BẤT HỒI TỐ LÀ CỐT LÕI CỦA HIẾN CHƯƠNG BẤT TUÂN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Ngày đăng: [Wednesday, June 15, 2016]

Bài đọc liên quan:

Trong bài Ai và làm gì cho phong trào bất tuân dân sự? tôi có viết các tổ chức dân sư người Việt cần phải có một hiến chương để hành đông thành công. Hiến chương ấy như thế nào, đây là chủ đề bài viết này.

Cha đẻ của sức mạnh mềm hiện đại là do Joseph Nye, nhưng ông chỉ đưa ra lý thuyết sức mạnh mềm cho chính quyền của đảng dân chủ do Bill Clinton sử dụng để làm đối thủ của Hoa Kỳ yếu đi, rồi sau đó Obama đã thành công hơn ở Bắc Phi và Trung Đông, kể cả chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 5/2016 vừa qua.

Song sức mạnh mềm của dân là quyền quay lưng với chính quyền độc tài vô pháp luật là do Étienne de La Boétie nhà tư tưởng Pháp ở thế kỷ XVI đưa ra. Sau đó, dân Hoa Kỳ dùng nó để thành công cuộc Cách Mạng Trà và lập quốc, và nhiều quốc gia khác làm theo thành công.

Bất tuân dân sự theo nghĩa dễ hiểu nhất là dân cắt bầu sữa nuôi chính quyền.

Một chính quyền của dân, do dân và vì dân là chính quyền làm thuê ăn lương của dân trả qua thuế. Hiến pháp là hợp đồng khế ước của dân với chính quyền vì của dân, do dân và vì dân.

Một chính quyền độc tài sẽ đẻ ra hiến pháp và pháp luật trên giấy và chỉ để chính quyền sử dụng đàn áp dân.

Việc người dân hiểu được mình là người chủ làm ra tiền nuôi chính quyền là việc rất đơn giản, ai cũng thực hiện, nhưng hầu hết dân không bao giờ thấy sức mạnh của mình là ở mình tạo ra bầu sữa để chính quyền sống.

Tại sao người dân không chịu hiểu sức mạnh của mình, mà thậm chí còn cho rằng, chính quyền bị sụp đổ sẽ không có chính quyền nào có thể lo cho dân tốt hơn chính quyền độc tài vô luật pháp hiện tại, là một câu hỏi lớn của nhiều vấn đề tâm lý học đã được thế giới nghiên cứu và trình bày. Trong số đó, Hội chứng Stockhom là vấn đề quan trọng nhất để giải thích điều này.

Hội chứng Stockholm được lấy tên từ vụ cướp tại ngân hàng Kreditbanken, ở hội trường Norrmalmstorg, thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Bốn nhân viên ngân hàng gồm, ba nữ một nam bị giữ làm con tin từ ngày 23 đến 28 tháng 8 năm 1973, trong khi kẻ bắt cóc là hai nam đang thỏa thuận với bên cảnh sát. Trong khoảng thời gian 6 ngày, nạn nhân bắt đầu từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc. Họ từ chối sự trợ giúp từ chính quyền rồi đứng ra bảo vệ kẻ bắt cóc trước truyền thông và giới cảnh sát sau khi được giải thoát sau sáu ngày giam cầm.

Tuy nhiên, những cảm xúc nói trên của "nạn nhân" hoàn toàn vô lý vì họ đang nhầm lẫn hành vi hành hạ với lòng tốt của kẻ bắt cóc, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua. Hệ thống quản lý dữ liệu bắt cóc của FBI ước tính ít nhất tám phần trăm nạn nhân có biểu hiện của hội chứng Stockholm

Một trong những giả thiết giải thích sự tồn tại của Hội chứng Stockholm được dựa trên lý thuyết của nhà phân tâm học Anna Freud: Sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đang phải trải qua. Bằng cách đồng hóa bản thân với kẻ hành hạ, bản ngã của nạn nhân được bảo vệ. Khi đó, nạn nhân chia sẻ chung những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ, "tạm quên mất" rằng mình đang bị đe dọa.

Nhà tội phạm học, tâm thần học Nils Bejerot, với tư cách chuyên gia tầm thần học tham gia trong cuộc điều tra vụ cướp Norrmalmstorg, là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ hội chứng Stockholm dưới tên gọi Hội chứng Norrmalmstorg  - tiếng Thụy Điển: Norrmalmstorgssyndromet, tiếng Anh: The Norrmalmstorg Syndrome - sau đó được biết đến rộng rãi dưới tên hội chứng Stockholm. Nhà tâm thần học Frank Ochberg là người đưa ra định nghĩa hội chứng Stockholm để trợ giúp cho những vụ thỏa thuận con tin.

Hồi cứu lại năm 1930, khi vẫn đang nằm trong tay phát xít Đức, một số người Do Thái đồng thanh hô "Hãy tham gia cùng chúng tôi" và ủng hộ chính sách của Hitler. Đó là trên bình diện rộng hơn của một xã hội, một quốc gia.

Nước Việt cận đại trải qua các triều đại Đệ nhất, đệ nhị cộng hòa và chế độ cộng sản ở miền Bắc và cả nước. Các triều đại sau xấu xa hơn triều đại trước. Trong quá trình đó, có một sự sai lầm trong cảm thông trong dân chúng với chế độ chính trị hiện tại của cộng sản ở Việt Nam hiện nay. Một hội chứng Stockholm hình thành trong dân chúng đã và đang giết chết mọi lĩnh vực và làm nước Việt yếu hèn. Nó cũng giống như cộng đồng Asean đang yếu hèn với Trung cộng.

Làm sao để dân Việt thoát khỏi hội chứng Stockholm không chỉ là việc của trí thức, mà cả của người dân phải biết tìm hiểu, đưa tin đến mọi ngõ ngách của xã hội. Bằng cách nào để dân Việt hiểu được mình là chủ, chính quyền là chó. Chủ nuôi chó để giữ nhà, nếu chó không hoàn thành nhiệm vụ giữ nhà, chủ cắt lương thực thì chó ắt phải tuân thủ cũng là việc của trí thức phải làm, và dân phải tìm hiểu. Công việc này đòi hỏi thời gian và sự đồng lòng của nhiều tầng lớp dân trong xã hội.

Khi toàn xã hội từ người dân cùng đinh đến trí thức hiểu sức mạnh của mình nhằm bảo vệ chính bản thân và gia đình mình trước sự xâm thực của cái xấu, lúc ấy Bất tuân Dân sự sẽ là sức mạnh mềm to lớn để buộc chính quyền độc tài phải nghe theo dân.

Hầu hết các cuộc cách mạng có tính bạo lực trong Bất tuân Dân sự trên thế giới không có hiến chương Bất Hồi Tố - nonretroactivity - đều đưa đến thất bại trong tương lai về mặt nhân bản và phát triển xã hội, và rơi vào vòng quay độc tài, tàn ác. Ở Việt Nam có thể lấy ví dụ các cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, cuộc xâm lược miền Nam của cộng sản Bắc Việt vào 30/4/1975. Thế giới gần đây cũng cho thấy một Iraq không thể tốt hơn khi Saddam Hussein bị treo cổ. Libya không thể hàn gắn vế thương khi Gaddafi bị xử tử sau chui cống...

Nhưng để chính quyền độc tài nghe theo dân và chịu xây dựng một xã hội tự lực, tự cường thì dân cần phải có một hiến chương cho bất tuân dân sự nhân bản và độ lượng với kẻ cầm quyền. Bất hồi tố là cốt lõi của mọi hiến chương trong Bất tuân Dân sự thành công từ Hoa Kỳ và Ấn Độ với Anh, Cách mạng Nhung và Hoa Hồng ở Đông Âu, Cách mạng vàng của bà Aung San Suu Kyi đối với nhà cầm quyền độc tài quân phiệt ở Miến Điện. 

Bất Hồi Tố sẽ giúp nhà cầm quyền độc tài an tâm chuyển giao quyền lực sau khi đã no đủ. Và Bất Hồi Tố chỉ có thể thực hiện được với những người đại diện cho dân có đủ cả tâm, tài, đức để cùng chung tay xóa bỏ quá khứ đau buồn, xây dựng lại tương lai, chứ không nhỏ nhen, đầy thù hằn như cách đối xử của người cộng sản.

Vì thế, vấn đề Bất tuân Dân sự cần phải có sự cảm thông giữa đại diện của dân và chính quyền độc tài ở cốt lõi của vấn đề là Bất Hồi Tố. Song ểể có một hiến chương Bất Hồi Tố là cốt lõi, trước tiên nước Việt phải có người cầm đầu và soạn thảo hiến chương Bất Hồi Tố cho tổ chức dân sự ở Việt Nam cho thời kỳ hậu cộng sản.

Sài Gòn, 14h59' ngày thứ Ba, 15/6/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét