ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CÀ TÀNG 8: THE PARTY OF TWO AND A HALF - ĐẢNG CỦA HAI RƯỠI

Ngày đăng: [Tuesday, January 12, 2016]

Bài đọc liên quan:

Văn hóa quyết định tầm vóc một đất nước và dân tộc so với thế giới. Nhưng để văn hóa đó phát huy hết cái tốt hay cái xấu là do tầm nhìn của chính khách quốc gia đó.

Văn hóa Việt suốt mấy ngàn năm qua chưa thoát được sự chia rẻ. Đó là việc đúng quy luật mâu thuẫn nội tại của lịch sử để lại. Hầu hết chiến ntranh ở nước Việt là do nội chiến từ một chính sách, phàm là nhà mình loạn thì phải đẩy cái loạn ấy sang nhà người khác để tạo sự yên ắng trong nhà của Trung Hoa.

Khách quan mà nhìn thì, cuộc đấu đá tranh giành quyền lực của kỳ đại hội 12 này không ra khỏi 2 vấn đề lớn là văn hóa Việt có bàn tay lông lá của ngoại bang.

Nếu ai có quan sát, ghi nhận, và phân tích để hiểu biết về đảng cộng sản ở Việt Nam từ sau 30/4/1975 thì sẽ lờ mờ nhận ra rằng đảng này không phải là đảng duy nhất của những con người cùng chung ý chí và nguyện vọng vì dân, vì nước mà chỉ vì chủ nghĩa địa phương và tư túi của những nhóm theo vùng miền.

Lịch sử hình thành đảng cộng sản ở Việt Nam cũng từ sự hợp nhất của Bắc kỳ cộng sản đảng, Nam kỳ cộng sản đảng và Trung kỳ cộng sản đảng mà ra, nhờ vào một con người đủ năng lực và tầm nhìn để kết nối lại - ông Hồ Chí Minh. Sự kết nối này không phải là không đau đớn, nếu nghiên cứu kỹ về sự hình thành và phát triển của nó trong quá khứ.

Những đảng viên lão thành một thời lý tưởng nhưng ngây thơ đi theo vẫn thường gọi đảng này là đảng 2.5 - đảng của hai rưỡi. Tại sao vậy?

Họ giải thích như thế này, thực ra trong đảng cầm quyền ở Việt Nam sau 30/4/1975 đã rạn nứt chia theo 3 miền. Hai đầu đất nước là mạnh hơn xem như 2 đảng, đoạn eo miền Trung yếu thế hơn xem như 0.5 đảng.

Ba phái Nam Bắc Trung này có lúc thịnh suy khác nhau, nhưng vùng eo miền Trung lúc nào cũng yếu hơn. Từ đó, việc phân chia tứ trụ triều đình cũng theo tỷ lệ nhân sự lúc có 1 người miền Trung nhưng chỉ vào vị trí bù nhìn, lúc không có.

Điều quan trọng là, với 2 chiến lược úp sọt lực lượng quân đội của 2 cuộc chiến tết Mậu Thân 1968 và mùa Hè đỏ lửa 1972 do các lãnh đạo miền Bắc nghĩ ra để làm yếu quân đội của Mặt trận GPMN Việt Nam nhằm thâu tóm quyền hành sau thống nhất giang sơn, nên người miền Bắc luôn nắm cán về súng đạn và giữ chức tổng bí thư.

Ba chức còn lại chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội chỉ làm theo lệnh của tổng bí thư quyết tất. Nhưng theo thời gian, nhìn bề ngoài có vẻ:

1. Chủ tịch nước điều hành quân đội, ngoại giao và khen thưởng tha tội chết...

2. Chủ tịch quốc hội quyết hiến pháp, luật pháp và chi tiêu ngân sách quốc gia.

3. Thủ tướng điều hành hành pháp và kinh tế đất nước.

4. Tổng bí thư chỉ còn làm việc chính trị lý luận và tuyên truyền.

Nhưng thực chất, đó chỉ là bề ngoài để làm ngoại giao. Mọi việc cho đến hôm nay tổng bí thư đảng là người quyết ở hậu trường những quyết sách và hành động tối quan trọng nhất, kể cả điều hành kinh tế, hành pháp, tư pháp và lập pháp, chứ không ra mặt như trước đây vì hoàn cảnh lịch sử bắt buộc.

Song quyền hành về mặt lý thuyết là thế, trong thực tế tổng bí thư phải chịu sự đồng lòng của các ủy viên trung ương là đại diện đảng, quân đội, an ninh của từng tỉnh thành, chứ không phải muốn là được. Trong lịch sử gần đây, tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng phải chấm dứt nửa nhiệm kỳ. Thường trực bí thư trung ương Trần Xuân Bách cũng phải bị quản thúc, quản chế đến cuối đời tại gia. Đó là sự chặt chẽ trong cơ cấu chính quyền đảng cộng sản, mà không ai có thể một tay bẻ nạn chống trời. Nó cũng làm nên sức mạng độc quyền của đảng cộng sản.

Trong ngoại giao tình hình mới, cần phải rất linh hoạt. Việc phải ban giao mềm dẻo với Trung cộng là điều không thể không làm, nên chính trị cần những hư chiêu để giúp thực chiêu hiện thực. Mọi việc chọn người luôn phải tuân theo Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Song, từ cái gọi là đảng 2.5 này luôn sôi sục những sự tranh ăn của các nhóm. Yếu thế cho nên cái đảng 0.5 ở miền Trung luôn ngả về bên nào khi thấy bên ấy mạnh hơn.

Chuyện bản chất và hiện tượng của đảng cộng sản ở Việt Nam là thế. Nhưng nếu nhìn kỹ thêm nữa, thì đảng cộng sản của mỗi miền ở Trung, Nam, Bắc Việt Nam lại bị chia rẻ làm vài ba nhóm nhỏ do sự tranh ăn mà ra. Ví dụ, miền Nam có 2 phái: phái Đông Nam bộ tính từ Long An về Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu; và phái Tây Nam bộ tính từ Tiền Giang về đến mũi Cà Mau và Phú Quốc chẳng hạn.

Về mặt quy luật xã hội, trong mỗi sự vật hiện tượng vật chất đều có mâu thuẫn nội tại. Nhìn cục bộ đảng cộng sản ở Việt Nam thì việc trong đảng cầm quyền ở Việt Nam bị chia ra làm đảng hai rưỡi cũng là hợp quy luật. Nhưng để cái hợp quy luật đó đi đúng hướng thì đảng này có điều lệ để làm thống nhất các nhóm lại với nhau theo cân bằng động của nó.

Nhưng nhìn trên cục diện của đất nước thì đảng cộng sản ở Việt Nam đang bị phá vỡ cân bằng động này, và sẽ đi đến chỗ tách rời nhau ra của một kiểu đa nguyên để hình thành một mô hình chính trị đa nguyên mới trong tương lai gần để làm ra hướng đi tạm được hơn hiện nay. Sự chuyển dịch này cũng là đúng quy luật khách quan của quá trình vận động của xã hội chứ hoàn toàn không sai. 

Vấn đề là, nước Việt hiện nay cần phải có một con người đủ tầm và năng lực để làm việc dịch chuyển của nguyên lý khoa học xã hội này. Vậy con người đó là ai, khi nào xuất hiện, tại làm sao để dịch chuyển, dịch chuyển như thế nào, ở đâu trước để làm mô hình xã hội bền vững? Đó lại cũng là vấn đề của triết học ứng dụng trong chính trị học.

Sài Gòn, 9h45' thứ Ba, 12/01/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét