ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN TRIẾT HỌC CÀ TÀNG 2: THE PAIR OF PHILOSOPHICAL CATEGORIES

Ngày đăng: [Saturday, January 02, 2016]

Bài đọc liên quan:

Hôm qua nói chuyện triết học cà tàng về các quy luật chi phối nền chính trị Việt Nam nói riêng và tất cả các quốc gia trên toàn thế giới nói chung. Các quy luật này cho thấy diễn biến không thể đảo ngược, buộc phải chuyển đổi từ đơn nguyên sang đa nguyên hay là đổ máu ở nước Việt, vì theo quy luật triết học là kinh tế quyết định chính trị. Hôm nay, nói về các cặp phạm trù liên quan đến cuộc đua của các quan đầu triều nước Việt trong các đại hội đảng cầm quyền từ ngày cộng sản ở châu Âu sụp đổ đến nay.

Cho đến hôm nay - 02/01/2016 - đảng cầm quyền đã thông báo đại hội đảng lần 12 sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 28/01/2016. Nó cho thấy có cái gì đó đằng sau sự bí mật này. Bí mật ấy có thể là:

1. Chưa lựa chọn được nhân sự chủ chốt sau ngày 20/12/2015 kết thúc hội nghị trung ương lần thứ 13.

2. Cuộc chạy đua giữa các nhóm quyền lợi còn chưa ngã ngũ, và rất căng thẳng.

3. Sự lúng túng về sách lược, chiến lược cho tương lai nước Việt thời kỳ mới.

Nhưng chúng ta hãy đứng trên quan điểm triết học để nhìn vấn đề để rõ hơn về mọi mắt. Bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức của cuộc đua là đâu, nhằm không mất thì giờ suy nghĩ về nó, khi hiến pháp 2013 vẫn đơn nguyên tập quyền và kinh tế đảng là nòng cốt.

Cuộc chiến của các quan triều đình xứ Việt là những cuộc chiến diễn ra 5 năm một lần, nó như kinh tế thị trường tự do có chu kỳ 7-8 năm một lần ở nước Mỹ rơi vào suy trầm kinh tế, rồi lại mất 7-8 năm cải tổ chính sách để phục hồi tăng trưởng trở lại.

Tăng trưởng kinh tế được báo cáo vào tháng 12/2015 của nước Mỹ nằm ngoài dự kiến, và tỷ lệ thất nghiệp trở về tự nhiên chỉ còn 5% sau 6 năm Obama lên cầm quyền - 2009 đến nay. Nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi vững chắc là một chỉ dấu quan trọng cho kinh tế chính trị toàn cầu.

Bản chất của cuộc chiến là sự tranh giành quyền lợi của các nhóm quyền lợi chưa thỏa hiệp ăn chia, có thể từ 2 nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1. Nhóm A được phần ăn chia nhiều hơn các nhóm B, C,... nên đánh nhau để phải ăn đồng chia đủ.

2. Nhóm A có tư tưởng cách tân bị các nhóm bảo thủ trùm mền đánh như thời “cởi trói kinh tế” cuối thập niên 1980s.

Thời 1989, sau họp Đại hội cộng sản toàn cầu do cố Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam - ông Nguyễn Văn Linh tham gia tại Đông Đức - với tuyên bố tùy nghi di tản của ông Gorbachev. Mặc dù ông Nguyễn Văn Linh lúc đó bị tai biến do sốc nặng tại Berlin thuộc Đông Đức, nhưng ông vẫn phải tức tốc bay về Việt Nam quyết định đổi mới, chính trị Việt Nam: ngoại giao đa phương theo 2 hướng vào cuối năm 1989 như sau:

1. Quan hệ với anh cả đỏ còn lại là Trung Hoa để giữ hòa bình và rút quân khỏi Cambodia để Hoa Kỳ xóa cấm vận.

2. Quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây để học tập làm ăn kinh tế tư bản và giữ vững sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.

Thời này, các ông Trân Xuân Bách, Trần Độ và Nguyễn Hộ không muốn cải cách và lệ thuộc Trung Hoa, mà muốn đa nguyên như nước Nga bấy giờ, và họ bị quản thúc quản chế đến cuối đời.

Cũng thời này, chính cố bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đưa ra sách lược ngoại giao đa phương, nhưng muốn thiên về phương Tây và Hoa Kỳ hơn là với Trung Hoa. Ông không bị đánh như 3 ông kia, mà chỉ bị yêu cầu rút lui chính trường vì tư tưởng theo phương Tây.

Kết quả là, Hội Nghị Thành Đô ra đời và diễn ra trong 2 ngày, ngay sau ngày cố chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, ngày 03 và 04 tháng 9 năm 1990. Hội nghị này có những kết quả tốt và xấu như hôm nay thì ai cũng rõ.

Hiện nay, thực sự chưa rõ các nhóm quyền lợi của đảng cầm quyền có tư tưởng như thế nào, vì mọi sự thể hiện đều có tính úp mở, mà chúng ta có thể thấy làm 2 như sau:

1. Nhóm luôn phát biểu ủng hộ và quan hệ với Trung Hoa hữu hảo dưới thế yếu hèn. Hoa Kỳ là kẻ thù, chỉ quan hệ để lợi ích của các nhóm quyền lợi cầm quyền.

2. Nhóm không đồng ý với những xâm phạm biên cương lãnh thổ quốc gia của Trung Hoa, nhưng cũng không quên ơn Trung Hoa đã có công giúp đỡ để đảng cộng sản thôn tính miền Nam Việt Nam ngày 30/4/1975. Và nhóm này vẫn xem Hoa Kỳ là đối tác lợi ích cho các nhóm quyền lợi cầm quyền chứ chưa bao giờ Hoa Kỳ không là kẻ thù.

Diễn văn của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong ngày 30/4/2015 

Nhìn bề ngoài thì ai cũng thấy 2 nhóm này có vẻ đấu nhau về tư tưởng bảo thủ và cách tân. Nhưng quan sát một cách khoa học thì 2 nhóm chính khách Việt cùng một tư tưởng: Quan hệ đa phương để cứu đảng cầm quyền giữ vững ghế cai trị, vì kinh tế đang trên đường sụp đổ theo chiến lược Thất Bại Lớn của Zbigniew Brzezinski - một kiến trúc gia chính trị Hoa Kỳ gốc Ba Lan - vạch ra từ giữa cuối thập niên 1960s.

Bắc Hàn đang muốn thống nhất vì kinh tế sụp đổ?

Như vậy thì, hội nghị trung ương 14 trước đại hội 12 sẽ là cuộc đua đến nắm quyền của các nhóm sẽ là hội nghị cuối cùng để phân thắng bại cũng chỉ là sự tản quyền trên một tập quyền của đảng cầm quyền theo hiến pháp 2013, chứ chưa có tư tưởng và động thái nào là chính trị Việt Nam sẽ cách tân từ bỏ cộng sản.

Việc các quan chạy đua mỗi kỳ đại hội 5 năm một lần là chuyện bình thường ở Việt Nam từ ngày ký hiệp định Thành Đô với Trung Hoa - 03 và 04/9/1990 - đến nay. Không có gì ầm ĩ.

Vấn đề chính của nước Việt là cần giải quyết 2 vấn đề của nước Việt thời kỳ mới, muốn thế, đảng cầm quyền ở Việt Nam cần tách đôi làm 2 đảng để đi đến sự cạnh tranh công bằng, đúng theo các quy luật triết học sau khi trở về Nhất trụ!

Khi nào các nhóm chịu tách đôi làm 2 đảng để đưa ra cương lĩnh và tranh cử trước toàn dân, thì lúc đó nước Việt mới có hy vọng sáng sủa, dân Việt mới có thể tự lực, tự cường. Còn không thì rượu cũ mà bình cũng cũ về bản chất và nội dung mà thôi, còn hiện tượng và hình thức thì muôn hình, muôn vẻ để làm rối tư duy của dân chưa nắm triết học chuẩn.

Khi sự vật và hiện tượng đã đi đến đường cùng thì, chỉ còn triết học mới có thể đưa ra đúng giải pháp để giải quyết. Mọi khoa học khác không thể giải quyết được vấn đề chính trị của Việt Nam, vì về mặt toán học, các khoa học khác là tập hợp con của triết học!

Asia Clinic, 11h52' ngày thứ Bảy, 02/01/2016

Đăng nhận xét

0 Nhận xét