BERNIE SANDERS: CHIẾN LƯỢC VÀ SÁCH LƯỢC TRANH CỬ TỔNG THỐNG 2016

Ngày đăng: [Monday, March 14, 2016]


MỞ ĐẦU

Qua theo dõi, trong tất cả các ứng viên cho cuộc chạy đua vào nhà Trắng của 2 đảng dân chủ và cộng hòa năm nay - 2016 gồm 7 ứng viên: 2 dân chủ và 5 cộng hòa - thì chỉ có Bernie Sanders là ứng viên có nội dung cho chiến lược tranh cử rõ ràng nhất.

Trong tất cả chiến lược và sách lược tranh cử của thượng nghị sỹ Bernie Sanders thì, hầu hết 24 ngành trong một đất nước và toàn cầu đều được ông đề cập. Trong đó, vấn đề quan điểm ngoại giao về chiến tranh được đề cập rất ít ở bài "Chiến tranh nên là lựa chọn cuối cùng: Tại sao tôi ủng hộ đàm phán với Iran - War Should Be the Last Option: Why I Support the Iran Deal. Chiến lược tranh cử của ông Bernie Sanders là, tái lập sự bình đẳng xã hội Mỹ từ thu nhập và sự thịnh vượng.

BANG VERMONT

Ở Hoa Kỳ mỗi bang là một quốc gia có luật lệ riêng, và chịu sự chi phối của luật liên bang và hiến pháp chung. Bang Vermont theo tiếng Pháp có nghĩa là: Ngọn núi xanh - Green Mountain theo tiếng Anh. Đây là một trong 13 bang đầu tiên thành lập nước Mỹ thuộc vùng New England. Một bang có diện tích nhỏ thứ 43 - khoảng 24.923 cây số vuông - trong 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ. Dân số chỉ khoảng 608 ngàn.

Nhưng bang Vermont là bang lại có tỷ lệ diện tích nhiều đồng quê nhất Hoa Kỳ. Những người lập ra bang Vermont đã chọn cái tên để nói lên tư tưởng sống hòa mình với thiên nhiên, bảo vệ môi sinh là tư tưởng hàng đầu đến cực đoan và bảo thủ, mà người ta thường ví với tả khuynh cực đoan.

Ai đã từng sống ở Vermont đều ghi nhận vẽ đẹp thiên nhiên của Vermont vào mùa xuân và mùa thu của những cây Phong chuyển màu lá và đâm chồi nảy lộc. Không những thế, năng lượng xanh, thức ăn sinh học, nộng nghiệp không dùng phân hóa học, v.v... là ý thức và là khuyến khích của người dân và chính quyền. Một người đến sống ở Vermont đầu tiên sẽ rất ngỡ ngàng khi thấy ở đây những nhà máy điện sinh học, phong diện, và điện mặt trời cung cấp hầu hết tiểu bang, và một chương trình tẩy chay nhiệt điện, thủy điện và điện hạt nhân đã và đang gỡ bỏ.

Vermont, một tiểu bang sạch và xanh với tư duy bảo thủ như cái tên tiếng Pháp của nó!

VỀ NHÂN THÂN BERNIE SANDERS

Trước khi hiểu về tư tưởng của ông Bernie Sanders chúng ta cần hiểu về ông. Theo Wikipedia viết về ông như sau:

"Bernard "Bernie" Sanders (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1941) là một chính trị gia Mỹ và Thượng nghị sĩ đến từ Vermont. Là thành viên đảng Dân chủ năm 2015, ông đã là chính trị gia độc lập phục vụ lâu nhất ở Mỹ trong lịch sử của Quốc hội, mặc dù gốc gác với đảng Dân chủ khiến ông được giao một số vị trí đại diện, và có lần khiến đảng Dân chủ chiếm đa số. Sanders đã được phân hạng thành viên thiểu số trong Uỷ ban Ngân sách Thượng viện kể từ tháng 1 năm 2015, và trước đó phục vụ trong hai năm là chủ tịch của Ủy ban Cựu binh Thượng viện. Ông là một ứng cử viên của đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016.

