CẶP PHẠM TRÙ NHÂN - QUẢ TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH

Ngày đăng: [Thursday, July 07, 2011]
Bài đọc liên quan:
Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo

Thông tin truyền thông thời đại mới được cho là quyền lực thứ tư sau tam đầu chế của một quốc gia: Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp và Thông tin truyền thông.

Tất cả các nước theo hình thái chính trị đơn nguyên cực đoan luôn bị các chính khách thôn tính và nắm quyền bốn quyền lực này. Không những thế mà hầu hết các ngành về tư tưởng văn hóa các chính khách cũng độc quyền. Và độc quyền nắm giữ cả những ngành nghề thuộc cơ sở hạ tầng quan trọng để giữ vững kiến trúc thượng tầng cho quyền lợi của giai cấp cầm quyền là điều tất nhiên.

Từ việc trên, giai cấp cầm quyền sẽ sử dụng thông tin truyền thông, giáo dục để với cái gọi là "giáo dục" dân chúng mà họ vẫn thường bi bô rao giảng, trong khi đạo đức của họ suy đồi nhất trong toàn bộ các giai cấp trong xã hội. 

Câu chuyện "giáo dục" của họ thực sự là dùng để định hướng văn hóa hành xử, đạo đức xã hội đi theo hướng mà họ mong muốn. Một trong những mong muốn lớn nhất của họ là đưa suy nghĩ người dân trở thành những bộ nhai lại, mà không có tư duy độc lập ở mỗi hiện tượng và sự việc, hòng dễ dàng cai trị và sai khiến cộng đồng.

Hậu quả của việc "giáo dục, định hướng" này thì đưa đến những thế hệ thiếu tính sáng tạo, tư duy vô thức. Và cuối cùng là một xã hội không phát triển vì chỉ còn những tư duy tiêu cực, mà không còn tư duy tích cực để thúc đẩy xã hội đi lên.

Tất cả những điều trên chúng ta ngày càng không còn thấy lạ, thấy sai trái, mà đã trở thành một chuyện bình thường như bao điều khác. Vì đến hôm nay, những câu chuyện chém giết, hiếp đã làm cho xã hội không còn lòng trắc ẩn và bận tâm. Những câu chuyện tham nhũng trở thành điện cực trơ đối với dân, và dân biết chẳng ai quan tâm để sữa nó. Những chuyện nhà giáo đòi dâm nữ sinh, mà khi nữ sinh lên tiếng thì bị hăm dọa không cấp bằng tốt nghiệp, etc...đã trở thành như chuyện mua bó rau, miếng cá, chứ không là chuyện trách nhiệm của quốc gia đại sự của một quốc gia bình thường.

Tất cả những vết nhơ văn hóa sống trở thành một bức tranh của một chính quyền nhơ nhuốc vì quyền lợi và danh dự của đảng cầm quyền.

Tất cả những bức tranh về sức sống trí tuệ cầm quyền trở nên ù lỳ và lười suy nghĩ đã là một hậu quả của một nền kinh tế trì trệ và một nền chính trị sai lầm, khó chữa như hiện nay.

Nhưng trên tất cả những hậu quả đó là người dân của một nước không được suy nghĩ, hành động của một con người. Cơ sở hạ tầng của một nước trở thành nơi trục lợi của một nhà nước tư bản thân hữu. Và kiến trúc thượng tầng là nơi để những con mọt nước sâu dân tranh nhau giành giật. Cuối cùng là đất nước tan hoang cả hồn lẫn xác.


Muốn cho đất nước trở lại cân bằng không còn cách nào khác hơn là các chính khách phải trả lại những gì tự nhiên nhất cho con người: tam quyền phân lập, tự do tư tưởng và hành động ngay từ trong hiến pháp và pháp luật. Nếu không chuyện sụp đổ là tất nhiên dễ thấy. Vì con người ta cũng như vạn vật ra đời là chỉ để hưởng quả và gieo nhân. Quả thì đã có rồi chỉ việc gặt. Nhưng nhân thì chúng ta có thể chủ động gieo trồng. Ngay bây giờ không chịu gieo nhân tốt, thì quả xấu là cái sẽ tiêu diệt bất cứ thế lực cường quyền nào.

Trong kinh tế có bàn tay vô hình điều khiển giá cả thị trường theo quy luật cung cầu đi ngược lại với bàn tay hữu hình của các chính sách. Trong đời sống xã hội cũng có bàn tay vô hình điều khiển và tác dụng ngược lại với bàn tay hữu hình của chính trị. Đó là quy luật nhân quả. Trồng cỏ dại không thể có lúa để mà ăn.

Asia Clinic, 11h21' ngày thứ Năm, 07/7/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét