nhuận đem đến từ du lịch, tham quan đền. Song đằng sau sự tranh chấp ấy là một cách định hướng dân chúng 2 nước xao lãng với tình hình chính trị trong nội bộ của 2 nước.

BS Hồ Hải dịch, 18h21', ngày Chúa Nhật, 08/5/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét