AO LÀNG BIỂN ĐÔNG

Ngày đăng: [Wednesday, May 22, 2013]
Bài chép lại từ google cache
Chuyện họ Trương bị bắt chả biết là thật hay giả, nhưng trước tiên là cái tàng kinh các của tớ bị mất mát thì có thật. :'(
Bài đọc liên quan:

Hôm nay có cuộc gặp Tổng thống Mỹ và Miến Điện bàn về việc xúc tiến cải cách cả chính trị lẫn kinh tế. Một thông tin đáng mừng cho đất nước và nhân dân Miến Điện, nhưng lại là chuyện đáng buồn cho nhân dân và đất nước Việt Nam.

Eo biển Malacca huyết mạch của vận tải cung cấp năng lượng đường biển từ châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương

Cách đây 4 năm, tôi đã từng viết về chiến lược eo biển Malacca của Mỹ và Trung Hoa trong cuộc chạy đua vũ trang, bao vây và gây sức ép và tháo vòng kiềm tỏa về chiến tranh năng lượng. Khi người Mỹ án ngữ yết hầu Malacca. Và qua đó, Singapore đã chứng minh rằng họ đã làm cách nào để tận dụng địa chính trị nơi xó bếp của mình trở thành trung tâm Thái Bình Dương. Trong khi đó địa chính trị trung tâm của Việt Nam lại trở thành cái ga xép của Thái Bình dương. Đó chính là cái đỉnh cao của chính trị là nghệ thuật của sự có thể.

Sau khi Trung Hoa tháo vòng kềm tỏa ở eo biển Malacca bằng hợp tác với Miến Điện một dự án bắt đường ống dẫn dầu từ vùng biển Arakan của Miến Điện đến Vân Nam Trung Hoa, trị giá 2,5 tỷ Mỹ Kim, dự kiến ký vào ngày 27/3/2009. Ngay lập tức Mỹ gây áp lực những cuộc xung đột sắc tộc ở vùng biên giới phía Bắc Miến Điện, những cuộc ngoại giao con thoi, và những thay đổi chính trị của chính quyền tân Tổng thống Thein Sein, đã đem đến một Miến Điện thay đổi chính trị một cách thần kỳ.

Tuyến đường sắt Côn Minh - Singapore là niềm hy vọng của Bắc Kinh trong chiến tranh năng lượng của thế kỷ XXI đã thất bại - Ảnh của wikipedia.

Kết quả đó đã đưa đến việc Miến Điện chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu từ vịnh Bengal xuyên Miến đến Vân Nam. Việc này buộc lòng Trung Hoa phải nghĩ đến ngay nước cờĐường sắt xuyên Lào đến Singapore để nối từ thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam đến các thành phố lớn trong khu vực Asean gồm Viên Chăng của Lào, Bangkok, Chiền Mai của Thái Lan, Phnompenh của Cambodia, Singapore, và Yangon của Miến Điện để vận chuyển năng lượng và khoáng sản về Trung Hoa mà tránh được eo biển Malacca. Dự án đường sắt này dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2020, nhưng hiện nay dự án đã bị trì hoãn, chưa biết đến bao giờ mới thực hiện được, trong khi đó năm 2012 - lúc ông Hồ Cẩm Đào còn tại vị - Trung Hoa đã hoàn tất toàn bộ tuyến đường bên trong nội địa đến biên giới Lào.

Khi ông Tập Cận Bình lên thay thế ông Hồ Cẩm Đào, mọi nổ lực một tuyến đường thông thương từ Vịnh Bengal đến Côn Minh xem như thất bại. Nên chuyến viếng thăm đầu tiên của ông Tập ra nước ngoài là đến Nga để tìm đường cung năng lượng, hòng tránh eo biển Malacca, mà trước đây ông Hồ Cẩm Đào chưa giải quyết được với Nga, vì còn những bất đồng về biên giới và lãnh thổ giữa 2 nước Nga Trung.

