CỘNG SẢN CHỈ CÓ SỤP ĐỔ, KHÔNG CÓ CHUYỂN ĐỔI

Ngày đăng: [Friday, August 16, 2013]
Bài đọc liên quan:

Trong một bài viết hôm 12/8/2013 của ông bác sỹ Benjamin S. Carson - một tài năng y học của thế giới - trên Real Clear World về chủ đề chính phủ mới ở Trung Hoa chống lại hiến pháp của Hoa Kỳ. Ông cho rằng, 3 bài viết trên các trang nhất Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo và Hỏa Tuyến Bình luận của một giả có bút hiệu là Ma Zhongcheng - 马众诚, có nghĩa là Trung thành với chủ nghĩa Marx - đều cho thấy là một kiểu sửa lại những bài tuyên truyền cũ của thời Mao Trạch Đông ở thập niên 1970.

Theo Bùi Mẫn Hân - Minxin Pei - một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Claremont McKenna College, gần đây đã viết, "Các lãnh đạo mới của Trung Hoa có thể bỏ qua một số cải cách về kinh tế, hành chính phù hợp với mục tiêu bảo tồn sự cai trị của Đảng Cộng sản. Nhưng nó sẽ không chấp nhận bất cứ sáng kiến ​​nào có thể gây nguy hiểm đến độc quyền chính trị của đảng cộng sản, mặc dù đảng cộng sản ở Trung Hoa bây giờ không còn lý tưởng của cộng sản".

Qua những chính sách cải tổ gần đây của Trung Hoa, nổi bật nhất là chiến lược kinh tế ba phàm là của Lý Khắc Cường - Likonomics: không kích thích kinh tế, giảm nợ và tái cơ cấu - cũng thấy thấy nó chỉ đơn thuần là 3 biện pháp tạm thời giải nguy cho nền kinh tế Trung Hoa. Không giống với chiến lược của ông Shinzo Abe - Abenomics - là một phức hợp cải cách gồm 3 mục tiêu chính trị song hành với 3 mục tiêu kinh tế cho nước Nhật. Càng không giống như Hoa Kỳ là, mỗi lần thay đổi lãnh đạo có trường phái khác nhau, thì chính trị và kinh tế cũng đổi theo.

Ở Việt Nam cũng vậy, trong bài viết Bàn về kỷ vật của chủ tịch nước trao cho tổng thống Obama của tôi, những sự kiện tôi đã liệt kê, chứng minh hùng hồn cho việc đối với đảng cộng sản thì không có chuyện chuyển đổi. Thậm chí, sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đảng cộng sản ở Việt Nam còn sửa đổi hiến pháp năm 1992, để thêm cái điều 4 nhằm khẳng định độc tôn cầm quyền ở Việt Nam, mà các hiến pháp 1946, 1959 và 1980 chưa bao giờ có điều này.

Lịch sử thế giới về các quốc gia có đảng cộng sản cầm quyền cũng cho thấy rõ điều này. Những năm 1950s, một số quốc gia Đông Âu như, Ba Lan, Tiệp Khắc và Nam Tư, họ đã chán chê đảng cộng sản, họ muốn ly khai và thay đổi nền chính trị theo phương Tây. Nhưng dưới sự kiểm soát của Liên Xô bằng mọi cách cả chính trị lẫn quân sự đã không cho phép họ chuyển đổi nền chính trị từ đơn nguyên sang đa nguyên, và nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường tự do. Mãi đến khi Liên Xô thất bại và sụp đổ vì sau một thời gian dài đi theo nền kinh tế bao cấp, mà phải chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ và phương Tây, trong khi phải bảo kê cả các đồng minh cộng sản trên toàn thế giới, thì sự sụp đổ thực sự mới diễn ra ở Đông Âu.

Nhưng dù, Trung Hoa đã từ bỏ nền kinh tế bao cấp từ 1978, sau khi Đặng Tiểu Bình thỏa thuận với Hoa Kỳ bằng Thông Cáo Thượng Hải 12/1972, và Liên Xô cùng Đông Âu sụp đổ 1990, đảng cộng sản ở Trung Hoa vẫn không từ bỏ con đường độc tôn cầm quyền của mình. Việt Nam nằm cạnh Trung Hoa cũng phải đi theo Trung Hoa bằng Hội nghị Thành Đô, để đảng cộng sản ở Việt Nam tiếp tục khẳng định độc tôn cầm quyền bằng hiến pháp sửa đổi 1992.

Hơn nửa triệu người trước Quảng trường Thiên An Môn ngày 04/6/1989 vẫn bị xe tank, súng đạn của Đặng tàn sát chỉ trong 1 đêm.

Bây giờ, Trung Hoa đang khủng hoảng tài chính do nền kinh tế định hướng thị trường xuất khẩu và sản xuất hàng hóa giá rẻ, đẩy tăng trưởng bằng đầu tư công từ tiết kiệm của hộ gia đình. Kinh tế Trung Hoa chắc chắn sẽ hạ cánh nặng nề, nhưng với ngôi vị độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản không thể lung lay. Vì với tư tưởng của Mao, họng súng đẻ ra chính quyền, các quốc gia có đảng cộng sản nắm quyền sẵn sàng độc ác để giữ sự độc tôn cầm quyền. Thiên An Môn đẫm máu, mới đây nội loạn Tây Tạng, Tân Cương, họ đã đàn áp dã man. 

Việt Nam là bản sao tận tụy và trung thành nhất của Trung Hoa từ sau 1990, là đồng minh chiến lược của Trung Hoa cũng đang sụp vào vũng lầy của một nền chính trị nửa dơi, nửa chuột và kinh tế kiểu mang màu sắc Trung Hoa. Cho nên khi Trung Hoa không sụp đổ, thì đảng cộng sản ở Việt Nam vẫn còn độc tôn nắm quyền hành cai trị.

Tất cả những điều trên cho ta thấy rằng, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà đảng cộng sản cầm quyền, thì chỉ có sụp đổ mới có sự thay đổi thực sự về chính trị và kinh tế. Việc chuyển đổi từ một nền chính trị đơn nguyên và một nền kinh tế do nhà nước chỉ huy sang một nền chính trị đa nguyên và một nền kinh tế thị trường tự do, khi đảng cộng sản chưa sụp đổ là điều ảo tưởng.

Asia Clinic, 12h50' ngày thứ Sáu, 16/8/2013

Đăng nhận xét

0 Nhận xét