Sanders đã được sinh ra và lớn lên tại Brooklyn, thành phố New York. Ông tốt nghiệp Đại học Chicago vào năm 1964. Khi còn là sinh viên, Sanders là một thành viên của Liên đoàn xã hội chủ nghĩa thanh niên và quyền dân sự phản đối tổ chức hoạt động cho Đại hội bình đẳng chủng tộc và các Ủy ban Điều phối Sinh viên bất bạo động.

Sau khi định cư ở Vermont vào năm 1968, Sanders tiến hành các chiến dịch của bên thứ ba cho chức thống đốc và nghị sĩ Hoa Kỳ vào đầu đến giữa những năm 1970, nhưng không thành công. Với tư cách một ứng viên độc lập, ông được bầu làm thị trưởng thành phố Burlington, thành phố đông dân nhất của Vermont, vào năm 1981. Ông được bầu lại ba lần. Năm 1990, ông được bầu làm đại diện cho Vermont trong Nghị viện Hoa Kỳ. Năm 1991, Sanders đồng sáng lập Caucus của Quốc hội. Ông là đại biểu quốc hội trong 16 năm trước khi được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ vào năm 2006. Năm 2012, ông tái đắc cử với 71% số phiếu phổ thông.

Sanders nổi bật sau đợt vận động 2010 của mình chống lại đề xuất mở rộng cắt giảm thuế của Bush. Sanders ủng hộ các chính sách tương tự như của các đảng dân chủ xã hội ở châu Âu, đặc biệt là những thiết lập bởi các nước Bắc Âu. Ông là một tiếng nói tiến bộ hàng đầu về các vấn đề như sự bất bình đẳng thu nhập, y tế phổ quát, tài sản cha mẹ để lại, biến đổi khí hậu, quyền LGBT(luật của cộng đồng đồng tính), và cải cách tài chính. Sanders từ lâu đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ và là một đối thủ thẳng thắn ngay từ đầu của chiến tranh Iraq. Ông cũng thẳng thắn về các quyền dân sự và các quyền tự do dân sự, và chỉ trích mạnh mẽ tệ phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự và các chính sách giám sát đại chúng như Đạo luật Ái quốc Hoa Kỳ và các chương trình giám sát của NSA - National Security Agency."

Từ đó, những chính khách sống và làm việc ở Vermont như ông Bernie Sanders, hầu hết họ bảo thuộc loại trường phái tả khuynh đến cực đoan. Vợ chồng Bill Clinton và Obama là chính trị gia dân chủ theo trường phái trung dung. Tập san National Journal (năm 2004) cho bà Hillary Clinton 30 điểm trên thang điểm từ 1 (có quan điểm tự do nhất) đến 100 (bảo thủ nhất).

Theo các nhà bình luận chính trị đánh giá ông Bernie Sanders luôn gán cho ông là cộng sản salon và cực đoan.

Thực chất 2 đảng của Hoa Kỳ mà tôi đã từng viết 5 năm trước trên báo Tia Sáng và blog này như sau: 

Đảng dân chủ là đại diện cho thuyết klhai phóng, tả khuynh, xã hội chủ nghĩa salon như đảng xã hội Pháp, chia làm 3 loại: cực đoan tả khuynh, trung dung và khai phóng. Ông Bernie Sanders là loại cực đoan tả khuynh. Chính phủ dân chủ chỉ lo nội an và kinh tế nước Mỹ, ngoại giao và điều hành thế giới chủ yếu bằng bàn tay sắt bọc nhung - quyền lực mềm -  trao quyền cho Liên Hiệp Quốc quyết định.

Đảng cộng hòa là đại diện cho chủ thuyết bảo thủ, hữu khuynh, tư bản thực tế. Nó cũng được chia thành 3 loại: cực đoan hữu khuynh như gia đình cựu tổng thống Bush, trung dung và khai phóng. Chính phủ cộng hòa trao quyền cho các bang tự lo nội an và kinh tế, chính phủ cộng hòa điều hành thế giới về ngoại giao bằng nắm đấm thép quận sự.