Nhìn cục điện khu vực xem như biển Đông trở thành cái ao làng, chỉ còn là sự bàn tính ăn chia giữa các quốc gia có tranh chấp: Trunbg Hoa, Việt Nam, Phillipines và Đài Loan là chủ yếu. Các quốc gia khác gồm Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Thái Lan. Đông Tinmor. Lào và Cambodia chỉ là những quốc gia có can dự hoặc không có can dự, không quan trọng.

Từ đó mới có câu chuyện Cambodia không đồng thuận với COC khi họ làm chủ tịch luân phiên của hiệp hội Asean, hồi năm ngoái 2012, trên bàn đàm phán với Trung Hoa về biển Đông, và chúng ta đã cố gắng thuyết phục họ đồng ý vào giờ chót trước khi vai trò chủ tịch của Cambodia chấm dứt.

Trong thế gọng kềm của Hoa Kỳ trong chiến lược châu Á Thái Bình Dương đã triển khai trong 3 năm qua ở khu vực, xem như đã gần hoàn tất khi gần đây Bắc Hàn làm Chí phèo để Mỹ mang sức mạnh quân sự đặt ở phía Đông Trung Hoa là Hàn Quốc và Nhật Bản. Phía Nam Trung Hoa là Ấn Độ và Miến Điện. Phía Tây Trung Hoa có A Phú Hãn và đang ve vãn Hồi Quốc Pakistan. Xem như ao làng biển Đông chỉ là chuyện "trong nhà" của anh em Việt Trung môi hở răng lạnh.

Câu chuyện toàn cục và câu chuyện mà hơn nửa năm nay rộn ràng trong nước Việt đã quá rõ, khi chúng ta thêm một hồi cứu về sự kiện Ngoại Giao Bóng Rổ năm 2011 của ông phó tổng thống Mỹ Joe Biden đến Bắc Kinh, và cựu vận động viên bóng rổ Mỹ Denins Rodman đến Bình Nhưỡng để gặp Kim Chính Ân vào đầu năm 2013.

Có phải vì thế mà, hôm 20/5/2013 cuối buổi họp quốc hội đầu tiên của lần thứ 5 khóa XIII, ông trưởng ban biên tập cho cái dự thảo sửa đổi hiến pháp 2013 đã tuyên bố 4 điều cơ bản, mà xem như là hiến pháp sau khi sửa đổi lần thứ 4 cho năm 2013 là hầu như không có gì thay đổi?

Lẽ dĩ nhiên, khi đã vây Trung Hoa - trong đó có cả nước Việt, vì Hoa Kỳ đã dang tay cho Việt Nam nhưng tự Việt Nam chưa muốn do chưa thông - tứ phía, thì ao làng biển Đông và cả 2 nước cùng hệ thống kinh tế chính trị Việt Trung xem như bị cô lập hoàn toàn. Dù Việt Nam đang dùng chiêu bài mà tôi đã viết cách đây gần 3 năm về quan hệ với Trung Hoa, và tranh chấp biển Đông, nhưng lại là một chiêu bài rất vụng về và thất bại hoàn toàn trong chiến lược ngoại giao. Mọi bấu víu vào cái hiệp hội Asean để ngã giá với Trung Hoa xem như phá sản. 

Ao làng biển Đông coi như đã an bài để anh em Việt Trung sắp xếp mà sống. Nhưng liệu có sống an lành không thì là một chuyện rất xa. Xa đến mức khiến chúng ta phải nghĩ đến lịch sử 1.000 năm Bắc thuộc của ông cha. Quả là một con sói cô độc, khi tư duy địa chính trị không được sử dụng cho một nghệ thuật của sự có thể.

Asia Clinic, 19h01' ngày thứ Tư, 22/05/2013

16 nhận xét:

  1. bài viết đầy đủ thông tin về địa chính trị, có lẽ trong nhà mình chưa thông thật. hi vọng sau tháng 9 hp sẽ sửa theo góp ý gần đây, ngài x.men chuyên ghi bàn phút 90 ,
    kinh tài đêm nay đều dồn về chủ tịch fed điều trần về kinh tế mỹ và đặc biệt là qe3 nếu ko ngừng thì gold đêm nay tăng.
    trong nc lại kién nghị vat với vàng , và như thế 10% là dành cho dân mua. ngoài ra cái công ty mua nợ cũng hoạt động tháng này, xem ra phá giá tiềnđồng là khó tránh khỏi trong vài tháng tới
    Trả lời
  2. Thực ra âm mưu trung quốc sâu ác mà đảng cộng sản việt nam có thể biết mà không dám nói vì cùng ý thức hệ.Cái mất là người dân chứ con cái mấy ông lãnh đạo đã có nhà và hộ chiếu nước ngoài,bí lắm là họ chuồn đi, còn dân chết mặc bay.Đảng nói một đường làm một nẻo,Nói thì bài nào cũng vì dân,phục vụ dân,chống tham nhũng,trong sạch đảng,nhưng thực tế thì cán bộ đang tại vị là con chau họ.Nạn chạy chức,chạy quyền,chạy tiền xin việc của con em ra trường có biện pháp gì đâu.
    Trả lời
  3. Trong thế cờ mà đang lúc gặp thế bí thì phải "thí con chốt" thôi. Bằng cách Lấy dân, dùng dân vận để định hướng dân, để dân khỏi nổi loạn thôi. Còn Nếu không dùng dân, làm "chốt thí" thì phải đi theo và làm đúng luật chơi của TQ , bởi dân gian có câu, khi chơi với "ma thì mặc áo giấy", và khi chơi với TQ thì phải để cho TQ, làm gì thì làm thôi. VỆ ta chỉ biết 1 câu là "Nhiệt liệt phản đối", rồi sau đó "nhiệt liệt ủng hộ TQ", có như thế mới đảm bảo ,giử tốt cái ghế lảnh đạn xứ Vệ này.
    Trả lời
  4. Thủ tướng Shinzo Abe TỪ từ chức ĐẾN TÁI ĐẮC CỬ là một HIỆP SĨ ĐẠO HIỆN ĐẠI mà các nhà lãnh đạo Việt Nam nếu muốn vào Thanh Sử thì cần học tập TẤM GƯƠNG Shinzo Abe qua chính sách KINH TẾ "Abenomics", qua quyết tâm quyết đoán với TRUNG QUỐC ............




    Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ Việt Nam ơi ! !.. ..
    ====================

    Kính dâng các bậc Anh hùng vô danh và hữu danh từng nằm xuống bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa

    Kính tặng vong linh Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và các bậc Tử sĩ Hải quân & biệt hải vô danh và hữu danh quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến quyết bảo vệ Hoàng Sa năm 1974

    Kính tặng vong linh các bậc Liệt sĩ uất hận bị cưỡng bách làm Bia sống tập bắn của bọn bành trướng Bắc Kinh năm 1988 


    Máu lệ của đàn con Chiến binh

    Con lau khô bằng mái tóc Mẹ bạc Chân tình

    Đảo Mẹ Hoàng Sa chiều tàn hải chiến

    Phất cao Cờ Vàng Tổ Quốc quang vinh

    Ước gì có Mẹ như trời trăng soi sáng

    Trận chiến chiều hôm súng đạn xuyên mình

    Dòng máu đỏ lưu lại như Dòng sữa trắng

    Bãi biển hoàng hôn Giấc mộng Ngư kình



    Rốn nhớ nhau xưa gắn nuôi con trong bụng Mẹ

    Tình Mẹ bao dung bao la như Biển Thái Bình

    Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ Việt Nam ơi dấu yêu thương kính ! !.. ..

    Phút vĩnh biệt con xin hứa tiếp tục hành trình

    Đứa đi vào Lòng Đất Mẹ đứa tan vào Lòng Biển Mẹ

    Giữ từng gốc cây ngọn cỏ – giữ từng đảo nổi đảo chìm

    Cho Quê Mẹ thanh bình tự do yên ấm

    Con hóa thành chim Câu chim Biển Hòa bình

    Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ ơi ! !.. ..

    Mẹ Việt Nam ơi dấu yêu thương kính ! !.. ..

    Tiếng Mẹ như Dưỡng khí nuôi đôi buồng phổi mình

    Trên khuôn mặt bao Người lính Việt Nam tử trận

    Ẩn hiện vết tích ngày ấy Mẹ khai nở khai sinh

    Ngay khoảnh khắc sau con phục sinh đội Trời đứng dậy

    Mẹ lại cho con Nguồn cảm hứng hồi sinh

    Con lại tái sinh khỏi tầm ống nhòm súng thù nhắm

    Để bảo vệ Quê Mẹ – Đảo Mẹ như một Việt Nam Chiến binh .. ..

    *



    Máu lệ của đàn con Chiến binh

    Con lau khô bằng mái tóc Mẹ bạc Chân tình

    Đảo Mẹ Trường Sa chiều hải chiến

    Cờ Đỏ giặc trong phản kéo xuống thấp quang vinh

    Ước gì có Mẹ trời trăng soi sáng

    Trận chiến chiều hôm oan nghiệt đạn xuyên mình

    Chúng con được lệnh thượng cấp cấm bắn

    Vào thẳng mặt kẻ thù truyền kiếp vạn năm

    Dòng máu đỏ lưu lại như Dòng sữa trắng

    Hòa tan vào Gạc Na vỡ uất hận mộng Ngư kình

    Rốn nhớ nhau xưa gắn nuôi con trong bụng Mẹ

    Tình Mẹ bao dung bao la như Biển Thái Bình

    Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ Việt Nam ơi dấu yêu thương kính ! !.. ..

    Phút vĩnh biệt con xin tiếp tục hành trình

    Đứa đi vào Lòng Đất Mẹ đứa tan vào Lòng Biển Mẹ

    Giữ từng gốc cây ngọn cỏ từng đảo nổi đảo chìm

    Cho Quê Mẹ thanh bình tự do yên ấm

    Con hóa thành chim Câu chim Biển Hòa bình

    Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ ơi ! !.. .. Mẹ ơi ! !.. ..

    Mẹ Việt Nam ơi dấu yêu thương kính ! !.. ..

    Tiếng Mẹ như Dưỡng khí nuôi đôi buồng phổi mình

    Trên khuôn mặt bao Người lính Việt Nam tử trận

    Ẩn hiện vết tích ngày ấy Mẹ khai nở khai sinh

    Ngay khoảnh khắc sau con phục sinh đội Trời đứng dậy

    Mẹ lại cho con Nguồn cảm hứng hồi sinh

    Con lại tái sinh khỏi tầm ống nhòm súng thù nhắm

    Để bảo vệ Quê Mẹ – Đảo Mẹ như một Việt Nam Chiến binh .. ..

    Con lại tái sinh khỏi tầm súng thù nhắm bắn

    Để bảo vệ Biển Đông Biển Mẹ như một Việt Nam Chiến binh .. ..

    TRIỆU LƯƠNG DÂN
    Trả lời
  5. Bác sỹ Hồ Hải có một sở thích giống JC là bàn chuyện kinh tế chính trị, tuy nhiên cách nhìn và cách đánh giá nó lại hoàn toàn khác nhau.

    Trung Quốc là nơi cho phương Tây đặt hàng sản xuất, hàng sản xong thì phải tỏa đi tiêu thụ, và phần lớn những hàng này là hàng không dành cho người bản địa sử dụng, nhà nước Trung Quốc đánh thuế cao hơn hàng made by chinese. Người Trung Quốc cũng không có thói quen khoe của bằng những mặt hàng made in China, và vì vậy nhu cầu về hàng ngoại rất lớn từ xe hơi cho đến sữa bột cho trẻ con. Eo biển Malacca là cổ họng cho Trung Quốc ăn tiền ngoại tệ từ Châu Âu. Ngay từ thời nhà Thanh, Malacca đã trở thành con đường huyết Mạch cho Trà Trung Quốc đổ Bộ vào Vương Quốc Anh và lưu thông ra toàn cầu cho đến ngày nay. Trung Quốc không có nhu cầu về năng lượng nhiều bằng nhu cầu về việc thống lĩnh thị trường tại nước ngoài. Họ tự xây được nhà máy điện hạt nhân (trong khi dân Việt đả đảo người Trung chối chết nhưng trí tuệ người Việt vẫn chưa đủ để tự xây nhà máy điện hạt nhân). Dân Trung Quốc cũng không phải là dân đi làm bằng xe hơi. Máy bay của Trung Quốc không phải là loại phương tiện cho 1,3 tỉ người đi làm hàng ngày. Vậy thì Bác sỹ Hồ Hải lấy lý do vì Trung Quốc khát năng lượng là khát cái gì?

    Người Trung Quốc quá đông. Nếu một vài người thất nghiệp thì đó là vấn đề của người đó. Nhưng nếu cả 200 triệu người, 1/6 dân số Trung Quốc thất nghiệp, bằng 2/3 dân số toàn Châu Âu Cộng lại, thì đó lại là vấn đề của nhà nước. Vì vậy nhà nước Trung Quốc phải nghĩ ra việc cho cái 200 triệu người thất nghiệp kia, làm cái gì đó để họ không làm loạn. Xuất khẩu lao động ra nước ngoài, dùng người Trung Quốc đem Văn hoá Trung Quốc ra nước ngoài, cho nước ngoài tiền để mình trở thành chủ nợ, theo thời gian sẽ biến kẻ được cho tiền cho của cho nhân công kia thành kẻ sống phụ thuộc vào "cái nôi Trung Quốc", đến lúc đó Trung Quốc hắt hơi một cái, cả lũ ăn bám cũng sẽ chết sợ hàng loạt. Vì vậy nhà nước Trung Quốc in được tiền nhân dân tệ, đổ cái Đống giấy đấy ra nước ngoài theo cách gọi Mỹ miều là đầu tư nước ngoài, để số tiền đó quay ngược trở lại nước Trung Quốc và kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước, sản xuất hàng hoá như thức ăn quần áo giày dép, hàng thủ công, ... Bài làm kinh tế này, Trung Quốc học từ Nhật vói quỹ ODA của họ, nhưng giống như chính quyền Việt Nam, chính quyền Trung Quốc copy cách làm kinh tế của tư bản về mặt hình thức nhưng lại khác nhau về mặt bản chất. Người Nhật họ nuôi sống đủ dân họ rồi mới tìm cách làm giàu hơn, bằng cách xuất khẩu Văn Minh ra nước ngoài qua những quy định kiểm định chất lượng. Người Trung Quốc chưa đủ nuôi sống dân trong nước, dân cùng chủng loại còn đầu độc nhau bằng chất bảo quản, thì làm sao có đủ độ tín nhiệm để đi làm chủ nợ của kẻ khác. Chính quyền Trung Quốc muốn tiền đẻ ra tiền như cách làm kinh tế của tư bản, nhưng họ không tự học được làm sao để giữ được tín nhiệm. Chính phủ Trung Quốc hy sinh sức khỏe, môi trường, con người Trung Quốc để chứng minh cho thế giới về sức mạnh Trung Hoa, nhưng họ dường như chưa tính được đến chuyện nếu người phương Tây không đặt hàng cho người Trung Quốc sản xuất những gì họ thiết kế, thì không biết kinh tế Trung Quốc sẽ sống bằng cái gì. Sáng tạo không phải là thế mạnh của người Trung Quốc để Trung Quốc tự nhận mình đủ khả năng làm đế Quốc.
    Trả lời

    Trả lời




    1. Khi chiến tranh xảy ra, yếu tố quyết định thắng thua là năng lượng chứ không phải hàng hóa. Trong chiến tranh thế giới II sở dĩ Đức Nhật thua là do Mỹ và đồng minh cắt đường viện trợ dầu và than đá trên biển. Từ đó mới có chuyện đầu hàng. Còn chuyện buôn bán hằng ngày thì chẳng ai cấm được ai trên biển theo luật pháp quốc tế JC ơi. 
    2. Về chuyện vì sao Hitler thua thì JC tuổi trẻ không có thời gian đọc hết thư viện nhưng theo thiển ý cá nhân thì Hitler và hội Nhật thua vì kỹ thuật không phát triển bằng Mỹ và Nga. Vì Hitler thực hiện chính sách diệt chủng đồng loại để kích thích cho những cái đầu đất hung tợn trong nước lên ngôi để lên làm lãnh đạo, khiến những tinh Hoa ưu Tú thực sự như Albert Einstein phải lưu vong tại Mỹ, mang kiến thức về nguyên tử truyền đạt lại cho người Mỹ, để quân đội Mỹ phát triển và sở hữu được bom nguyên tử. Nga là dân tộc đầu tiên phát triển máy bay tiêm kích trong khi Hitler chỉ làm chủ được biển và đất bằng Tàu ngầm và xe tăng. Trong chiến tranh ai làm chủ được bầu trời và phòng vệ được tấn công từ đất và biển thì kẻ đó thắng. Chính người Đức cũng thừa nhận trên Đài truyền hình Quốc gia mỗi đợt kỷ niệm ngày tàn của phát xít rằng, nhờ Mỹ ném bom nguyên tử tại Nhật chứ ko phải tại Berlin nên Nhật đầu hàng trước Đức, nếu không thì Đức cũng đầu hàng rồi.

      Trong chiến tranh, công nghệ là yếu tố quyết định thắng thua. Năng lượng chỉ là yếu tố phát động chiến tranh. Nhưng Bác Hải biết đấy, thằng nào phát động chiến tranh thì thằng đấy là thằng ngu, vì phía trả đũa sẽ có cái cớ chính đáng để ghi lại trong lịch sử rằng vì bị xâm lược nên phải đánh trả.

      Hơn nữa, người Trung Quốc Cần năng lượng thì đi thẳng một Mạch vào Nam Mỹ có phải nhanh không. Chính vì thế Trung Quốc hàng thập kỷ qua sang đầu tư tại đây tạo cơ sở chuẩn bị làm đế Quốc. Đó là giấc mơ Trung Hoa. Tuy nhiên người Trung Hoa quên không học lịch sử của chính họ, rằng vì sao nhà Thanh sụp đổ. Người Trung Hoa biết tìm ra thuốc súng để làm pháo Hoa, để vui chơi hưởng thụ, nhưng không đủ sự sáng tạo để làm ra súng phục vụ việc tiêu diệt kẻ khác để giành sự thống trị như người Anh. Tố chất để làm đế Quốc không phải là cố gắng áp đảo về số lượng, mà nâng cao về chất lượng, tìm những thành quả mà kẻ khác chưa tìm được.

      Bác sỹ Hồ Hải cho rằng để chiến thắng trong chiến tranh thì Cần năng lượng ư? Để làm gì khi mà người Trung Quốc làm một cái Tàu sân bay thôi nhưng phải Cần cả chục Tàu hộ tống, hệt như một con bệnh yếu chất đề kháng để nhờ cả chục con người khác để tiêm thuốc.
  6. Việc quyết định có phát triển xung đột thành chiến tranh tại vùng Đông Nam Á hay không không phụ thuộc vào Mỹ, Philippines, singapore, Úc, hay Trung Quốc, Malaysia, Myanmar..., mà phụ thuộc vào Nga, dân tộc Nga mới có đủ vị thế và khả năng để lãnh đạo một cực của chiến tranh. Cách nay hơn nửa thế kỷ, Stalin cũng đi đêm ký kết Hiệp ước với Hitler, nhưng về sau ngoảnh mặt ngay Lập tức để làm đồng Minh với Vưoeng Quốc Anh. Thời kỳ đó là thời kỳ mà dân Anh đã thất vọng về chủ nghĩa Cộng sản, thời kỳ mà cuốn "trại súc vật" của George Orwell bị nhà nước Anh cấm xuất bản, không phải là vì nó ảnh hưởng an Ninh Quốc gia, và vì sợ Liên Minh với Liên Xô bị đổ bể, không thể cùng nhau tiêu diệt được tận gốc chủ nghĩa phát xít của Hitler. Sau khi Hitler sụp thì mới đối địch với nhau thật sự, cuốn sách của Orwell lại xuất bản ngon lành.

    JC nhận thấy Bác sỹ Hồ Hải nhận xét về tình hình chính trị hơi cảm tính do không đi từ bản chất của tin tức sự kiện để đưa ra kết luận. Cũng giống như người Việt Nam, hô hào chống Trung Quốc nhưng khả năng để tồn tại nếu thiếu Trung Quốc là con số không. Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, người Việt Nam đã rất phụ thuộc vào Trung Quốc rồi. Sự phụ thuộc vào kẻ khác là thế mạnh của người Việt. Ví dụ như: chữ viết, xây nhà.... Có cái gì người Việt tự phát Minh ra, tự sáng tạo ra? Để không phụ thuộc vào kẻ khác khi chúng không tiêp tế nữa? Hôm nọ Đài vtv khoái Chí khoe máy bay không người lái made by Vietnamese, khổ nỗi máy bay còn chưa bằng cái đùi người thì "không người lái" ở chỗ nào.
    Trả lời

    Trả lời




    1. Chiến tranh ở biển Đông nếu có xảy ra giữa Nga và Trung Hoa thì làm sao Nga thắng được khi họ phải di chuyển xa hơn và tốn kém hơn hử JC? 
    2. Bác Hồ hải đã từng nghe đến tên lửa hành trình? Vệ tinh điều khiển tên lửa? Laser soi nhiệt? Tất cả những công nghệ đó trợ giúp cho con người ngồi cách nửa vòng trái đất vẫn có thể xác định vị trí của quân đội đối phương, khai hỏa nhắm trứng mục tiêu và tiêu diệt triệt để. Thời đại này mà bác hải còn tính đến cách tiếp cận đối phương bằng mắt, đào hầm để bắn trả face to face như thời 1930 thì thua rồi. Hehe..
    3. Thế JC có hiểu về chiến tranh quy ước không? 
    4. Rất tiếc là không thưa Bác sỹ. Nếu có khái niệm đó ở tiếng Anh thì có lẽ JC cũng đã biết.

      Trùng hợp là hôm qua vừa cmt cho Bác về tên lửa hành trình thì hôm nay báo Việt Nam có bài báo điện tử về tên lửa hành trình, mời Bác đọc thử

      http://dantri.com.vn/the-gioi/tomahawk-su-gia-chien-tranh-kinh-hoang-cua-my-734021.htm

      Thực tế thì Mỹ đâu có muốn thay đổi chế độ Cộng sản của Việt hay Trung đâu. Tư bản Mỹ còn cầu mong cho hai chính quyền này còn tồn tại mãi mãi để tư bản Mỹ kiếm tiền. Không có dân Trung Quốc lao động chân tay, không có nông dân Việt Nam quanh năm ngày tháng leo cây để vắt mủ cao su thì Apple lấy đâu ra IPhone để bán với lợi nhuận 72% chỉ với khâu thiết kế? Ritex lấy đâu ra cao su để làm bao cao su thu lợi nhuận? Xã hội dân chủ Văn Minh không chấp nhận cảnh con người bị bóc lột lao động và con người phải đổi sức khỏe để kiếm miếng cơm đút mồm. Tuy nhiên xã hội độc Tài Đảng trị thì sẽ giải quyết được nhu cầu kiếm tiền đó cho người tư bản. Tư bản chỉ Cần rót vài triệu đô cho giới lãnh đạo, nhưng thu lợi từ giai cấp bần nông công nhân hàng ngàn đô hàng năm. Riêng cái khoản lợi nộp thuế từ các tay tư bản này đã đủ chính quyền Mỹ cười phe phé trước mấy tay làm công tác dân chủ rồi ngồi tù ở Việt Nam. Mặc dầu vậy, tư bản Mỹ cho chính quyền độc Tài kiếm tiền từ xác dân nghèo, nhưng không có nghĩa cho giới lãnh đạo Cộng sản có quyền làm chủ quyền làm chủ cử tư bản. Nếu muốn phá nát đất nước Trung Hoa thì họ đã phá rồi, chẳng Cần mất công đem Tàu bè với người đến vùng Đông Á làm gì. Mục đích đem quân đến để thể hiện quan điểm bằng hành động cho giới lãnh đạo Cộng sản biết họ đang Buôn bán với ai mà thôi. Bác sỹ Hồ Hải đánh giá hơi thấp trình độ kỹ thuật của hội tư bản khi họ tiêu tiền để đóng thuyền và lắp máy bay chỉ để giành quyền kiểm soát vùng biển biển Đông với Trung Quốc. Họ không đánh giá Trung Quốc ngang hàng với họ để coi Trung Quốc là một kẻ địch. Mà họ e ngại rằng với sự vùng lên của lãnh đạo Cộng sản, đám dân đen sẽ không còn làm thuê cho tư bản nữa. Một người da trắng Quất roi vào Mông một nông dân để bắt Anh nông dân nghèo làm thuê cho họ, hẳn sẽ bị các tổ chức nhân quyền gán tội vô đạo Đức, dân chúng ở xứ tư bản sẽ tẩy chay và khiến doanh nghiệp Kiệt quệ. Tuy nhiên một người Việt bản địa Quất roi vào Mông một nông dân Việt, ắt cũng chỉ là thói quan lại bắt nạt dân nghèo. Đấy, cái Triết lý làm đế Quốc của dân tư bản thứ thiệt nó như thế đấy Bác ạ. Chẳng ai muốn chiến tranh đâu, càng chẳng có chú lãnh đạo tư bản nào quan tâm chú Người Buôn Gió ngồi tù hay sang Đức tị nạn. Với trình độ sản xuất Vũ khí hủy diệt, ngay từ 45 Mỹ đã đủ sức diệt tan gần 10 triệu dân Nhật thì vào thời điểm năm 2013 này, biến 1,3 tỉ người Trung thành người nướng thì có khó gì. Nhưng chết hết thì ai làm thuê chân tay cho tư bản đây trời ơi. Hehe
    5. Cmt trên viết thiếu, lẽ ra là "thu lợi hàng ngàn tỉ đô" thì có ý nghĩa hơn.
  7. Bỏ 37 tỷ đồng Việt Nam để làm dân vận kiểu này Nick Vujicic chỉ lối doanh nhân Việt bằng tinh thần Hồ Chí Minh thì tụi Mỹ nó cũng lạy đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam tiêu xây rất xả láng nhỉ?
    Trả lời
  8. Mình cũng từng nghĩ như JC, nhưng sau khi xem những cái này mình lại nghĩ khác:

    1. Vấn đề năng lượng: The prize: The epic quest for oil, money and power. ( Daniel Yergin )
    2. Kinh tế Trung Quốc: ỐC đảo, thiếu đất, thiếu nước, đói ăn, khát dầu của TS. Nguyễn Xuân Nghĩa.
    3. Chiến Tranh: chiến tranh là chiến tranh tổng lực.
    4. Tây, Liên Xô, Trung Quốc: Chính đề Việt Nam.
    Nga: bây giờ Nga đang tính bài tọa sơn quan hổ đấu. Nên đang tính thế để lợi dụng Trung và Mỹ. Nga cũng không đủ vốn về ngoại giao, chính trị, quân sự, kinh tế để làm 1 cực ngang hàng với Mỹ như hồi còn Liên Xô nữa. Chiến tranh là xảy ra ở nước nhỏ thôi, mấy nước BÁ như Trung, Nga, Mỹ tụi nó không đánh nhau đâu.
    Việt Nam: phụ thuộc mà như kiểu của lãnh đạo mình với TQ thì thua. Ở đời không nên phụ thuộc người khác nên đừng xem đó là thế mạnh.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét