CHIẾN TRANH QUY ƯỚC VÀ HỦY DIỆT

Ngày đăng: [Wednesday, January 13, 2016]

Văn hóa nhân bản hay tàn độc sẽ làm nên kết cục của chiến tranh theo mỗi kiểu khác nhau. Đến hôm nay, vẫn còn sự bàn cãi về việc tổng thống Truman của Hoa Kỳ quyết định thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 hòn đảo Hirshima và Nagasaki của Nhật vào ngày 02/9/1945 là đúng hay sai?

Bên ủng hộ quyết định của ông Truman thì đưa ra những luận cứ như đoạn clip của Linh mục Wilson Miscamble, Giáo Sư Môn Lịch Sử của Notre Dame University,  tham gia bàn luận tại Prager University sau đây:



Theo đó, cơ sở lý luận để thả bomb hạt nhân là:

Truman muốn thả bomb lên Hiroshima và Nagasaki, hai mục tiêu quân sự lớn, để khỏi phải bắt đầu chiến dịch đưa quân vào nước Nhật, một quyết định Truman biết sẽ trở thành "một Okinawa từ nam đến bắc nước Nhật." (nghĩa là quân Nhật sẽ chiến đấu đến chết chứ không đầu hàng như ở Okinawa). Nhận định của ông hoàn toàn có cơ sở.

Đến tháng 7 1945, người Nhật đã bị tấn công bởi máy báy B29 của Mỹ suốt mấy tháng trời. Thủ đô và các thành phố lớn khác của họ đã bị thiệt hại rất nặng và họ đã bị hải quân Mỹ bao vây nên lương thực ngày càng thiếu thốn.

Thiệt hại quân sự và thường dân đã lên đến ba triệu và không có dấu hiệu chấm dứt. Mặc dù bế tắc, các lãnh đạo Nhật Bản, nhất là những lãnh đạo quân sự vẫn kiên quyết thi hành ý tưởng Ketsu-Go (trận đánh quyết liệt). Thậm chí, chính phủ Nhật đã di chuyển một phần lớn người dân vào các đơn vị quân sự để chuẩn bị bảo vệ quê hương.

Bằng chứng chứng minh rằng người Nhật sẽ nhất trí chiến đấu đến cùng là khi Mỹ đã thả bomb lên Hiroshima và Nagasaki, quân lực Nhật vẫn muốn chiến đấu. Quả bomb nguyên tử đã ép Hoàng Đế Hirohito phải hiểu rõ vấn đề, một điều các nhà lãnh đạo quân sự của ông không chịu hiểu, rằng tiếp tục chiến đấu để bảo vệ nước Nhật là một điều vô vọng.

Chỉ khi Hoàng Đế Hirohito can thiệp và phá vỡ quyền lực của lãnh đạo Nhật trong chính phủ, Nhật mới chịu đầu hàng. Và chính quyết định thả bomb đó đã cho Hoàng Đế Nhật và phe phái hòa bình trong chính trường Nhật một lý do để đàm phán sự chấm dứt của cuộc chiến.

Nhận xét của lịch sử

Nhận xét của lịch sử về quyết định thả bomb lên Hiroshima và Nagasaki rất rõ ràng và không thể chối cãi: 
1. Bomb nguyên tử đã rút ngắn cuộc chiến.
2. Phe Đồng Minh đã không cần phải đưa quân vào nước Nhật.
3. Điều này đã cứu vô số mạng người từ cả hai phía.
4. Nó đã chấm dứt sự tàn ác của Nhật Bản ở Châu Á.

Hãy nghĩ đến những tình huống và kết quả khác có thể xảy ra. Nếu bạn là Tổng Thống Harry Truman, bạn sẽ làm gì?

Kể câu chuyện này để nhằm nói lên thế giới chiến tranh có 2 loại chiến tranh:

1. Chiến tranh quy ước chỉ dành cho các quốc gia văn minh. Họ gây chiến tranh và kết thúc chiến tranh theo kiểu như nội chiến Hoa Kỳ kết thúc ngày 09/4/1865 tại làng Appomattox Court House, Virginia, tướng miền Nam Robert E. Lee ký giấy đầu hàng tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Grant cho phép hàng quân được tiếp tục giữ súng tay bên hông, và cho giữ lừa ngựa. Tướng Lee khuyên nhủ quân sĩ của mình: "Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và ngoan cường chưa từng thấy, Binh đoàn Bắc Virginia bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn". Thế nhưng, nội chiến Hoa Kỳ đã cướp đi 10% thanh niên miền Bắc ở độ tuổi 18 đến 40; còn với miền Nam đã mất đi 30% trai trẻ da trắng ở độ tuổi 18 đến 40!

