CHIẾN TRANH?

Ngày đăng: [Wednesday, February 11, 2015]

Bài đọc liên quan:

Cuộc đàm phán 3 bên Đức - Nga - Pháp xem như thất bại cho chiến sự Ukraina. Một bên là đại diện EU đưa ra vấn đề xóa bỏ lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây đối với Nga. Một bên là Nga đòi mở rộng lãnh thổ phía Đông Ukraina chứ không chỉ chịu dừng ở bán đảo Crimea. Như tôi đã từng viết: "Nếu Hoa Kỳ xem Israel là đồng minh không thể bỏ, thì Nga cũng xem Ukraina là vùng đệm không thể bỏ để nhìn sang phương Tây".  

Cuộc chiến Ukraina với phiến quân miền Đông ngày càng ác liệt. Tình hình trai trẻ Ukraina trốn quân dịch làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của chính quyền Kiev. Nhưng trên tất cả là nền kinh tế Kiev đang không đủ để kham cho cuộc chiến. Hoa Kỳ buộc phải quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev, đây là mồi lửa châm vào thùng dầu đầy đã được mở nắp. Một hình ảnh, Việt Nam hóa chiến tranh tại Ukraina năm nào đang được ví von.

Tình hình kinh tế Hoa Kỳ có những lạc quan hơn khi có 5 triệu việc làm mới được tuyển dụng khi kết thúc tháng 12/2014. Chỉ số lạc quan kinh tế lên 51.5 điểm. Nhưng những con số của tháng 01/2015 lại cho thấy yếu kém hơn, chỉ số lạc quan kinh tế trở về 47.5; song việc làm ở lĩnh vực phi nông nghiệp lại có nhiều sáng sủa. Nó đã giữ vừng chỉ tệ đồng đô la Mỹ ở mức 94.70 đêm hôm qua. Đẩy giá vàng giảm nhẹ thên $5/ounce chốt giá ở mức $1233.70, và sẽ còn giảm tiếp tục. Giá dầu cũng giảm về $50/thùng đêm qua, mặc dù cả tuần trước giá dầu đã hồi phục khoảng $53/thùng. Tương lai về $40/thùng là hiển nhiên, vì cung đang quá mức cầu, lượng dầu tồn kho của Ả Rập Saudi đang hơn chục triệu thùng, họ đang nổ lực tìm khách hàng.

Sau khi EU từ chối gói cứu trợ với Hy Lạp, hôm qua ông Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Pano Kammenos - cũng là nhà lãnh đạo của người Hy Lạp độc lập và các đối tác liên minh cơ sở của Syria - đã tuyên bố úp mở rằng: "Nếu EU không cứu Hy Lạp thì Hy Lạp sẽ tách ra khỏi Eurozone và đi vay tiền của Nga và Trung Quốc để cứu lấy mình." Một tuyên bố chấn động đã làm chao đảo đồng Euro chỉ còn ăn 1.130, và sẽ sụt giảm trong những ngày tới. Một EU bất đồng sẽ là hậu quả khó lườg trong tương lai.

Một United States of European xem như đứng trên bờ vực tan vỡ. Một giấc mộng Hoa Kỳ ở phương Tây đã được các quốc gia cựu lục địa gầy dựng hơn 20 năm qua xem như bong bóng xà phòng. Không những thế, kinh tế phương Tây đang giảm phát trong tháng 01/2015. Ngoài Hy Lạp, còn có Ý và Tây Ban Nha đang chầu chực vay nợ giải quyết khó khăn, nhưng nước Đức số một EU lại giảm phát 0.5%, Pháp còn tồi tệ hơn.

Mặt khác, Nga đang từng bước làm nóng chiến trường ở Ukraina, kể cả đe dọa vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ và phương Tây ép người quá đáng. Giá của đồng Rub Nga mấy hôm nay nằm ở mức 65.35 ăn 1 đô la Mỹ. Kinh tế nước Nga kiệt quệ, nhưng uy tín của lãnh đạo Nga đang lên cao vì họ biết thúc đẩy tinh thần dân tộc cực đoan trong việc xâm chiếm Crimea.

Mặc dù kinh tế đang khủng hoảng, với nợ công chiếm 282% GDP, là quốc gia có nợ công lớn nhất toàn cầu. Số liệu tháng 01/2015 cho thấy sức mua người dân Trung Quốc giảm sút trầm trọng, dù đây là dịp tết Nguyên Đán. Tỷ lệ nhập khẩu của Trung Quốc giảm 19.9% so với cùng kỳ năm ngoái, quá thấp với dự đoán là chỉ giảm 3%. Nó bắt buộc chính phủ Trung Quốc phải hạ mục tiêu tăng trưởng xuống còn chỉ 7%/năm cho năm 2015, và hạ lãi suất ngân hàng chỉ còn 2.5%/năm để kích cầu kinh tế. Xây dựng và mở rộng các sân bay quân sự ở Trường Sa. Tiếp tục hoàn thành thêm tàu sân bay thứ hai. Mở rộng các hợp đồng BT và BOT đến các quốc gia Pakistan, Banglades, Sirilanka, Việt Nam đến hàng trăm tý đô la, chủ yếu nhắm vào xây dựng các thành phố cảng của các quốc gia này. Một sự nổi dậy hung hăng của Trung Quốc là điều đáng ngại cho khu vực.

Tuy thế, trên biển Đông, Trung Quốc ngày càng lấn chiếm, mặc dù tình hình giá dầu và khoáng sản ngày càng giảm giá là điều rất có lợi cho họ. Giàn khoan HD 981 đã công bố tìm ra một mỏ dầu khí có trữ lượng hơn 100 tỷ mét khối ở mỏ Lăng Thủy cách bờ biển đảo Hải Nam về phía Nam 150km. Xây dựng và mở rộng các sân bay quân sự ở Trường Sa. Tiếp tục hoàn thành thêm tàu sân bay thứ hai. Đến giờ này xem như toàn bộ biển Đông nằm dưới sự cai quản của Trung Quốc.

Các động thái Trung Quốc đã làm Hoa Kỳ buộc lòng phải xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương, sau 40 năm chuyển trục sang Trung Đông. Một cuộc chiếnn tranh lạnh giữa 2 phe tả hữu lại mở ra. Ngoài Hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - Hoa Kỳ đang di chuyển các hàng nóng sang Thái Bình Dương, để Ukraina cho EU lo toan, mà Hoa Kỳ chỉ là người hỗ trợ.

Nga gây căng thẳng châu Âu. Trung Quốc gây căng thẳng ở châu Á. Nước Mỹ xa xôi với các đồng minh chiến lược khắp toàn cầu đang chạy đua vào các cuộc xung đột khắp nơi. Các động thái ấy của 2 bên sẽ là ngòi nổ chiến tranh trong tương lai gần. Vấn đề đặt ra là, cho đến nay chiến lược của Hoa Kỳ vẫn là dùng quyền lực mềm để điều khiến thế giới. Các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã tuyên bố, không thể dùng súng đạn để nói chuyện với nhau khi thế giới vũ khí hạt nhân đầy khắp quả đất. 

Chỉ cần mỗi bên nhấn thêm căng thẳng, chiến tranh khu vực và sau đó là sự lan tỏa của nó đi khắp nơi. Với chiến lược Hoa Kỳ hiện nay, hy vọng cuộc chiến sẽ không bùng nổ, mà kinh tế sẽ dần đánh quỵ Nga và Trung Quốc chỉ trong thập niên này. Nhưng khi kinh tế bị khủng hoảng thì chiến tranh lại là cách giải quyết tốt nhất cho nhân loại. Điều này đã được lịch sử minh chứng rõ ràng.

Asia Clinic, 8h53' ngày thứ Tư, 11/02/2015

Đăng nhận xét

0 Nhận xét