VIỆT NAM NÊN CÓ CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO NÀO TRONG THỜI KỲ MỚI?

Ngày đăng: [Thursday, July 09, 2009]

Mọi người bảo rằng TQ mạnh, nhưng theo tôi, Trung quốc như con gà mắc tóc, chẳng có gì để đáng ngại.

1. Ta nhập máy bay và tàu ngầm từ Nga thì TQ cũng nhập có khác gì ta, chỉ có hỏa tiễn thì TQ chế tạo được hơn ta, nhưng nếu chơi nhau thì không được dùng hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân. Chuyện mua tàu ngầm và máy bay thì anh có tiền, anh mua, nhưng kẻ bán nó có muốn bán hết công nghệ cho anh hay không là chuyện của nó. Nên, giữa TQ và VN thì có thể VN ít tiền, nên mua ít hơn TQ, nhưng để Nga bán cho TQ toàn bộ công nghệ 2 loại này thì Nga chỉ muốn bán hết công nghệ cho VN chứ khg dám bán toàn bộ công nghệ cho TQ được. Vì nếu để TQ mạnh lên thì Nga cũng không thấy thích chút nào, phải khg?

2. Tới giờ này ở Biển Đông cũng chỉ có 1 mình VN và Nga khai thác dầu chứ chưa có nước thứ 2 kể cả TQ cũng chưa khai thác. Như vậy, biển Đông vẫn dưới sự kiểm soát của Nga là chính dù TQ có muốn diểu võ dương oai.

3. Mỹ và Nga đang trên đường đồng thuận qua chuyến thăm của Obama tới điện Kremlin tuần này, như vậy cả Mỹ và Nga đều nhìn thấy TQ là đối thủ nguy hiểm.

4. Thời VN nội chiến 1954-1975, Mỹ đã bỏ đồng minh VNCH để bắt tay với TQ thực hiện chiến lược đánh sụp CNCS và Mỹ đã làm được điều này ở châu Âu. Bây giờ Mỹ bắt tay với Nga mà khg đoái hoài đến TQ là hiểu tương lai của TQ như thế nào rồi. Với Mỹ thì khg bao giờ có 1 người bạn vĩnh hằng. TQ sẽ đứng trên bờ vực thẳm trong vài thập niên tới và nội chiến sẽ xảy ra ở những vùng TQ xâm chiếm là điều không tránh khỏi.

5. Mỹ khg cần biển Đông nữa như VN hòng mong muốn, mà chiến lược thời nay Mỹ chọn eo biển Malacca, nơi nằm giữa Mã Lai và đảo Sumatra, nơi mà tàu thuyền đi qua nhiều nhất thế giới, yết hầu của TQ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc ... Thế thì Mỹ đâu cần Cam Ranh làm gì. Mỹ muốn canh gác biển Đông và Thái Bình Dương thì Mỹ chỉ cần hoặc Singapore hoặc Mã Lai và Phillipines là đủ. Nếu Mỹ nằm ở Mã Lai hoặc Sing, bao nhiêu thuyền bè TQ chở dầu tư Trung Đông đi qua đây, Mỹ muốn thì chỉ cần 1 cú thủy lôi là tiêu tùng. Biển Đông giao cho Nga đối đầu với Trung Quốc thì cuộc đối đầu hồi mã thương ngày xưa trong cuộc chiến VN sẽ trỡ lại. Mỹ tọa sơn quang hổ đấu và như vậy kết quả sẽ là gì cho 2 nước VN và TQ?

6. Nếu TQ mạnh thì TQ đã lấy trọn TS lâu rồi chứ không còn để đến ngày nay đâu. Và Đài Loan đã thuộc về TQ từ lúc Đặng gặp Carter rồi. Vì lúc ấy Cater đã ký 1 thõa thuận với Đặng là: TQ dạy VN 1 bài học và Mỹ để Đài Loan về với Trung Hoa đại lục, nhưng TQ vẫn để Mỹ bán vũ khí cho Đài. Mới đây TQ đòi Mỹ khg được bán vũ khí cho Đài nữa, Mỹ đồng ý rồi. Nhưng TQ vẫn chưa có thể lấy Đài. Từ ngày Mao lập quốc đến nay TQ chỉ có chiếm được HS& 1 phần TS của VN thôi. Chưa đủ sức làm gì với thế giới còn lại. Kỷ này Obama sang gặp Nga là cho thấy Nga Mỹ sẽ hợp lực triệt trừ con hổ giấy TQ. VN nếu có nhà chiến lược đủ tầm sẽ vạch ra con đường đi sáng sủa cho dân tộc. Nếu không, có thể VN sẽ là Bắc Hàn thứ 2 của TQ trong tương lai gần.

7. Lịch sử của VN là lịch sử chống TQ. Thời đại nào khg chống TQ mà thõa hiệp làm chư hầu là thời đại ấy sẽ bị sử ghi lại. Tôi cho rằng chính quyền hiện tại chưa đủ mạnh để chống TQ vì tham nhũng và chưa có người đủ tầm vạch ra chiến lược quốc gia, nếu dẹp được tham nhũng thì tiền sẽ không thiếu để tự lực tự cường và dư sức chống TQ khi có con đường ngọai giao đúng. Mỹ nó đã nói từ khi tướng độc nhãn thị sát chiến trường VN rồi. Nó đi và nó sẽ quay lại, nhưng quay lại với tư thế được mời chứ không phải tư thế bị đánh đuổi. Và điều này đã và đang trỡ thành sự thật.

Chính vì những điều trên đây mà VN nên tự biết mình là ai để có chiến lược đúng đắn hơn là như trước nay. Tương lai của TQ là đen tối khi chiến lược toàn cầu của Mỹ triễn khai khg chỉ có quân sự, chính trị mà còn đánh sập hàng giá rẻ chứa nhiều độc tố của TQ nữa. Tôi cho rằng trong vụ suy thoái kinh tế này đủ để TQ sống cũng dở mà chết cũng khg xong. Mấy hôm nay thấy TQ vận động cho việc sử dụng đồng tiền của mình trong giao dịch là biết trong cuộc suy thoái này họ bị chơi đau như thế nào?

Đăng nhận xét

0 Nhận xét