2. Chiến tranh hủy diệt chỉ dành cho các nhà độc tài khát máu, đánh nhau đến hơi thở cuối cùng. Chiến tranh thế giới thứ II là một kiểu chiến tranh này, nó chỉ kết thúc ở châu Âu sau khi Hitler tự tử, nhưng Nhật Bản vẫn còn ngoan cố, và bắt buộc Hoa Kỳ phải thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagayaki để biến chiến tranh hủy diệt nhiều thành chiến tranh hủy diệt í, và có thể gọi là chiến tranh quy ước hủy diệt.

Đảo Hans đang bị Canada và Đan Mạch tranh chấp ở Bắc Cực.

Hôm nay đọc trên Business Insider có bài: 2 countries have been fighting over an uninhabited island by leaving each other bottles of alcohol for over 3 decades - 2 quốc gia Canada và Đan Mạch đã chiến đấu dành nhau trên một hòn đảo ở Bắc Cực, cằn cõi và hoang vu có tên là Hans, không có người ở bằng cách mỗi người dân đến đây họ mang theo một chai rượu Whisky và tấm biển có dòng chữ "Welcome to Danish Island" và lấy đi chai Wishky của Canada và tấm biển có dòng chữ: "Welcome to Canada Island". Cứ thế, những người dân 2 quốc gia thay nhau làm suốt hơn 3 thập kỷ qua.

Vị trí địa lý của đảo Hans ở Bắc cực chụp qua Google Earth ngày 08/01/2016

Hành động của 2 chính phủ Canada và Đan Mạch cùng dân 2 quốc gia này là một hành động chiến tranh quy ước rất nhân bản, mà lịch sử chiến tranh của loài người, kể cả loài vật chưa bao giờ nhân bản hơn.

Nhìn thế giới văn minh xử sự với nhau trên hoang đảo ở Bắc cực, rồi nhìn lại cách xử sự của Trung cộng với những hòn đảo ở biển Đông đã thuộc chủ quyền của các quốc gia như: Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, v.v... để thấy cái văn hóa hủy diệt, mọi rợ của Trung cộng mà có chiến lược với họ.

Nghĩ về nước Việt

Nội chiến Việt Nam từ 1954 đến 1975 cả thế giới đã ngồi lại với nhau ký nghị hòa Geneve 1954, rồi đến Paris 1973, mà vẫn đánh nhau đến hủy diệt cả miền Nam sau cả 30/4/1975. Giờ chính người cộng sản lại đánh nhau hậu trường chính trị ăn chia ở các đại hội của họ đến chết.

Học cách sống văn minh trong cạnh tranh thương trường, chính trường, kể cảtrong cuộc sống và chiến tranh không phải con người hay quốc gia nào cũng dễ học; Nhưng học cách sống xấu xa hủy diệt thì lại rất dễ. Đó là bản chất của con người.

Những người bạn doanh nhân của tôi, cách đây 10 năm họ bảo, để chờ sau đại hội 10 của đảng cầm quyền mới tính chuyện làm ăn. Sau đại hội 10 chỉ 1 năm, họ lại bảo, chắc phải chờ sau đại hội 11, chứ đại hội này các quan chỉ có đánh nhau, chả thấy chiến lược làm ăn. Nhưng sau 2007, đại hội 11, họ lại bảo, chắc chờ sau đại hội 12.

Đại hội đảng lần thứ 12 đang đến hồi kết cục, một cuộc chiến ngầm giữa các phe bảo thủ và cách tân vẫn còn thấy cảnh chiến tranh hủy diệt, kém văn minh chưa thấy một chiến lược, sách lược kinh tế chính trị học khả dĩ, thì ngay cả mất nước cũng cận kề, chứ làm sao dám nghĩ đến chuyện dân giàu nước mạnh?

Sài Gòn, 14h32' ngày thứ Tư, 13/01/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét