ÁC MỘNG KẾ TIẾP CỦA CHÂU ÂU

Ngày đăng: [Friday, November 11, 2011]
Bài viết gốc: Europe’s Next Nightmare

Bài của ông Dani Rodrik, Giáo sư Kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Harvard, là tác giả của Nghịch lý Toàn cầu hóa: Dân chủ và tương lai của nền kinh tế thế giới (The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy).

CAMBRIDGE - Nếu các ảnh hưởng xấu kinh tế của một Hy Lạp đang vỡ nợ toàn diện không đủ để đáng sợ, thì những hậu quả chính trị có thể còn đáng sợ hơn. Một khu vực châu Âu hỗn loạn tan rã sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục được cho dự án hội nhập châu Âu, rường cột chính cho sự ổn định chính trị của châu Âu kể từ Thế chiến II. Nó sẽ làm mất ổn định không chỉ là các nước yếu của liên minh châu Âu đang mắc nợ cao, mà còn mất ổn định đến các quốc gia cầm đầu như Pháp và Đức, các quốc gia mà được xem như là những kiến ​​trúc sư của dự án thành lập liên minh châu Âu.

Kịch bản ác mộng cũng sẽ là một chiến thắng theo kiểu của những năm 1930s của chủ nghĩa cực đoan chính trị. Chủ nghĩa phát xít, Đức quốc xã và chủ nghĩa cộng sản là sản phẩm của một phản ứng dữ dội (backlash) chống lại toàn cầu hóa đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, các nhóm chính khách đang cảm thấy lo lắng bị đe doạ và tước quyền công dân bỡi cách mở rộng các quyền lực thị trường và giới tinh hoa quốc tế của khu vực.

Tự do thương mại và tiêu chuẩn vàng đã đòi hỏi hạ thấp những ưu tiên trong khu vực như cải cách xã hội, xây dựng quốc gia, và chủ quyền (reassertion) văn hóa. Khủng hoảng kinh tế và sự thất bại của hợp tác quốc tế không chỉ làm xói mòn gốc rễ toàn cầu hóa, mà còn làm cho các tầng lớp tinh hoa muốn duy trì trật tự đã tồn tại bao đời nay.

Như đồng nghiệp ở Harvard của tôi, Frieden Jeff đã viết, điều này đã mở đường cho hai dạng khác biệt của chủ nghĩa cực đoan. Khi đối mặt với sự lựa chọn giữa công bằng và hội nhập kinh tế, chính trị gia theo chủ nghĩa cộng sản đã chọn cải cách xã hội triệt để và kinh tế tự cung tự cấp. Còn khi đối mặt với sự lựa chọn giữa chủ quyền quốc gia và toàn cầu hóa, các chính khách theo chủ nghĩa phát xít, Đức quốc xã, và chủ nghĩa dân tộc đã chọn con đường xây dựng quốc gia.

May mắn là ngày nay, chủ nghĩa phát xít, cộng sản, và các dạng khác của chế độ độc tài đã là quá khứ(passé). Nhưng những căng thẳng giống nhau giữa hội nhập kinh tế và chính trị của từng quốc gia trong liên minh châu Âu đã âm ỉ từ lâu. Một Thị trường châu Âu hợp nhất đã được hình thành nhanh hơn nhiều so với sự hợp nhất chính trị của châu Âu đã làm cho sự hội nhập kinh tế đi trước sự hội nhập chính trị.

Kết quả là có sự gia tăng mối quan ngại quanh sự xói mòn của an ninh kinh tế, ổn định xã hội và bản sắc văn hóa không thể xử lý được bằng các luồn tư tưởng chính trị chính thống. Những cấu trúc chính trị quốc gia đã trở thành một rào cản quá nặng nề để có thể trở thành là những phương thuốc có hiệu quả, trong khi các tổ chức của một liên minh châu Âu vẫn còn quá yếu chưa đủ sức để làm cho công dân của nó thực hiện lòng trung thành với những mệnh lệnh mà nó đưa ra.

Phe cực hữu đã hưởng lợi nhiều nhất từ ​​sự thất bại của các nhóm trung dung. Ở Phần Lan, một đảng cực hữu(1) vô danh trước đây là đảng Người Phần Lan Đích Thực (True Finns party) đã biết tận dụng sự oán giận xung quanh kế hoạch giải cứu khu vực châu Âu để chiếm một lượng ghế trong quốc hội đứng vị trí thứ 3 trong cuộc tổng tuyển cử Tháng Tư năm 2011. Tại Hà Lan, Đảng Tự do của thủ lĩnh cực hữu Geert Wilders nắm đủ sức mạnh để chi phối chính trường (kingmaker);nếu không có sự hỗ trợ của đảng này, chính phủ cấp tiến chiếm thiểu số sẽ sụp đổ. Ở Pháp, Mặt trận quốc gia, đứng thứ hai trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2002, đã hồi sinh dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh cực hữu Marine Le Pen(2).

Cũng không phải là phản ứng dữ dội chỉ giới hạn các thành viên khu vực đồng Euro. Ở những nơi khác của Bắc Âu, đảng Dân chủ Thụy Điển, một đảng có nguồn gốc phát xít mới cũng bước vào quốc hội năm ngoái với gần 6% đầu phiếu phổ thông. Tại Anh, một thăm dò gần đây cho thấy hai phần ba thành viên Đảng Bảo thủ Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu(3).

Các phong trào chính trị của cánh cực hữu có truyền thống chống nhập cư một cách duy ý chí. Nhưng, kế hoạch giải cứu Hy Lạp, Ailen, Bồ Đào Nha, và những gói cứu trợ tài chính khác, cùng với những khó khăn của đồng Euro, là những thùng thuốc súng đã được châm mồi lửa (fresh ammunition). Thái độ hoài nghi của họ đối với đồng Euro chắc chắn sẽ xuất hiện để chứng minh các sự kiện là đúng. Gần đây, khi Marine Le Pen được hỏi nếu là bà thì bà ấy có sẽ đơn phương rút khỏi đồng euro không, trả lời một cách tự tin: "Khi tôi là tổng thống, chỉ trong một vài tháng, khu vực đồng tiền chung châu Âu có lẽ sẽ không tồn tại".

Giống như trong những năm 1930s, hợp tác quốc tế thất bại đã làm tồi tệ thêm cho những chính khách trung dung không có khả năng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu văn hoá, xã hội và những thành phần kinh tế nội địa. Dự án liên minh châu Âu và khu vực đồng Euro đã làm lại các điều khoản trong biên bản chính thức từ nghị viện châu Âu một mức độ nào đó đối với các nước đang sụp đổ kinh tế thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, nó làm cho các tầng lớp lãnh đạo các nước này sẽ phải nhận một tai hoạ thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Các chính trị gia ôn hòa của châu Âu đã cam kết một chiến lược "nhiều thành viên cho một liên minh châu Âu" đã quá vội để giảm bớt những lo âu cho khu vực này, nhưng họ đã không đủ nhanh chóng để tạo ra một cộng đồng chính trị không có thành kiến ở Châu Âu. Họ đã bị mắc kẹt quá lâu để có thể tìm ra một giải pháp trung gian cho tình trạng không ổn định và bị bao vây bởi căng thẳng. Bằng cách giữ một tầm nhìn châu Âu mà nó đã được chứng minh không tồn tại, giới lãnh đạo ôn hòa của châu Âu đang gây nguy hiểm cho các ý tưởng của một châu Âu thống nhất.

Về kinh tế, sự lựa chọn xấu nhất là đảm bảo rằng các quốc gia chắc chắn vỡ nợcác quốc gia này tách khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu, nó nên được thực hiện bằng cách có phối hợp và có trật tự nhất có thể. Cũng vậy, về chính trị, một kiểm tra thực tế tương tự là cần thiết. Cái mà cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏi một sự thay đổi quan điểm dứt khoát là từ chối những nghĩa vụ hỗ trợ tài chính từ bên ngoài giảm thiểu thiên kiến và khát vọng ở bên trong khu vực. Nói một cách chính xác là, các nền kinh tế lành mạnh trong khu vực là người bảo lãnh tốt nhất cho một nền kinh tế thế giới mở, các nền chính trị lành mạnh trong khu vực là người bảo lãnh tốt nhất cho một trật tự quốc tế ổn định.

Thách thức này là để phát triển một câu chuyện chính trị mới, mà ở đó tập trung cho những lợi ích quốc gia và các giá trị mà không đặt nặng chủ nghĩa dân tộc cực đoan (nativism) và bài ngoại. Nếu giới lãnh đạo ôn hòa không chứng tỏ bản thân với nhiệm vụ khó khăn này, các phái cực hữu sẽ sẵn sàng lấp chỗ trống, lúc đó không có chỗ cho sự ôn hoà.

Đó là lý do tại sao Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou sắp từ chức đã có ý tưởng phù hợp bằng lời tuyên bố hủy bỏ một cuộc trưng cầu dân ý. Từ chức là một nỗ lực muộn màng để nhận ra tính ưu việt của chính trị bên trong khu vực, ngay cả khi các nhà đầu tư nhìn vào sự việc, họ cũng dùng những lời của một biên tập viên tờ Financial Times thường viết - như "chơi với lửa". Trưng cầu dân ý chỉ đơn giản là trì hoãn ngày phán xét và làm tăng chi phí cuối cùng phải nộp của lãnh đạo mới của Hy Lạp.

Ngày nay, câu hỏi không còn cho dù chính trị sẽ thiên về chủ nghĩa dân túy hơn chủ nghĩa quốc tế, thì liệu hậu quả của sự thay đổi đó có thể quản lý được không mà không có diễn biến xấu đi. Trong chính trị cũng như trong kinh tế của Châu Âu, có vẻ như có không có lựa chọn tốt – mà chỉ có những lựa chọn ít xấu hơn.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Các phái chính trị tả và hữu khuynh:  Tả khuynh chỉ các đảng phái chính trị có tư tưởng cấp tiến, đổi mới và dân chủ. Phái hữu khuynh chỉ các đảng phái chính trị có tư tưởng bảo thủ và thụt lùi, ngược lại với tả khuynh. Nhưng nó cũng có ý nghĩa tương đối, vì ngay cả trong phái tả khuynh và hữu khuynh cũng được chia làm 3 nhóm: cực đoan, trung dung và cấp tiến.

Về nguồn gốc của các từ tả khuynh và hữu khuynh, các nhà sử học cho rằng nó ra đời từ cuộc cách mạng Pháp, năm 1789. Trong nghị viện định chế Hiến pháp của nước Pháp lúc đó bao gồm 3 tầng lớp tinh hoa: tầng lớp thứ nhất là các giáo sĩ, tầng lớp thứ hai là những nghị viện quý tộc, là 2 tầng lớp muốn giữ quyền lợi của mình đang nắm quyền cai trị. Tầng lớp thứ ba là những nghị viện công nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị luôn muốn đổi đời mình.

Vào tháng 9/1789, trong một cuộc họp của các ông/bà nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay gắt giữa tầng lớp thứ nhất, thứ hai với tầng lớp thứ ba. Trong cuộc họp đó, tầng lớp thứ nhất và thứ hai ngồi bên phải nghị viện. Trong khi đó tầng lớp thứ ba thì ngồi bên trái của nghị viện. Từ hiện tượng vô tình này, đã ra đời cặp từ nói trên để chỉ khái niệm chính trị của những nhóm người theo tư tưởng cấp tiến hay bảo thủ.

Từ đó đường lối hữu khuynh là thoả hiệp với giai cấp tư sản trong phong trào công nhân, chủ trương cải lương, hạ thấp và thủ tiêu đấu tranh, đối lập với chủ nghĩa Marx-Lenin. Và tả khuynh theo chủ nghĩa Marx-Lenin với tôn chỉ hạnh phúc là đấu tranh. Họ đẻ ra đấu tranh giai cấp, có xu hướng, chủ trương hành động quá mạnh bằng đình công lật đổ giới chủ, bằng bạo lực để cướp lấy chính quyền để thay đổi theo ý chí của họ.

Và ngày nay, trong xã hội tư bản vẫn tồn tại 2 phái tả hữu và họ cũng thực hiện cách ngồi trong hội nghị viện như đã trình bày ở trên. Song mỗi cánh tả hữu vẫn tồn tại 3 loại: cực đoan, trung dung và cấp tiến. Nên ý nghĩa tả khuynh và hữu khuynh chỉ có giá trị thực tế đối với người nắm đầu đảng phái đó thuộc loại nào? Ví dụ như bà Marine Le Pen là cực đoan bảo thủ như gia đình cựu tổng thống Bush trước đây.

2. Marine Le Pen: là một nữ chính trị gia của Pháp. Hiện là chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia, là một thành viên nghị viện châu Âu.

3. Anh và Thuỵ Điển: là những thành viên liên minh châu Âu, nhưng không đồng ý dùng đồng tiền chung châu Âu - đồng Euro - tức không chịu gia nhập kinh tế chung với liên minh châu Âu một cách hoàn toàn. Khác với một số thành viên khác vừa gia nhập thành viên về mặt chính trị và vừa cả kinh tế.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 17h13' ngày thứ Sáu, 11/11/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét