CƠ HỘI VÀ LỜI KHUYÊN CHO DU HỌC SINH ĐẠI HỌC Ở HOA KỲ

Ngày đăng: [Thursday, March 10, 2016]




Bài đọc liên quan:

Báo chí trong nước đưa tin hằng năm có đến hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không có nghĩa là giáo dục đại học ở trong nước cho ra sản phẩm tệ hại, vẫn có rất nhiều người thành công mà bằng cấp ở Việt Nam như Forbes Việt Nam đã tổng kết những người trẻ thành công dưới 30 tuổi năm 2016. Từ đó cho thấy, vấn đề học tập là vấn đề của 4 yếu tố như tôi đã từng viết: gia đình, nhà trường, bản thân và xã hội.

Nhưng du học mà thất bại sau khi phải tốn kém tiền bạc của gia đình, thời gian của tuổi sung sức nhất đời người lại là điều tệ hại hơn.

Thất bại trong du học có nhiều kiểu thất bại như sau:

1. Thất bại nhẹ nhất là đạt được bằng cấp hạng tối ưu hoặc ưu như vẫn không xin việc ở quốc gia tiến tiến mà phải quay về quê hương để tìm việc, hoặc làm trái ngành nghề đã du học. Số này chưa đến 10%.

2. Thất bại trung bình là học cũng có bằng cấp, nhưng chủ yếu là bằng lái xe và "bằng nhảy đầm" rồi lại về quê, hoặc khá hơn chút là có bằng cấp đại học ngoại quốc, nhưng lại phải báo cô cha mẹ. Số này khoảng hơn 40%.

3. Thất bại nặng nề nhất là học không xong, nửa chừng gãy gánh vì vào nhà thương điên, do nhiều nguyên nhân mà tôi đã viết nhiều bài về sốc văn hóa, sốc do chuẩn bị không kỹ trước du học nên không vượt qua được. Số này khoảng 50%.

Chỉ khoảng vài phần trăm du học là tìm được việc làm ở quốc gia mà bạn trẻ đã đi du học. Còn lại, thất bại thì không ai dám tự nhận mình thất bại vì sĩ diện cá nhân và gia đình.

Như vậy học như thế nào, làm gì trong thời gian du học để được nằm vào con số vài phần trăm kia?

Việc chuẩn bị cho trước du học như tôi đã từng viết là điều cực kỳ quan trọng. Vì du học không phải để học khoa học kỹ thuật mà còn là học để làm người công dân toàn cầu. 

Việc du học thành công hay thất bại này không chỉ riêng ở Hoa Kỳ mà còn cho tất cả các quốc gia tiên tiến khác, nhưng hôm nay tôi xin viết về thông tin tốt đẹp du học Hoa Kỳ mới được cập nhật.

Hôm nay nhận được thông tin từ Bộ nội an Hoa Kỳ - Department of Homeland Sucurity - với thông tin như sau:

"Bộ Nội An Hoa Kỳ đã ban hành một quy định cuối cùng cho phép du học sinh tốt nghiệp các ngành: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán ("STEM": Science, Technology, Engineering and Math) từ các chương trình giáo dục các trường đại học Mỹ ở lại thêm 24 tháng cho diện visa F-1 thực tập tùy chọn ( "OPT").


Các quy định mới sẽ được công bố trong Federal Register vào ngày 11, tháng 3 năm 2016. Nó sẽ có hiệu lực vào ngày 10 tháng 5 năm 2016...." 

Các du học sinh tốt nghiệp đại học từ năm 2016 trở đi lưu ý điều này. Vì trước đây, du học sinh với visa F1 tốt nghiệp mọi ngành chỉ được phép ở lại Hoa Kỳ 12 tháng để tìm việc làm, nếu 12 tháng không tìm được việc làm thì phải về nước."

Quyết định này cho thấy 2 việc:

1. Nhu cầu khoa học ứng dụng và khoa học cơ bản của Hoa Kỳ đang cao.

2. Cơ hội cho các du học sinh Việt Nam và thế giới có thể ở lại Hoa Kỳ để học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm công ăn việc làm, etc...

Từ 2 việc trên, các du học sinh cần phải biết nắm lấy cơ hội và phải biết những lưu ý sau:

1. Việc xếp hạng của các trường đại học Hoa Kỳ chỉ có tính tương đối về mọi mặt. Các đại học Hoa Kỳ đã được sự công nhận của các tổ chức độc lập - chứ không phải của chính phủ - công nhận, thì tất cả các chứng chỉ, bằng cấp của tất cả các ngành nghề đều bằng nhau khi ra trường. Ví dụ, theo USnews xếp hạng chuyên ngành Toán của - Massachusetts Institute of Technology và Princeton University là đồng hạng nhất. Nhưng không có nghĩa là tốt nghiệp ngành toán ở MIT có thể tìm việc dễ dàng hơn Montana State University lại không được xếp hạng của USnews!

2. Từ điều ở trên sẽ cho thấy rằng Cử nhân toán ở MIT hay cử nhân toán ở một trường không xếp hạng là bằng nhau về bằng cử nhân. Vấn đề còn lại là sự đòi hỏi các du học sinh phải có một hồ sơ tốt trong quá trình học tập có tính cạnh tranh cao, chứ không phải là học trường top là có thể kiếm việc dễ dàng, và dễ dàng trụ lại ở Hoa Kỳ với việc làm tốt.

3. Hồ sơ lúc học phải tốt để dễ xin việc làm ở Hoa Kỳ là gì? Hoa Kỳ là quốc gia sống theo triết lý giáo dục gồm 3 điều cơ bản mà tôi đã viết trong bài: Một triết lý giáo dục cho Việt Nam là, Khai phóng, thực tế và nhân bản. Vì thế, một ứng viên đi tìm việc làm đòi hỏi hồ sơ phải có đầy đủ tính thực tiễn, chứ không thể đem bằng cấp để dọa nhà tuyển dụng. 

4. Thực tế trong hồ sơ tìm việc là gì? Là cái mà ứng viên đã làm được gì trong quá trình học đại học ở Hoa Kỳ, chứ không phải là bảng điểm đẹp. Bảng điểm đẹp chỉ để nhà tuyển dụng cho qua vòng gửi xe. Còn thực tế là thư giới thiệu của giáo sư đã đỡ đầu và làm việc của các bạn trong quá trình học đại học. Là những nghiên cứu, áp dụng trên thực tế mà bạn đã học ở đại học đã làm với giáo sư. Là những đóng góp thực tế của bạn trong quá trình thực tập ở đại học mà bạn đã được giáo sư giới thiệu đi làm internship hoặc volunteer được ông chủ nơi bạn thực tập đánh giá và đề cử, là thể hiện mình là một công dân toàn cầu, etc...

Học là để người ta cần mình, tìm kiếm mình mà sử dụng mình đúng chỗ, đúng lúc, chứ không phải học là để đem mảnh bằng để lòe đời và vô dụng.

Hy vọng với những thông tin này sẽ là hành trang giúp các bạn trẻ du học sinh ở bậc đại học Hoa Kỳ dễ dàng tìm kiếm việc làm và kinh nghiệm làm việc cho chính bản thân mình trước khi trở thành công dân toàn cầu.

Tôi sẽ còn trở lại đề tài này về những vấn đề thực tế học tập ở Hoa Kỳ để các du học sinh trẻ biết phải làm gì khi đi du học.

Asia Clinic, 11h01' ngày thứ Năm, 10/3/2016

Đăng nhận xét

1 Nhận xét