SÁCH LƯỢC TRANH CỬ CỦA BERNIE SANDERS

Theo ông, Hoa Kỳ hiện nay là quốc gia hùng cường và thịnh vượng nhất toàn cầu, nhưng cũng là nơi có sự bất bình đẳng về thu nhập và thịnh vượng của các cá nhân trong xã hội ngày càng lớn hơn so với thế giới còn lại kể từ năm 1920. Đó là vấn đề thiếu nhân bản và đạo đức của thời đại văn minh, đi ngược lại với Nguyên lý Robin Hood - lấy của người giàu chia sẻ cho người nghèo. 

Không chỉ quan tâm về sự phân hóa giàu nghèo của nước Mỹ, khi 10% của 1% người giàu có thu nhập bằng 90% của tầng lớp thấp xã hội Mỹ. 

Trong một thống kê từ 2009 đến 2014, ông Bernie Sanders cho thấy 58% tổng thu nhập mới từ sự sụp đổ của Phố Wall do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã vào tay của 1% giới nhà giàu. Phải nói không với bất bình đẳng về thu nhập và sự thịnh vượng. Vì chính nó đã đưa Hoa Kỳ đến những bạo loạn, xả súng, và nhiều kẻ thù trên thế giới như hiện nay.

Ông không chỉ quan tâm đến sự bất bình đẳng về thu nhập và sự thịnh vượng trong nước, mà còn quan tâm đến sự bất bình đẳng của sự phân chia lao động toàn cầu. Đặc biệt, ông nhấn mạnh việc các lao động giá rẻ ở các quốc gia như Trung Quốc, và các quốc gia chậm tiến khác, chỉ vì lợi nhuận cá nhân của giới 1% giàu nhất nước Mỹ đã đi đầu tư ở các quốc gia này, nó làm cướp công ăn việc làm của giới cần lao nước Mỹ.

Ông cho rằng, những tiến bộ rất lớn trong công nghệ và năng suất, nó lại khiến cho hàng triệu người Mỹ đang làm việc nhiều giờ hơn với mức lương thấp hơn. Thu nhập trung bình thực tế của người lao động nam ít hơn $783 so với 42 năm trước đây; trong khi thu nhập bình quân thực tế của lao động nữ ít hơn $1300 so với năm 2007. Điều đó là không thể chấp nhận và phải cần một sự thay đổi.

Có một cái gì đó sai lầm rất lớn khi nước Mỹ có một sự gia tăng của các triệu phú và tỷ phú đồng thời là hàng triệu người Mỹ làm việc nhiều giờ hơn với mức lương thấp hơn, và nước Mỹ có một tỷ lệ trẻ em sống trong nghèo đói cao nhất so với bất kỳ quốc gia đã phát triển nào trên thế giới.

Bài phát biểu về Sự bất bình đẳng thu nhập và sự thịnh vượng của ông Bernie Sanders

Cũng theo ông thật là sai lầm to lớn khi chỉ một người giàu nhất nước Mỹ có tài sản lớn hơn của 130 triệu người Mỹ ở tầng lớp dưới đáy xã hội. Từ đó ông đưa ra chiến lược tranh cử 13 điểm rõ ràng như sau:

1. Đòi hỏi chính các tập đoàn lờn và giàu có của Hoa Kỳ phải chia sẻ sự công bằng của họ qua các loại thuế. Là Tổng thống, Thượng nghị sĩ Sanders sẽ cho ngừng các tập đoàn từ việc chuyển lợi nhuận và việc làm của họ ở nước ngoài để tránh phải trả thuế thu nhập của Hoa Kỳ. Ông sẽ tạo ra một loại thuế lủy tiến tài sản đến 0,3% đối với người Mỹ được nhận thừa kế tài sản hơn 3,5 triệu đô la. Ông cũng sẽ ban hành thuế đối với các nhà đầu cơ đầu trên thị trường chứng khoán Wall Street, mà nó đã khiến hàng triệu người Mỹ mất việc làm, nhà cửa, và tiết kiệm cho cuộc sống của họ.

2. Tăng lương tối thiểu liên bang từ $7,25 lên đến $15 một giờ vào năm 2020. Trong năm 2015, không có bất kỳ ai làm việc 40 giờ một tuần phải sống trong nghèo đói.

3. Tạo công ăn việc làm cho ít nhất 13 triệu người Mỹ bằng cách đầu tư 1 nghìn tỷ đô la trong 5 năm thông qua xây dựng lại những con đường, cầu cống, đường sắt, sân bay, hệ thống giao thông công cộng, bến cảng, đập nước, nhà máy xử lý nước thải, và các nhu cầu cơ sở hạ tầng cũ kỹ khác của Hoa Kỳ.

4. Đảo ngược các chính sách thương mại như NAFTA(Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mỹ: North American Free Trade Agreement), CAFTA(Hiệp ước Thương mại Tự do Trung Mỹ là hiệp ước Bắc Mỹ mở rộng với các quốc gia Trung Mỹ gồm: Guatemala, El Salvador, Honduras, Costa Rica and Nicaragua, and the Dominican Republic.), và PNTR(Tối huệ quốc bình thường vĩnh viễn: Permanent normal trade relations) với Trung Quốc đã làm giảm tiền lương và gây ra sự mất mát của hàng triệu công ăn việc làm cho công dân Hoa Kỳ. Nếu các công ty Mỹ muốn dân Mỹ mua sản phẩm của họ thì, họ cần phải sản xuất những sản phẩm ấy chính ở đất nước Mỹ, chứ không phải ở Trung Quốc hay các nước có mức lương thấp khác.

5. Tạo 1 triệu việc làm cho thanh niên Mỹ bị thiệt thòi bằng cách đầu tư 5,5 tỷ đô la trong một chương trình việc làm của thanh niên. Hôm nay, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp rất cao trên bảng xếp hạng. Chúng ta phải kết thúc bi kịch này bằng cách đảm bảo thanh thiếu niên và và người lớn trẻ có công việc mà họ cần để họ có thể bước lên các bậc thang kinh tế cao hơn.

6. Đấu tranh cho công bằng, bằng cách ký Đạo luật Công bằng Paycheck thành luật. Đạo luật này là một sự phẫn nộ đối với hiện trạng Hoa Kỳ khi 1 người phụ nữ chỉ kiếm được 78 xu so với $1 của một người đàn ông kiếm được.

7. Làm học phí tại các trường cao đẳng cộng đồng và đại học công lập trên khắp nước Mỹ để tạo điều kiện học tập cho mọi người dân Hoa Kỳ chăm học đều có thể được học đại học không phân biệt thu nhập.

8. Mở rộng an sinh xã hội bằng cách nâng mức thuế đối với người có thu nhập hơn $250,000/năm. Nước Mỹ phải đảm bảo rằng mọi người Mỹ có thể nghỉ hưu với nhân phẩm và tôn trọng như nhau ở mọi tầng lớp trong xã hội.

9. Đảm bảo chăm sóc sức khỏe là một quyền của công dân bằng cách đưa một hệ thống chăm sóc sức khỏe thanh toán toàn dân. Hoa Kỳ phải liên kết tất cả các nước công nghiệp hàng đầu trên toàn cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phổ quát cho toàn thế giới.

10. Yêu cầu người sử dụng lao động phải cung cấp ít nhất 12 tuần lương cho gia đình đối với người lao động nghỉ việc vì y tế trong một năm; trong đó có hai tuần nghỉ phép có hưởng lương; và 7 ngày nghỉ ốm phải được hưởng lương. Giá trị thực sự của gia đình là việc bảo đảm rằng cha mẹ có thời gian cho trẻ sơ sinh và chăm sóc trẻ em và người thân của họ khi họ bị bệnh.

11. Ban hành một chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường trong toàn dân và chương trình giáo dục cho trẻ ở lứa tuổi này. Mỗi nhà tâm lý hiểu rằng những năm phát triển trí não quan trọng nhất đối với một con người là từ lứa tuổi 0-3. Chúng ta phải đảm bảo mỗi gia đình ở Mỹ có cơ hội để gửi con em mình đến một chương trình chăm sóc sức khỏe và tinh thần trẻ ở lứa tuổi này có chất lượng cao.

12. Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người lao động tham gia công đoàn bằng cách đấu tranh cho Đạo luật Quyền chọn lựa Tự do của Người lao động - Employee Free Choice Act. Một trong những lý do quan trọng nhất cho sự suy giảm các quyền thương lượng tập thể của người lao động ở tầng lớp trung lưu trong 40 năm qua là về tiền lương và lợi ích tốt hơn đã bị xâm hại nghiêm trọng.

13. Tách nhỏ các tổ chức tài chính khổng lồ để chúng không còn quá lớn để sụp đổ - too big to fail. Bảy năm trước, người nộp thuế của Hoa Kỳ đã giải cứu Phố Wall vì chúng đã quá lớn để sụp đổ. Tuy nhiên, hiện nay 3 trong số 4 tổ chức tài chính lớn nhất ngày càng phình to hơn 80% so với trước khi người dân phải đóng thuế để giải cứu chúng ra khỏi sự sụp đổ năm 2009. Thượng nghị sĩ Sanders đã đưa ra luật này để tách nhỏ các ngân hàng khổng lồ này ra. Là Tổng thống, ông sẽ chiến đấu để ký dự luật này thành luật.

KẾT

Ông thượng nghị sỹ Bernie Sanders là một chính khách đi theo đường lối tả khuynh cực đoan không mệt mỏi từ hơn 25 năm qua. Một nước Mỹ như Bắc Âu hiện nay là mô hình ông đang muốn kiện toàn. Nhưng, nếu như Bắc Âu thì sẽ giảm động lực kích thích hết tiềm năng của con người Mỹ. Nó khó phù hợp với văn hóa Mỹ - văn hóa làm đại ca trong một thế giới bất ổn. Chính vì thế, e rằng con đường đến nhà Trắng của ông rất khó khăn, như ông đã từng thất bại khi ra tranh cử thống đốc Vermont hồi 1970.

Cả 2 ứng viên đảng dân chủ kỳ này đều cao tuổi. Nhưng đối thủ trong đảng dân chủ của ông - bà Hillary Clinton sinh năm 1947 - dù phụ nữ, nhưng bà đã từng là thống đốc bang kinh tài nước Mỹ, là 100 luật sư hàng đầu Hoa Kỳ, người phụ nữ quyền lực nhất thế giới khi còn làm ngoại trưởng Hoa Kỳ, và đã đảm nhiệm vị trí thứ hai đầy quyền lực của Hoa Kỳ, cũng là người đưa ra chiến lược xoay trục từ Trung Đông sang Thái Bình Dương, mà ông Obama đang thực hiện dang dở.

Một hoặc có thể là hai nhiệm kỳ tổng thống cho đảng dân chủ tiếp tục nắm quyền là khả dĩ hơn cộng hòa, để hoàn thành cuộc trường chinh với Trung Quốc trong thời đại cần bàn tay sắt bọc nhung hơn là nắm đấm thép. Cuộc đua trong đảng dân chủ đang quyết liệt với sự phục hồi của Bernie Sanders và bám đuổi sau thất bại của bà Hillary ở bang Michigan hôm 08/3/2016 vừa qua, thì mọi việc còn chờ đợi ở 37 bang và vùng lãnh thổ Hoa Kỳ, dù tỷ lệ đang nghiêng về bà Hillary với 1231/576 đại cử tri, nếu ai thắng phải lấy được 2383 đại cử tri. Dù so với Hillary Clinton thì ông Bernie Sanders vẫn còn thiếu sự mềm mại - bảo thủ so với trung dung. Nhưng dù ai, Bernie hay Hillary đều rất xứng đáng.

Asia Clinic, 16h22' ngày thứ Hai, 14/3/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét